Đôi nét về nhà máy Z115
Năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta đã bước vào giai đoạn gay go và quyết liệt nhất. Trong bối cảnh ấy, ngày 16-6-1965, Tổng cục Hậu cần quyết định thành lập Nhà máy MZ431 trực thuộc Cục Quân giới. Nhà máy MZ431 – khi thành lập, Nhà máy Z115 đã kế thừa và phát huy truyền thống sửa chữa, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật của Quân giới Việt Nam bảo đảm cho các lực lượng vũ trang công tác và chiến đấu.
Trải qua 57 năm hình thành và phát triển, từ việc ban đầu chỉ nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa được một số loại vũ khí cơ bản, đến nay ngày máy đã phát triển, nghiên cứu, chế thử được nhiều loại vũ khi có tính năng và uy lực cao, chất lương tốt, tuổi thọ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới. Đồng thời, nhà máy còn đẩy mạnh các sản phẩm kinh tế phục vụ dân sinh, nhất là thuốc nổ công nghiệp.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Với những nỗ lực không ngừng nhà máy vươn lên thuộc nhóm dẫn đầu trong Tổng cục CNQP về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu thập cho người lao động. Năm 2021, doanh thu của nhà máy đạt hơn 1.640 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt hơn 15,5 triệu đồng/ người/ tháng.
Với những thành tích đạt được, nhà máy vinh dự hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đây là tiền đề vững chắc để Nhà máy Z115 có bước phát triển nhanh, mạnh hơn trong những năm tiếp theo.
Z115 quyết tâm bứt phá phát triển trong sản xuất
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nâng cao năng suất, chất lượng của khu vực doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế.
Vì vậy, nhà máy Z115 xác định rõ nhiệm vụ trung tâm là ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ sản xuất quốc phòng; đồng thời tận dùng trình độ công nghệ và năng lực thiết bị để đẩy mạnh trong sản xuất. Với nhận thức quan trọng này, nhà máy Z115 đã kiên trì thực hiệ đồng bộ các nội dùng, quản lý, điều hành sản xuất và đầy tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ, cải tiến kỹ thuật, xây dựng đội ngũ kỹ sư trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thời gian qua, năng suất, chất lượng tại nhà máy được cải thiện đáng kể. Nhà máy đã tích cực đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nhờ đó nhà máy luôn đảm bảo sản xuất hàng quốc phòng nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa cho nền kinh tế quốc dân. Những lợi nhuận từ mặt hàng kinh tế giúp nhà máy tăng cường nguồn lực, đầu tư mua sắm hiện đại hóa trang bị, phương tiện, củng cố nâng cao năng lượng sản xuất quốc phòng.
Hướng tới tự động hóa quá trình sản xuất
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho khoa học – công nghệ và số hóa vẫn còn ít, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp không ít khó khăn, hạn chế do phải vượt qua các rào cản kỹ thuật; chất lượng sản phẩm, hàng hóa không ổn định, năng suất thấp. Đặc biệu, năm 2021, tình hình COVID – 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động, sản xuất tại thị trường phía Nam của Z115.
Tuy nhiên, theo nhận định, việc tự động hóa, cải tiến các trang thiết bị giúp giảm sức lao động, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chấy lượng sản phẩm. Vì vậy, nhà máy đã thực hiện quyết liệt việc chuyển đổi số. Quan điểm của ban lãnh đạo nhà máy Z115 là công đoạn nào tự động được, hiện đại hóa được thì cố gắng làm. Theo đó, nhà máy tập trung nguồn lực, đầu tư nhập khẩu dây chuyền công nghệ hiện đại và chuyển đổi số các quy trình.
Dưới đây là một ví dụ về chuyển đổi số trong quy trình quản lý bảo trì của nhà máy Z115:
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, quy trình quản lý bảo trì, sức khỏe mấy móc, dây chuyền sản xuất của toàn bộ nhà máy đều thực hiện một cách thủ công, truyền thống bằng sổ sách, giấy tờ. Điều này đã khiến nhà máy Z115 khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu, thông tin về thiết bị máy móc và thực hiện công việc, thủ tục giấy tờ chậm trễ do phải mấy nhiều thời gian ký tá, xác nhận của nhiều phòng ban.
Ngoài ra, nhà máy thiếu công cụ hỗ trợ tập hợp các vấn đề, lịch sử, dữ liệu chính xác, đo lường để có cơ sở xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp nhằm giảm thời gian giải quyết sự cố, thời gian dừng máy và chi phí bảo trì xuống mức thấp nhất có thể.
Nhận thấy được tình hình, nhà máy đã quyết định số hóa quy trình quản lý bảo trì thiết bị với phần mềm SpeedMaint CMMS.
Ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì SpeeMaint, nhà máy đã tổ chức lại hoạt động bảo trì, nhừng vật lộn với quy trình thủ công, giấy tờ. Lãnh đạo, quản lý nhà máy đã có thể theo dõi công việc, quản lý bảo trì, lên kế hoạch mà không mất nhiều thời gian chọn lọc các báo cáo ở các phòng ban gửi về. Từ đó công tác quản lý bảo trì trong nhà máy cải thiện rõ rệt, dây chuyền, máy móc giảm thiểu nguy cơ ngừng hoạt động đột ngột.
Từ một đơn vị có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, với việc ứng dụng công nghệ, số hóa quy trình và nỗ lực không nhừng, Nhà máy Z115 đã vươn lên năm trong top các doanh nghiệp hàng đầu của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP)
Từ đó, có thể khẳng định, phần đấu chuyển đổi số, tự động hóa trong sản xuất tạo ra nhiều bước phát triển đột phá cho nhà máy Z115. Minh chứng là doanh thu của nhà máy giai đoạn 2015 – 2021 tăng gần gấp đôi, trong khi chỉ tăng khoảng 80 lao động, Người lao động rất ít phải làm thêm giờ. Thu nhập trung bình của những người lao động tăng từ 8-9 triệu đồng/ tháng lên 14 – 15,5 triệu đồng/ tháng.
>>> Xem thêm:
Cảng HKQT Đà Nẵng hợp tác cùng SpeedMaint CMMS: Quyết tâm số hóa “nâng cánh” hàng không Việt
Kem Tràng Tiền – Số hóa quản lý bảo trì & nâng tầm dấu ấn thương hiệu Thủ đô với giải pháp SpeedMaint CMMS
Puratos Grand-Place Việt Nam – Hành trình “vươn mình” số hóa trong ngành sản xuất Chocolate Việt
Nhà máy Z115 trực thuộc Bộ quốc phòng nâng cao quản lý bảo trì trong thời đại chuyển đổi số
Viễn thông Petrolimex quản lý hệ thống bảo trì hiệu quả hiệu quả với SpeedMaint