Ngày nay, những hỏng hóc cần sửa chữa khẩn cấp và phụ tùng thay thế gây tổn thất rất lớn tới ngân sách của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chi phí thời gian chết ngày một tăng do máy móc hư hỏng làm gián đoạn sản xuất. Tình trạng đó làm cho hiệu suất công việc của doanh nghiệp giảm đi đáng kể.
Đứng trước những khó khăn đó, có vẻ các doanh nghiệp vẫn đang lăn tăn nên chọn biện pháp bảo trì nào để tối ưu chi phí. Đừng lo lắng, bài viết này đội ngũ Speedmaint cung cấp 6 tính năng bảo trì phòng ngừa giúp các công ty lựa chọn loại hình bảo trì phù hợp nhất.
Bảo trì phòng ngừa là gì?
Về cơ bản, bảo trì phòng ngừa là một chuỗi các hoạt động bảo trì mà nhân viên bảo trì thực hiện trên máy móc, cơ sở vật chất hoặc các thiết bị tài sản khác để tránh tình trạng máy móc hỏng hóc bất thường cần sửa chữa lớn.
Bảo trì phòng ngừa được thực hiện ở tất cả ngành, lĩnh vực (công nghiệp, thương mại, sản xuất,…) nhằm đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường của tài sản. Hiện nay, đây được coi là loại hình bảo trì tối ưu và tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó, bảo trì phòng ngừa có thể giúp tăng tuổi thọ máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm bài viết: Phương pháp lập và triển khai một kế hoạch bảo trì phòng ngừa hiệu quả?
6 Tính năng bảo trì phòng ngừa năm 2020
Dưới đây là 6 tính năng bảo trì phòng ngừa nổi bật nhất đối với các công ty đang tìm cách tránh các sự cố và bảo trì không có kế hoạch vào năm 2020.
1. Tối ưu chi phí bảo trì
Tùy thuộc vào loại và độ phức tạp của máy móc thiết bị trong công ty mà ngân sách bảo trì được phân bổ khác nhau. Tuy nhiên chi phí bảo trì có thể trở thành một lỗ hổng tài chính trong doanh nghiệp nếu công tác bảo trì không hiệu quả.
Một kế hoạch bảo trì phòng ngừa có thể là phương án tốt nhất giải quyết vấn đề này.
Dưới đây là một số cách tính năng bảo trì phòng ngừa làm giảm chi phí bảo trì:
- Kỹ thuật viên có chuyên môn cùng sự hỗ trợ của CMMS có thể phát hiện ra các điểm trục trặc tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
- Quan sát chi tiết chỉ số máy móc và lên kế hoạch làm mới chúng
- Bảo trì định kỳ thường xuyên giúp tiêu tốn ít nhiên liệu hơn
- Hạn chế thay mới các thiết bị, phụ tùng chi phí lớn
- Một nhóm nhỏ bảo trì có thể đảm bảo hệ thống máy móc hoạt động trơn tru nhờ công tác bảo trì phòng ngừa hiệu quả
- Không cần thuê các chuyên gia kỹ thuật cao cấp để xử lý các trường hợp máy móc hư hỏng nặng
- Hơn nữa,hiện nay các công ty đã có thêm sự hỗ trợ của phần mềm bảo trì phòng ngừa. Hệ thống thông minh này có thể cung cấp danh sách kiểm tra bảo trì thường xuyên và giúp điều phối các hoạt động bảo trì trong công ty khoa học.
2. Phát hiện sớm các triệu chứng trục trặc của máy móc
Một trong những tính năng của bảo trì phòng ngừa là tháo lắp và làm sạch thiết bị máy móc. Công việc này có thể giúp đội ngũ kỹ thuật viên phát hiện một số lỗi khó phát hiện mà chẩn đoán bề mặt sẽ không phát hiện ra.
Do đó, các dây chuyền sản xuất sẽ không bị gián đoạn do máy móc hư hỏng bất thường nhờ việc phát hiện sớm sự trục trặc của máy móc thiết bị.
Dưới đây là một số cách mà tính năng bảo trì phòng ngừa giúp doanh nghiệp phát hiện sớm lỗi hư hỏng máy móc:
- Thực hiện tháo rời các thiết bị, máy móc để lau chùi và bảo dưỡng thường xuyên
- Kiểm tra kỹ lưỡng công suất hoạt động của máy móc
- Thỉnh thoảng thay thế các bộ phận đã xảy ra lỗi nhằm loại bỏ những khuyết tật nghiêm trọng của thiết bị
- Cài đặt phần mềm quản lý bảo trì để thực hiện chẩn đoán tự động và phát hiện lỗi chính xác hơn
- Ngoài ra, một số hệ thống phần mềm quản lý bảo trì tài sản (CMMS) phát triển cơ sở hạ tầng IoT tập trung các báo cáo hiệu suất thiết bị. Đội ngũ kỹ thuật có thể phát hiện ra lỗi trước khi chúng gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
>>> Xem thêm bài viết: Hướng Dẫn Bảo Trì Định Kỳ Và Áp Dụng CMMS Trong Kế Hoạch Bảo Trì
3. Giảm thời gian ngừng sản xuất – thời gian chết
Tất cả các hoạt động bảo trì như: bảo trì phòng ngừa, bảo trì khắc phục, bảo trì dự đoán,… đều khiến dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, bảo trì phòng ngừa là loại hình bảo trì luôn nhanh hơn và ít tiêu tốn tài nguyên hơn các hình thức bảo trì khác.
Điều này là do hầu hết các hệ thống bảo trì phòng ngừa hiện đại trong dây chuyền sản xuất và thiết bị điện đều có cảm biến quản lý hiệu suất làm nổi bật các bộ phận có vấn đề đơn lẻ. Do đó, đội ngũ bảo trì có thể tách rời và xử lý các bộ phận khác nhau mà vẫn đảm bảo được sản xuất thay vì phải tắt hoàn toàn hệ thống.
Một số lợi thế của bảo trì phòng ngừa nhằm giảm thời gian chết bao gồm:
- Hạn chế việc đưa máy móc thay thế vào dây chuyền sản xuất trong quá trình sửa chữa
- Sửa chữa nhanh hơn các bộ phận máy móc được làm mới định kỳ thường xuyên
- Ngăn ngừa thời gian ngừng hoạt động trong tương lai
- Loại bỏ sự cố dây chuyền sản xuất và cản trở hiệu suất công việc
- Cho phép công ty đáp ứng các mục tiêu sản xuất với đầu vào kỹ thuật tối thiểu
Nhìn chung, bảo trì phòng ngừa thường giúp doanh nghiệp thực hiện các công tác bảo trì cơ bản thường xuyên, tối ưu chi phí thay vì các hoạt động bảo trì phức tạp do máy móc hư hỏng nặng nề.
4. Hạn chế bảo trì khẩn cấp – bảo trì khắc phục
Bảo trì khẩn cấp – bảo trì khắc phục là hình thức bảo trì tốn kém và đáng sợ nhất đối với các công ty vận hành thiết bị sản xuất có giá trị cao. Điều này đặc biệt đúng đối với các công ty có nhiều máy móc công nghệ cao như: máy in 3D quy mô lớn, vi điện tử và máy móc công nghệ sinh học.
Tính năng bảo trì phòng ngừa thường xuyên cung cấp cho các công ty một mạng lưới an toàn khỏi những vấn đề này và hạn chế tình trạng lãng phí tài nguyên.
Duy trì bảo trì dự phòng giảm thiểu các trường hợp bảo trì khẩn cấp, bao gồm:
- Hạn chế hoặc không cần mua sắm thiết bị và bộ phận thay thế khẩn cấp
- Hạn chế bảo trì phản ứng trong doanh nghiệp gây tốn kém thời gian, nhân lực và chi phí bảo trì
- Giảm thiểu chuỗi công việc quản lý, sửa chữa và thay thế máy móc do quan sát, theo dõi tình trạng máy móc thường xuyên
- Cải thiện hiệu suất các hệ thống chạy liên tục như thang máy, hệ thống thông gió và hệ thống HVAC
- Cải thiện tuổi thọ và chất lượng thẩm mỹ của hệ thống tài sản
- Ngoài ra, một chương trình bảo trì phòng ngừa toàn diện có thể loại bỏ hoàn toàn các kế hoạch bảo trì khẩn cấp trong doanh nghiệp.
5. Tăng tuổi thọ máy móc thiết bị
Mỗi thiết bị đều có tuổi thọ nhất định, sau đó sẽ cần sửa chữa hoặc thay thế ở các mức độ khác nhau (hệ thống chạy đến hỏng hóc). Các công ty thường mua thiết bị như vậy sau khi cân nhắc xem nó sẽ chạy trong bao lâu và sản lượng sản xuất tương ứng. Mặc dù họ đã cân nhắc trước chi phí sửa chữa hoặc thay thế, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng chúng nếu thực hiện tốt các biện pháp bảo trì kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Đó chính là một trong những tính năng bảo trì phòng ngừa có thể thực hiện.
Dưới đây là một số cách bảo trì phòng ngừa kéo dài thời gian hoạt động của máy móc:
- Giúp phát hiện và xử lý ngay cả những lỗi nhỏ nhất
- Cho phép kỹ thuật viên đánh giá khả năng thực hiện điều chỉnh hoặc sửa chữa để cải thiện công suất hoạt động của máy móc
- Tăng hiệu suất hoạt động của máy móc
- Cho phép các nhà quản lý bảo trì tính toán khấu hao tài sản để đưa ra các quyết định mua sắm thiết bị trong tương lai
- Ngoài ra, bảo trì phòng ngừa cung cấp một bức tranh rõ ràng về thời gian chạy của một thiết bị nhất định và những quy trình bảo trì đã thực hiện trong thời gian sử dụng
6. Giảm chi phí sản phẩm lỗi/ phế liệu
Sản phẩm đầu ra bị lỗi, chưa hoàn thiện, nhiều phế liệu và tiêu hao nguyên vật liệu quá mức là kết quả của máy móc bị lỗi.
Thực tế, máy móc hoạt động kém không chỉ tiêu thụ nhiều điện năng và các chất (dầu mỡ, vv), mà còn làm chậm quá trình sản xuất, đôi khi phải ngừng sản xuất.
Tính năng bảo trì phòng ngừa không chỉ đảm bảo rằng không có máy nào chạy với hiệu suất thấp hơn mức tối ưu mà còn bảo vệ uy tín thương hiệu bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm xấu không bị rơi qua các vết nứt sản xuất.
Dưới đây là cách bảo trì phòng ngừa giảm số lượng sản phẩm lỗi/ phế liệu:
- Bảo trì thường xuyên đảm bảo hoạt động của tài sản theo thông số kỹ thuật ban đầu
- Theo dõi và sửa chữa trong giai đoạn PM cung cấp thêm cơ hội để phát hiện lỗi
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa cho các bộ phận tinh vi hơn, đây có thể là nguyên nhân lớn hơn gây ra phế liệu
- Phát hiện sớm cho phép các kỹ sư phát triển các thông số sản xuất tốt hơn.
>>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách xây dựng quy trình Bảo dưỡng phòng ngừa hiệu quả
Phần mềm CMMS – “trợ thủ đắc lực” trong chiến lược bảo trì phòng ngừa
Công nghệ đã gần như loại bỏ hoàn toàn danh công tác bảo trì thủ công trong năm 2020.
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề đều sử dụng phần mềm bảo trì tài sản CMMS. Phần mềm CMMS giúp chiến lược bảo trì phòng ngừa của doanh nghiệp trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Bên cạnh đó, phần mềm CMMS còn giúp các doanh nghiệp quản lý KPI công việc bảo trì của nhân viên, giám sát tiến độ bảo trì và đánh giá kết quả công tác bảo trì trong doanh nghiệp.
Có thể thấy, bảo trì phòng ngừa kết hợp với phần mềm CMMS sẽ trở thành xu hướng bảo trì của tất cả doanh nghiệp trong tương lai.
>>> Xem thêm bài viết: Top 7 Trending Giải pháp Quản lý công việc bảo trì 2021
*Nguồn: Limble