1. Bảo trì trong doanh nghiệp là gì?
Bảo trì (Maintenance) là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điểu chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hay nhiều chi tiết, động cơ cho một thiết bị hay máy móc nào. Công việc bảo trì đảm bảo cho thiết bị và máy móc được “khoẻ mạnh” và hoạt động với năng suất, tốc độ, tải trọng theo đúng dự tính.
WIKIPIDEA
Bảo trì tài sản trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, nếu như chỉ gói gọn khái niệm bảo trì đối với các thiết bị máy móc, nhà xưởng thì chưa hoàn toàn chính xác. Một đơn vị muốn vận hành trơn tru thì hoạt động bảo trì nên được thực hiện một cách toàn diện, trên tất cả các bộ phận có liên quan. Ví dụ các bộ phận có thể kể đến như: nhà xưởng, mặt bằng, máy móc thiết bị hay dây chuyền phục vụ cho sản xuất, các thiết bị phục vụ văn phòng công sở, các khu vực khối văn phòng, nhà vệ sinh, nhà ăn….Tất cả những bộ phận thuộc tài sản doanh nghiệp đều nằm trong đối tượng cần được quản lý và bảo trì thường xuyên.
>>> Xem thêm bài viết: Quản lý bảo trì là gì?
2.Phân loại các đối tượng bảo trì
Công việc quản lý và bảo trì thường phải được mã hoá và phân loại dựa trên từng đặc thù, bao gồm: bảo trì máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại, bảo trì thiết bị điện tử và quang học, bảo trì thiết bị điện, bảo trị phương tiện vận tải, quản lý bảo trì và lắp đặt máy móc cũng như thiết bị công nghiệp, quản lý bảo trì thiết bị dân dụng, bảo trì mặt bằng.
Việc phân loại và mã hoá từng đối tượng nhằm mục đích giúp đội ngũ kỹ thuật viên có thể tập trung vào chuyên môn từng loại bảo trì cũng như có thể cập nhật tình trạng tài sản thiết bị nhanh chóng và chính xác hơn.
Thế nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự chú tâm tới việc phân loại, hệ thống từng thiết bị tài sản. Lý do bởi các phương pháp bảo trì và hệ thống còn thủ công, phức tạp và tốn kém quá nhiều thời gian, chi phí cũng như nhân lực. Trong khi đó hiệu suất làm việc mà doanh nghiệp nhận về lại càng ngày càng kém.
Ấy là chưa kể, các doanh nghiệp lớn có một khối lượng thiết bị tài sản cực kỳ khổng lồ, gia tăng hàng năm. Việc quản lý cũng như bảo trì thiết bị đúng kế hoạch, đúng yêu cầu lại càng khó khăn hơn.
3.Tầm quan trọng của việc bảo trì trong doanh nghiệp
Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam thường hay gặp khó khăn trong công tác hệ thống được tài sản thiết bị cũng như bảo trì và sửa chữa. Mặc dù nhiều lãnh đạo cũng đã đánh giá được tầm quan trọng của công việc này, thế nhưng làm thế nào cho hệ thống, linh hoạt và chính xác thì vẫn là nỗi băn khoăn.
Điểm quan về tầm quan trọng của công tác bảo trì trong doanh nghiệp, có thể kể tới những lợi ích như:
Khôi phục hiện trạng
Việc bảo dưỡng định kỳ hoặc bảo trì theo yêu cầu nhằm mục tiêu khôi phục lại máy móc thiết bị và các tài sản trong doanh nghiệp. Điều này giúp cho sản phẩm hoạt động hiệu quả, tránh gặp tình trạng hỏng hóc.
Tái tạo và tái sản xuất máy móc thiết bị
Các hoạt động bảo trì khiến cho tài sản doanh nghiệp có thể đạt được năng suất cao nhất. Máy móc, thiết bị được vận hành an toàn hơn, giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hoá hiệu suất tài sản của mình.
Đáp ứng yêu cầu bảo trì tài sản của công ty
Các lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp luôn mong muốn sử dụng được tối đa năng lực của không chỉ nhân sự mà còn tài sản, máy móc thiết bị của mình. Chính vì thế, công tác bảo trì tài sản kịp thời hoàn toàn có thể đáp ứng được mong đợi của chủ thiết bị nói riêng, đội ngũ sản xuất nói chung và toàn bộ doanh nghiệp.
Tiết kiệm tối đa chi phí
Nhà quản lý có biết, một đơn vị nghiên cứu tại Mỹ đã đưa ra số liệu cho thấy, cứ 1 USD tiết kiệm nhờ bảo trì tài sản doanh nghiệp sẽ tương đương với gia tăng 25 USD doanh thu của doanh nghiệp dó. Điều đó cũng tức là, cứ 1 USD đầu tư vào công tác bảo trì sẽ tương đương 5 USD doanh nghiệp tiết kiệm được nhờ không phải sửa chữa, gián đoạn công việc hoặc thay thế phụ tùng.
Không chỉ ở nước ngoài, ngay chính các doanh nghiệp Việt Nam cũng là minh chứng cho việc tiết kiệm được hàng tỷ đồng mỗi năm chỉ nhờ việc công tác bảo trì hợp lý và hiệu quả.
Một công ty bao bì nhựa tại TP. HCM giảm được 310 giờ ngừng máy ghép đùn trong một năm và tiết kiệm được hơn 3 tỷ đồng.
Một nhà máy điện tăng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị lên 1%, hiệu quả họ đạt được trong một năm là hơn 10 tỷ đồng.
Giảm thiểu nguy cơ thiệt hại lớn
Báo đưa tin năm 2017, nhờ thường xuyên theo dõi và kiểm tra định kỳ một máy xử lý khí ở Trung Đông, đội ngũ kỹ thuật nhận ra có một rung động ở một roto máy nén. So sánh với hiện tượng trước đây, kỹ thuật kết luận rằng rung động này là do sự mất cân bằng của lớp rôto. Có thể nói, nhờ việc nắm bắt và hiểu rõ tình trạng máy mà các kỹ sữ đã kiểm soát được mức độ nghiêm trọng của sự cố đó, đồng thời đưa ra những phương pháp sửa chữa kịp thời: giảm tải và đặt chế tạo mới. Doanh nghiệp ước tính nếu không phát hiện sớm và chính xác để điều chỉnh sản xuất thì khi máy bị hư hỏng, ngừng sản xuất hoàn toàn sẽ gây thiệt hại ước tính 2 triệu USD mỗi ngày.
>>> Xem thêm bài viết: CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
4.Mục tiêu của công tác bảo trì tài sản trong doanh nghiệp
Nếu như trước đây doanh nghiệp còn đắn đo và đau đầu trong việc làm sao để bảo trì tài sản một cách chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức nhất thì nay, nhờ có phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint, mọi công tác đã trở nên hệ thống và khoa học hơn.
Doanh nghiệp khi áp dụng phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint có thể thực hiện một chương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp, kiểm soát chất lượng, khắc phục vấn đề và toàn diện trong mọi hoạt động.
Hơn thế nữa, phần mềm còn giúp doanh nghiệp đạt được mọi mục tiêu của công tác bảo trì tài sản, cụ thể như:
– Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu.
– Thu nhận dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng.
– Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng.
– Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu
– Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của việc hư hỏng
– Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận.
– Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm giản lược khả năng thiệt hại
– Xác định sự phân bố thời gian vận hành để tính toán tỉ lệ hư hỏng.
– Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các các phương pháp khác đều thất bại.
– Lựa chọn vật liệu tốt hơn và thích hợp hơn.
– Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động của thiết bị.
– Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập những dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết.
– Lưu trữ lại thông tin, lịch sử của việc bảo trì sửa chữa (cực kỳ cần thiết đối với những thiết bị lâu năm)
– Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi
Như vậy, có thể thấy công tác bảo trì tài sản trong doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chi phí và điều động nhân sự. Giờ đây nhờ có phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint, doanh nghiệp đã có thể dễ dàng thực hiện công tác bảo trì nhằm đạt được mục tiêu và tiết kiệm tối đa ngân sách phải bỏ ra.
>>> Xem thêm bài viết: Tầm Quan Trọng Của Việc Bảo Trì Tài Sản Trong Doanh Nghiệp
1 Comment
Bài viết hay , hữu ích cho các kỹ thuật viên bảo trì