Trưởng phòng kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực gì, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất. Bởi các công việc kỹ thuật đòi hỏi tính chính xác và các kỹ năng nghề nghiệp nhất định.
Nhiệm vụ chính của vị trí này chính là quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến kỹ thuật trong doanh nghiệp.
Công việc của trưởng phòng kỹ thuật
Trưởng phòng kỹ thuật trong mỗi doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm chính và đóng vai trò quan trọng của phòng kế hoạch kỹ thuật. Các trưởng phòng có nhiệm vụ lên kế hoạch, điều phối và kiểm soát tất cả các nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
Chìa khóa để thành công tại vị trí chức danh công việc này chính là tính hiệu quả trong toàn bộ hoạt động. Bởi một nhà quản lý cần đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, tiến độ và mức chi phí nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp tham gia vào nhiều loại hình, lĩnh vực sản xuất, khiến mức độ phức tạp của công việc trưởng phòng kỹ thuật ngàng càng tăng lên. Các nhà quản lý kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát nguồn nhân lực/vật lực và đảm bảo rằng dây chuyền sản xuất được duy trì ở trạng thái tốt nhất.
Về cơ bản vị trí trưởng phòng phải quản lý và lãnh đạo nhân sự hoàn thành các nhiệm vụ của phòng kỹ thuật.
Tham khảo:
Lợi Ích Của Bảo Trì Kế Hoạch Trong Ngành Sản Xuất
Duy Trì Hoạt Động Máy Móc Và Bài Toán Chi Phí Khổng Lồ Doanh Nghiệp Sản Xuất
Lợi Ích Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Thiết Bị Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Và Phân Phối
Những công việc chính của trưởng phòng kỹ thuật trong doanh nghiệp
Trong giai đoạn tiền sản xuất
Trưởng phòng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn và thiết kế thiết bị. Bố trí nhà máy cũng như xử lý nguyên liệu và lập kế hoạch sản xuất (bao gồm dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất và đặt hàng nguyên vật liệu)
Trong giai đoạn sản xuất
Trách nhiệm chính của các trưởng phòng bao gồm:
- Kiểm soát sản xuất (trình tự công việc, cập nhật lịch trình thời gian, v.v.)
- Quản lý kho
- Kiểm soát chất lượng
- Giám sát các vấn đề về sức khỏe và an toàn cũng như việc bảo trì và thay thế thiết bị sản xuất
Một phần lớn vai trò của các trưởng phòng, nhà quản lý kỹ thuật là giao tiếp, tương tác với các bộ phận liên quan, đặc biệt là với nhân sự thuộc phòng kỹ thuật. Các trách nhiệm có thể bao gồm:
- Sắp xếp công việc, các vấn đề kỷ luật
- Xác định nhu cầu đào tạo và thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp cho các thành viên trong bộ phận
- Mua bán và xử lý máy móc trong doanh nghiệp
Đối với các công ty, doanh nghiệp có quy mô nhỏ các trưởng phòng thường phải tự mình đưa ra nhiều quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp lớn, trưởng phòng sẽ được giúp đỡ, hỗ trợ bởi các vị trí khác như: chuyên viên kế hoạch, kiểm soát viên, kỹ sư sản xuất và giám sát sản xuất,…
Nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của vị trí trưởng phòng kỹ thuật
Công việc của các trưởng phòng kỹ thuật khá tương đồng với hầu hết các trưởng phòng khác. Tuy nhiên do đặc thù công việc kinh doanh, sản xuất do đó công việc và nhiệm vụ của các trưởng phòng này sẽ có nhiều điểm khác biệt. Trong đó có thể kế đến các nhiệm vụ/trách nhiệm chính như:
Trách nhiệm với nhân viên và chỉ đạo nhóm
- Quản lý nhà máy nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo rằng nhóm hiểu rằng lợi nhuận và thành tích của nhà máy được phản ánh trong tất cả các hoạt động, bao gồm cả quản lý mối quan hệ và rủi ro
- Đạt được các mục tiêu bản thân và của cả nhóm
- Hoạt động nhóm hiệu quả
- Tham gia vào việc đào tạo và phát triển đội ngũ
- Hỗ trợ Giám đốc điều hành theo kế hoạch của tổ chức nhằm đạt được sự hài lòng tối đa của khách hàng.
- Trách nhiệm tổng thể về việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ tuân thủ các quy định pháp luật / luật định liên quan, nhiệm vụ chuyên môn, trách nhiệm và nghĩa vụ và các phụ lục khi có thể áp dụng. Ví dụ: Hướng dẫn thực hành tốt nhất, chứng nhận ISO.
- Trưởng phòng kỹ thuật có quyền phân bổ, sắp xếp, đề xuất thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực trong phòng ban, bộ phận, nhóm mà mình quản lý. Có thể chỉ đạo, đề xuất kỷ luật hoặc khen thưởng nhân viên, tiến cử hoặc cho thôi việc nhân viên cấp dưới của mình.
Các trách nhiệm hàng ngày
- Các trưởng phòng kỹ thuật có nhiệm vụ thiết kế, triển khai, chỉ đạo thi công sản phẩm/hàng hóa ở các giai đoạn sản xuất. Tổ chức quản lý, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm và tham gia nghiệm thu, bàn giao sản phẩm.
- Quản lý, chỉ đạo và giám sát hoạt động chung của nhà máy
- Duy trì và cải tiến các cơ chế cho hoạt động sản xuất của nhà máy, bao gồm khảo sát và đo lường các hoạt động, quy trình, kết quả và lợi nhuận.
- Thực hiện phản hồi cho các đơn vị nội bộ thích hợp
- Sử dụng các hệ thống, công cụ thích hợp để quản lý, phân tích các tài liệu và chức năng của nhà máy
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho nhà máy và sản xuất để đạt được mục tiêu
- Lập kế hoạch cho tiến độ của nhà máy, cải tiến sản xuất và tăng trưởng chung
- Báo cáo hàng tháng hoặc theo yêu cầu khác (nội dung và hình thức theo thỏa thuận)
- Hỗ trợ trong việc xây dựng và chuẩn bị nhà máy/ chiến lược và kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp
- Phân chia công việc và ủy quyền chịu trách nhiệm cho nhóm thông qua giám sát, trách nhiệm giải trình và xem xét
- Làm việc với đối tác, tư vấn/giải thích các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư cũng như ban giám đốc
- Sử dụng hợp lý các nguồn lực và kiểm soát chi tiêu để đạt được sự kiểm soát ngân sách
- Tuân thủ tất cả các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp
- Tương tác và hợp tác với tất cả các thành viên của tổ chức, các nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp
- Phân tích công nghệ, nhu cầu thị trường, nhu cầu tài nguyên, lập kế hoạch và đánh giá tính khả thi của dự án
- Báo cáo các công việc liên quan đến kỹ thuật, bộ phận mình quản lý đến cấp trên hoặc ban giám đốc
- Xử lý tốt các rủi ro và sự cố phát sinh, đảm bảo công tác kỹ thuật luôn tuân thủ theo quy tắc an toàn của doanh nghiệp
- Phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm theo dõi, rà soát và kiểm tra số lượng/chất lượng vật tư xuất nhập
SpeedMaint vừa chia sẻ các công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kỹ thuật qua nội dung bài viết trên đây. Để hoàn thành tốt công việc tại vị trí chức danh này, các ứng viên cần có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng mềm nhất định.
Tham khảo thêm:
Làm sao thuyết phục đội ngũ kỹ thuật triển khai phần mềm CMMS
Mô tả công việc của một kỹ sư bảo trì
TOP 2 kỹ năng Quản lý thiết bị nhà lãnh đạo cần biết
Cách thuyết phục lãnh đạo và nhân viên triển khai bảo trì phòng ngừa
10 năng lực cần đánh giá khi tuyển dụng Giám đốc sản xuất