Khách hàng
Thủy điện Hủa Na là công trình thủy điện lớn thứ hai trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nhà máy Thủy điện Hủa Na do Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na trực thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư.
Nhà máy thực hiện phát điện lưới điện quốc gia với lượng điện bình quân 717 triệu kWh, đồng thời làm tăng điện lượng và công suất đảm bảo cho công trình Thủy điện Cửa Đạt, phòng chống lũ và cắt lũ cho hạ du và cung cấp nước vụ đông xuân cho các huyện miền Tây tỉnh Thanh Hóa.
Được biết, Nhà máy Thủy điện Hủa Na đi vào hoạt động có nhiều ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng sản lượng điện quốc gia, đảm bảo quốc phòng – an ninh, tạo việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện bố trí lại dân cư, ổn định đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho vùng miền núi cao huyện Quế Phong nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung
Bài toán
Quản lý bảo trì thiết bị máy móc trong nhà máy thủy điện là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến các yếu tố kỹ thuật, chi phí và thời gian, Vì vậy, Thủy điện Hủa Na quản lý bảo trì thiết bị bằng phương pháp thủ công, giấy tờ khiến công việc quản lý bảo trì nhà máy thủy điện phức tạp trở nên khó khăn hơn nữa.
Về quản lý thiết bị, máy móc: Thủy điện Hủa Na quản lý và theo dõi việc nhập/ xuất hàng tồn kho chung với phần mềm kế toán gây ra một số bất cập cho các kỹ thuật viên sửa chữa. Lý do vì phần mềm kế toán là công cụ dành chuyên cho phòng tài chính – kế toán và một số thông tin cần bảo mật nên các kỹ thuật viên sửa chữa không có quyền truy cập. Khi kỹ thuật viên cần kiểm tra số lượng để phục vụ sửa chữa phải qua nhiều phòng ban để cập nhật thông tin là rất mất thời gian và ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình thực hiện bảo trì.
Về quản lý bảo trì thiết bị, máy móc: Nhà máy thủy điện có số lượng lớn các thiết bị cần được bảo trì, từ máy phát điện, tủ điện đến các đường ống và bơm. Quản lý bảo trì tất cả các thiết bị này bằng giấy tờ, excel là một thách thức lớn, đặc biệt là trong trường hợp các thiết bị này cần được bảo trì định kỳ. Vì vậy, lãnh đạo tại Thủy điện Hủa Na nêu rằng mình gặp khó khăn trong việc quản lý vận hành bảo trì để có thể đưa ra kế hoạch và lịch trình bảo trì chính xác, hiệu quả.
Tại Thủy điện Hủa Na, việc giám sát trạng thái thiết bị, thiết bị nào cần sửa chữa, thiết bị nào cần bảo hành bằng phương thức thủ công dẫn đến sai sót, thiếu chính xác, gây ra các vấn đề kỹ thuật và tăng nguy cơ hỏng hóc thiết bị.
Ngoài ra, lãnh đạo Hủa Na gặp khó khăn trong việc không nắm bắt được trong quá trình bảo trì, sửa chữa kỹ thuật đã sử dụng những vật tư gì, đã thay thế những gì, lịch sử sửa chữa hoàn toàn không được ghi lại chi tiết.
Giải pháp
Với mục tiêu Xây dựng Công ty Cổ phần thủy điện Hủa Na thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực sản xuất điện năng. Cùng với quá trình đơn vị tự “chuyên nghiệp hóa”, nâng cao uy tín, sức mạnh cho mình, chuẩn bị cho việc tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong năm 2019 tiến tới thị trường điện hoàn thiện sau năm 2023. Vì vậy, việc cải thiện những khó khăn gặp phải trong quy trình quản lý bảo trì thủy điện là rất cần thiết và cần đẩy mạnh. Ban lãnh đạo của thủy điện Hủa Na quyết định triển khai phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint vào nhà máy thủy điện.
Trong quản lý thiết bị, móc móc: Sử dụng phần mềm SpeedMaint, các kỹ thuật viên đã có thể dễ dàng kiểm tra số lượng, đề xuất xuất/ nhập kho thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc ngay trên phần mềm để phòng kỹ thuật, phân xưởng xét duyệt nhanh chóng mà không mất thời gian thông qua phòng hành chính – kế toán.
Trong quản lý bảo trì thiết bị, máy móc: Với ứng dụng SpeedMaint, ban lãnh đạo và cấp quản lý có thể dễ dàng lập kế hoạch bảo trì dựa trên các thông số như thời gian hoạt động, tuổi thọ và lịch sử bảo trì của thiết bị. Việc sử dụng hệ thông quản lý bảo trì giúp quản lý cos thể quản lý các hoạt động bảo trì một cách chuyên nghiệp, đảm bảo tằng các hoạt động bảo trì được thực hiện đúng lịch trình và đạt được hiệu quả tối đa.
Giờ đây, ban lãnh đạo và cấp quản lý đã có thể giám sát chặt chẽ các thiết bị, xác định được thiết bị nào cần sửa chữa, cần bảo hành thông qua phần mềm và có thể giao việc trực tiếp ngay trên hệ thống phần mềm cho các kỹ thuật viên nhanh chóng nắm bắt và thực hiện.
Kỹ thuật viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo trì đều có thể dễ dàng điền bảng báo cáo có sẵn trên phần mềm về việc đã sử dụng những vật tư nào, kết quả thực hiện,… Điều này giúp ban quản lý nắm bắt được kỹ thuật viên đã sử dụng vật tư gì trong thiết bị đã phù hợp và quản lý tồn kho tốt hơn.
Kết quả đạt được
Sau một thời gian dài sử dụng phần mềm, Thủy điện Hủa Na đã tối ưu hóa các quy trình bảo trì, giảm thời gian dừng máy và tăng hiệu quả hoạt động:
- Công tác quản lý thông tin về thiết bị và quy trình bảo trì được khoa học hơn, giúp đưa ra quyết định đúng đắn và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy thủy điện.
- Giúp nhà máy thủy điện điều phối công việc giữa các nhân viên bảo trì, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công tác bảo trì.
- Ban quản lý có thể phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định và kế hoạch bảo trì phù hợp với tình trạng thực tế của các thiết bị.
- Phần mềm giúp quản lý và theo dõi bảo trì các thiết bị một cách bền vững và hiệu quả, nhằm giúp nhà máy đạt được sự ổn định và phát triển lâu dài.
- Nâng cao độ tin cậy của thiết bị, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và giảm thiểu thời gian ngừng máy
Ban lãnh đạo Hủa Na đã đánh giá tích cực cho phần mềm quản lý bảo trì thiết bị SpeedMaint và tin rằng hai bên sẽ hợp tác thuận lợi, tháo khó những tồn đọng, khó khăn.
Về phía SpeedMaint, chúng tôi vinh dự khi được Thủy điện Hủa Na tin tưởng lựa chọn trở thành nhà đồng hành trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ mang tới những giải pháp tối ứu nhất.
>>> Xem thêm:
Cảng HKQT Đà Nẵng hợp tác cùng SpeedMaint CMMS: Quyết tâm số hóa “nâng cánh” hàng không Việt
Kem Tràng Tiền – Số hóa quản lý bảo trì & nâng tầm dấu ấn thương hiệu Thủ đô với giải pháp SpeedMaint CMMS
Puratos Grand-Place Việt Nam – Hành trình “vươn mình” số hóa trong ngành sản xuất Chocolate Việt
Nhà máy Z115 trực thuộc Bộ quốc phòng nâng cao quản lý bảo trì trong thời đại chuyển đổi số
Viễn thông Petrolimex quản lý hệ thống bảo trì hiệu quả hiệu quả với SpeedMaint