Xây dựng mục tiêu, chiến lược cho hoạt động bảo trì
Mục tiêu cuối cùng của tất cả mọi kế hoạch bảo trì thiết bị đều hướng tới việc duy trì trang thái hoạt động tốt cho hệ thống máy móc với chi phí tối ưu nhất. Nhiệm vụ chính của công tác bảo trì tài sản doanh nghiệp bao gồm:
– Nâng cao độ tin cậy.
– Tối ưu hóa chi phí.
– An toàn và bảo vệ môi trường.
– Thực hiện các trách nhiệm xã hội.
Để đạt được những mục tiêu trên, nhà quản lý phải lựa chọn các phương pháp thực hiện bảo trì đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, việc xác định được mục tiêu bảo trì máy móc thiết bị rõ ràng sẽ khiến cho quy trình hoạt động trở nên trôi chảy và đạt hiệu quả tối đa.
Chọn hình thức hoạt động bảo trì phù hợp cho từng loại thiết bị
Để quy trình bảo trì bảo dưỡng phát huy hiệu quả tốt nhất, trước hết cần lựa chọn được hình thức bảo trì tương xứng với từng loại thiết bị. Đầu tiên, ban quản lý cần phân chia các loại máy móc vào đúng phân khúc của chúng để có thể đưa ra được phương án xử lý phù hợp nhất.
Bộ phận phụ trách chương trình bảo trì máy móc thiết bị cần có những thống kê cụ thể để phân loại máy móc, thiết bị theo các hạng mục phân loại dưới đây kèm theo hình thức bảo trì phù hợp cho từng loại như sau:
Thiết bị sống còn
Đối với dòng thiết bị được coi như đầu não của mọi hệ thống, các máy móc được xếp vào dạng sống còn cần tuân theo nhưng hoạt động bảo trì sau:
- Bảo trì theo tình trạng: theo dõi rung động, nhiệt độ, tiếng ồn, hay chất lượng sản phẩm
- Bảo trì định kỳ: bảo dưỡng, thay thế chi tiết định kỳ.
Thiết bị quan trọng
Đối với dòng thiết bị được đánh giá là quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình sản xuất, vận hành của doanh nghiệp, ta cần tuân theo 2 quy tắc sau trong hoạt động bảo trì:
- Áp dụng phương pháp bảo trì phòng ngừa, nếu có dấu hiệu hư hỏng thì lên kế hoạch sửa chữa.
- Đối với các dạng hư hỏng mà không thể theo dõi giám sát tình trạng, chỉ có thể linh động tiến hành kiểm tra khi có điều kiện ngừng máy hay gọi là bảo trì khắc phục.
Thiết bị phụ trợ
Những thiết bị này được đánh giá không quan trọng cho việc sản xuất, vận hành mô hình máy móc nên bạn có thể lựa chọn hình thức sửa chữa phục hồi hay hư mới sửa. Đặc biệt, đối với thiết bị nếu hư gây tốn kém lớn cho việc sản xuất thì bạn nên đưa vào hạng mục hoạt động bảo trì dự đoán.
Bảo trì lớn toàn nhà máy
Quy trình sửa chữa, bảo trì diện rộng này là thời gian kiểm định, bảo dưỡng sửa chữa tất cả các tồn đọng hư hỏng về máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, hình thức này cần áp dụng khi ngừng nhà máy nhiều ngày, thiết bị máy móc gặp sự cố gây ảnh hướng lớn tới sự hoạt động vận hành chung, nguy cơ cháy nổ cần ngưng máy và sửa chữa kịp thời. Đưa các công cụ và giải pháp hỗ trợ hoạt động bảo dưỡng vào áp dụng:
– Hệ thống quản lý bảo trì nhờ phần mềm quản lý thiết bị.
– Bảo trì năng suất toàn bộ
– Áp dụng 5S trong quản lý bảo trì.
– Công cụ cải tiến Kaizen
– Bảo trì tinh gọn.
Cơ cấu tổ chức tham gia hoạt động bảo trì
Về cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo trì bảo dưỡng, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo cho việc thực thi được tốt với việc lựa chọn nhân sự phù hợp và đẩy đủ. Đa số một quy trình bảo trì hoàn chỉnh cần có hai bộ phận nhân sự với phân chia công việc như sau:
- Bộ phận lập kế hoạch (thuộc Phòng kỹ thuật): đây là các kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm trong các hạng mục: lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định thiết bị, kế hoạch cho sửa chữa toàn nhà máy.
- Bộ phận thực thi: bao gồm các kỹ sư, công nhân sửa chữa bảo dưỡng trực tiếp, với các chuyên môn và kinh nghiệm về các lĩnh vực cơ khí, điện, tự động hóa….
Những nhân sự kể trên sẽ trực tiếp tham gia xây dựng và thực thi quy trình bảo dưỡng – sửa chữa theo các hạng mục phân công và quản lý rõ ràng: các bước triển khai công việc, ai thực hiện, báo cáo kết quả BD, ai thống kê, ai giám sát….
Trên đây là những điều cơ bản bạn cần rà soát đầy đủ trong khi thực hiện hoạt động bảo trì máy móc thiết bị. Đồng thời, để quản lý công việc bảo trì doanh nghiệp tốt hơn, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bảo trì thiết bị hữu dụng hiện nay.