Ưu điểm của việc xây dựng hệ thống bảo trì
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề quản lý bảo trì tài sản.Tuy nhiên, nhà quản lý cần chú ý xây dựng hệ thống giám sát phương án bảo trì bảo dưỡng sao cho hợp lý và phù hợp với đặc thù máy móc, thiết bị của công ty mình. Chính vì thế, xây dựng hệ thống bảo trì trở thành bước tiên quyết tạo nên hiệu quả cho vấn đề bảo trì tổng thể với loạt ưu điểm sau:
– Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu.
– Thời gian kiểm tra chạy rà soát và thời gian làm nóng máy tối ưu.
– Thu nhận dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng.
– Thời gian hay thế bảo trì phòng ngừa tối ưu của bộ phận quan trọng.
– Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng.
– Các nhu cầu phụ tùng tối ưu.
– Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xây dựng Chiến lược bảo trì phổ biến.
– Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm cực tiểu hóa hư hỏng.
– Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận.
– Xác định sự phân bố thời gian thiết bị hư hỏng.
– Xác định sự phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng để tính toán tỉ lệ hư hỏng.
– Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị.
– Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các phương pháp khác đều thất bại, quản lý thiết bị tối ưu nhất.
Tối ưu hoá hệ thống bảo trì của doanh nghiệp với Phiếu Yêu cầu bảo trì và Cảnh báo tồn kho
Hệ thống bảo trì sẽ giúp công việc bảo trì tài sản công ty bạn được diễn ra hiệu quả hơn, nhưng sẽ còn đạt kết quả cao hơn nữa nếu bạn biết cách tối ưu hóa hệ thống đó. Dưới đây là 02 cách tối ưu hệ thống bảo trì bạn nên tham khảo:
Phiếu yêu cầu bảo trì
Mặc dù các phiếu yêu cầu bảo trì nghe có vẻ nặng về hình thức và không hữu ích cho lắm, nhưng thực tế chúng chính là chìa khóa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nếu không có phiếu bảo trì để quản lý các công việc, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng thao tác bảo trì sẽ bị chồng chéo hoặc thiếu sót. Hoặc nếu có nhiều vấn đề xảy ra với số lượng lớn thiết bị, nhân viên kỹ thuật của bạn có thể sửa chữa mọi thứ trong một lần quét sạch thay vì tốn thời gian kiểm đi lại các thiết bị trong nhiều lần.
Mỗi lần kiểm tra bảo trì có thể chỉ mang lại một thay đổi nhỏ, nhưng nếu như gộp lại sau nhiều lần thì nó tạo ra một thay đổi lớn theo thời gian. Số phút dành để đánh dấu các công việc bảo trì đã hoàn thành bị lặp lại không cần thiết sẽ làm tăng thêm hàng trăm giờ lãng phí và căng thẳng mỗi năm trong quy trình quản lý bảo trì. Chính vì thế, phiếu yêu cầu bảo trì sẽ giúp nhân viên kỹ thuật nắm rõ được tình hình công việc mình đang làm và giúp quản lý nắm rõ công việc bảo trì đang diễn ra.
Cảnh báo hàng tồn kho
Một công cụ nhỏ nhưng vô cùng hữu ích khác là cảnh báo hàng tồn kho. Cảnh báo này giúp bạn theo dõi nội dung như: những bộ phận nào được sử dụng thường xuyên nhất, khi nào bạn sử dụng chúng, cách bạn sử dụng chúng và cảnh báo cho bạn khi hàng của bạn trên một trong những bộ phận này bắt đầu cạn kiệt.
Đồng thời, với thời gian theo dõi sâu và tuần hoàn, những cảnh báo này cho phép bạn phỏng đoán tốt hơn trong quy trình bảo trì dự đoán khi có thể đánh giá được về số lượng mỗi phần cần đặt hàng và cung cấp cho bạn các điểm dữ liệu có giá trị về cách doanh nghiệp của bạn sử dụng kho tài sản của bạn. Với thông tin này, bạn có thể tìm ra cách quản lý ngân sách và nguồn cung cấp máy móc thiết bị của mình tốt nhất.
Bên cạnh hai cách tối ưu hệ thống bảo trì trên thì phần mềm quản lý bảo trì thiết bị cũng là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho doanh nghiệp. Phần mềm CMMS có thể giúp quản lý mọi thứ, từ nhiều đơn đặt hàng công việc đến cảnh báo hàng tồn kho cho phép dễ dàng xử lý dữ liệu và theo dõi chi phí tài sản. CMMS là một khoản đầu tư đáng giá sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng trong công tác bảo trì máy móc, thiết bị doanh nghiệp. Để tìm hiểu cách CMMS có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.