Hướng dẫn cách xây dựng quy trình Bảo dưỡng phòng ngừa hiệu quả

Theo kết quả nghiên cứu của Jones Lang LaSalle - Công ty quản lý đầu tư toàn cầu tại Mỹ, gần đây một công ty viễn thông tại Hoa Kỳ đạt lợi tức đầu tư (ROI) 545% nhờ thực hiện hiệu quả công tác bảo dưỡng phòng ngừa.

Mục lục nội dung

Nghiên cứu của JILL cho thấy, các doanh nghiệp phụ thuộc vào bảo trì phản ứng lãng phí hàng trăm nghìn đô la mỗi năm cho chi phí thời gian chết và chi phí khắc phục sự cố máy móc thiết bị.

Tin tốt là doanh nghiệp đã có chiến lược bảo dưỡng phòng ngừa để khắc phục tình trạng lãng phí do bảo trì phản ứng gây ra.

Trước tiên hãy cùng Speedmaint nghiên cứu bản chất của bảo dưỡng phòng ngừa và sự khác biệt của bảo trì phòng ngừa và bảo trì phản ứng.

Hiểu đúng về bảo dưỡng phòng ngừa

Hiểu đúng vê bảo trì phòng ngừa
Hiểu đúng về bảo trì phòng ngừa

Bảo trì phản ứng là phương pháp bảo trì nhằm khắc phục lỗi hư hỏng của thiết bị, máy móc hoặc hệ thống tài sản trở về trạng thái hoạt động bình thường. Về bản chất bảo trì phản ứng tập trung vào việc chuẩn đoán lỗi và sửa chữa lỗi của máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, bảo trì phòng ngừa hay bảo dưỡng phòng ngừa là công việc được thực hiện một cách thường xuyên theo lịch trình nhằm giảm khả năng hư hỏng và ngừng hoạt động của máy móc thiết bị. Về bản chất, bảo trì phòng ngừa là việc làm mới, tái tạo các bộ phận cấu thành trong máy móc hạn chế khả năng máy móc gặp lỗi.

>>> Xem thêm bài viết: Phương Pháp Lập Và Triển Khai Một Kế Hoạch Bảo Trì Phòng Ngừa Hiệu Quả

Làm sao để xây dựng một quy trình bảo dưỡng phòng ngừa hiệu quả tối ưu chi phí và hạn chế khả năng gặp sự cố của máy móc thiết bị?

6 bước xây dựng quy trình bảo dưỡng phòng ngừa – doanh nghiệp cần biết

Bước 1: Xác định mục tiêu bảo trì

Để chiến lược bảo trì phòng ngừa của doanh nghiệp thực sự hữu ích, bước đầu tiên doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu trong chiến lược bảo trì. 

Doanh nghiệp muốn gì từ chiến lược bảo trì?

Để giảm thời gian chết, tăng tuổi thọ của tài sản, giảm chi phí hoặc giảm tỷ lệ gián đoạn sản xuất?

Doanh nghiệp cần xác định các nội dung công việc đã làm cho mục tiêu này và thống kê những máy móc thiết bị cần ưu tiên bảo trì.

Trong quá trình xác định mục tiêu bảo trì, hội đồng bảo trì hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Danh sách máy móc, thiết bị quan trọng nhất đối với với doanh nghiệp?
  • Những thiết bị đã được bảo trì thường xuyên?
  • Chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới và yêu cầu hiệu suất cần đáp ứng của máy móc thiết bị?
  • Chi phí sửa chữa và thay thế máy móc?

Từ đó doanh nghiệp có thể xác định hệ thống máy móc nào cần được ưu tiên bảo trì phòng ngừa để tối ưu chi phí, gia tăng hiệu suất.

Bước 2: Thu thập các thông tin bảo trì và thực hiện kiểm kê tài sản

Thu thập thông tin và kiểm kê tài sản trong xưởng sản xuất
Thu thập thông tin và kiểm kê tài sản trong xưởng sản xuất

Để chiến lược bảo trì của doanh nghiệp diễn ra đúng kế hoạch, các thông tin thực tiễn về tài sản, lịch sử bảo trì đóng vai trò hết sức quan trọng.

Doanh nghiệp cần thu thập thông tin bảo trì từ sổ sách, excel hoặc phần mềm CMMS đồng thời thực hiện kiểm kê tài sản trong kho, xưởng sản xuất, văn phòng để xác định kế hoạch bảo trì cụ thể.

Bước 3: Thông báo đến đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện bảo dưỡng phòng ngừa

Kế hoạch bảo trì cần có sự tham gia của đội ngũ bảo trì vì đây là những người hiểu rõ nhất về tình trạng thiết bị trong xưởng sản xuất của doanh nghiệp.

Do đó, nhà quản lý cần thông báo với đội ngũ kỹ thuật viên về mục tiêu bảo trì để đội ngũ kỹ thuật tham gia xác định danh sách công việc cần làm cụ thể cho từng thiết bị máy móc như chuẩn bị công cụ, nhiên liệu, thiết bị thay thế, sắp xếp thời gian thực hiện,…

Bước 4: Lập kế hoạch bảo trì và xác định KPI bảo trì

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, doanh nghiệp đã có danh sách tất cả nhiệm vụ cần làm cho công tác bảo trì tài sản. Việc tiếp theo là xác định các chỉ số KPI bảo trì như thời gian thực hiện, người thực hiện, chi phí thực hiện, định mức nguyên liệu,…cho dự án bảo trì.

Tất cả những việc còn lại là nhập dữ liệu, công việc cụ thể vào phần mềm quản lý bảo trì và giao nhiệm vụ cho nhân viên phụ trách từng máy móc, thiết bị để quá trình theo dõi, quản lý và đánh giá diễn ra dễ dàng hơn.

Bước 5: Triển khai công tác bảo dưỡng phòng ngừa theo lịch trình

Trong công tác triển khai công tác bảo trì, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

  • Đảm bảo các công cụ bảo trì luôn sẵn sàng như: điện, nước, máy móc, thiết bị, nhân viên,…
  • Người quản lý giám sát công tác triển khai bảo trì chặt chẽ
  • Tránh những phát sinh ngoài kế hoạch trong quá trình bảo trì
  •  Đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên và đội ngũ kỹ thuật
  • Đảm bảo xử lý rác thải trong quy trình bảo trì

Bước 6: Đánh giá kết quả chiến lược bảo dưỡng phòng ngừa

Bước cuối cùng của quy trình bảo dưỡng phòng ngừa là đánh giá kết quả chiến lược bảo trì.

Các tiêu chí đánh giá kết quả bảo trì phòng ngừa trong doanh nghiệp:

  • Tình trạng máy móc, thiết bị đã được cải thiện?
  • Năng suất làm việc của máy móc ở thời điểm hiện tại?
  • Thời gian thực hiện bảo trì có đúng kế hoạch
  • Chi phí bảo trì thực tiễn và kế hoạch
  • Mức độ hiệu quả của phương pháp bảo trì
  • Năng lực thực hiện công việc của đội ngũ kỹ thuật

>>> Xem thêm bài viết: Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị thời đại chuyển đổi số 4.0

Những nguyên tắc vàng cần tuân thủ trong quá trình bảo trì phòng ngừa

 Những nguyên tắc vàng cần tuân thủ trong quá trình bảo trì phòng ngừa
Những nguyên tắc vàng cần tuân thủ trong quá trình bảo trì phòng ngừa
  • Tuân thủ KPI theo kế hoạch bảo trì

Các yếu tố đánh giá KPI bảo trì như thời gian, chi phí, chất lượng bảo trì phải đạt yêu cầu đề ra ít nhất 90%. 

  • Tỷ lệ 80/20 cho bảo dưỡng phòng ngừa và bảo trì phản ứng

Doanh nghiệp cần đảm bảo tối thiểu 80% công tác bảo trì dành cho bảo trì phòng ngừa theo lịch trình và chỉ 20% bảo trì phản ứng để đảm bảo quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

  • Quy tắc ký quỹ 10%

Cố gắng hoàn thành tất cả các đơn hàng công việc trước thời hạn, với mức lãi 10%. Đó là nếu doanh nghiệp có một nhiệm vụ phải hoàn thành trong 100 ngày, hãy cố gắng hoàn thành chỉ trong 90 ngày (trước thời hạn 10 ngày).

  • Tích hợp CMMS vào công tác quản lý bảo trì

Phần mềm CMMS mang lại rất nhiều tính năng hữu ích trong công tác quản lý máy móc thiết bị, lên kế hoạch bảo trì, theo dõi tiến độ bảo trì, quản lý đội ngũ kỹ thuật bảo trì,…Do đó doanh nghiệp không nên bỏ lỡ nguồn tài nguyên bao la của phần mềm CMMS.

Trên đây là bài viết hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng một quy trình bảo dưỡng phòng ngừa mà Speedmaint đã biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp về phương pháp bảo trì phòng ngừa máy móc thiết bị.


>>> Xem thêm bài viết: Cách thuyết phục lãnh đạo và nhân viên triển khai chương trình bảo trì phòng ngừa

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com









Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com