Tại sao cần quản lý tài sản, thiết bị?
Tài sản chính là nguồn tạo ra lợi nhuận cho mọi doanh nghiệp. Đặc biệt với hệ thống máy móc thì việc quản lý và bảo trì tài sản cần thực hiện theo đúng kế hoạch. Những ưu điểm nổi bật của công việc quản lý tài sản chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp cân nhắc để thực hiện quản lý thiết bị.
Tìm kiếm cơ hội mới
Thị trường cạnh tranh khốc liệt chính là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể nhận thấy. Chính vì vậy nếu không chủ động tìm kiếm cơ hội thì doanh nghiệp sẽ không có được sự phát triển vượt bậc như mong muốn. Khám phá ra các cơ hội mới với quy trình quản lý bảo trì tài sản là một trong những giải pháp đang được áp dụng rất nhiều. Chiến lược quản lý tốt cũng sẽ tạo nên các cơ hội mới.
Mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp, tăng năng suất sản xuất chính là phương pháp điển hình. Tuy nhiên, bạn không thể bắt đầu tăng sản xuất mà không tính đến các yếu tố đảm bảo về thời gian, tốc độ sản xuất sản phẩm, nhu cầu thị trường và vòng đời sản phẩm. Bằng cách có một chiến lược quản lý rõ ràng, đưa ra chiến lực linh hoạt dành cho sản phẩm mới sẽ đáp ứng các cơ hội mới.
Tối ưu chi phí
Phần mềm quản lý thiết bị CMMS là một trong những lựa chọn tối ưu hiện nay để tiết kiệm chi phí. Việc quản lý tài sản tốt cũng sẽ giúp gia tăng tuổi thọ của thiết bị, máy móc. Sử dụng nguồn nhân lực công ty hợp lý đem đến khả năng sản xuất hiệu quả mà không gây hư hại thiết bị, máy móc.
Giảm chi phí sẽ tạo lên lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho doanh nghiệp. Yếu tố này chắc chắn chính là điều mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn có được.
Quy trình quản lý tài sản thiết bị của doanh nghiệp
Quy trình quản lý máy móc thiết bị vô cùng quan trọng để đảm bảo giá trị tài sản của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển cần có khối lượng tài sản tăng lên theo mỗi ngày. Điều này sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công việc quản lý tài sản. Nếu quá trình này gặp khó khăn sẽ có thể dễ đến tình trạng ngừng sản xuất. Để quản lý thiết bị, máy móc cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình.
Bước 1: Lên kế hoạch quản lý thiết bị cần bổ sung
Đây là bước cơ bản đầu tiên cần thực hiện. Kế hoạch quản lý được lập ra để biết được thực trạng của thiết bị, kế hoạch bảo trì phù hợp, đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của bộ máy. Việc lên kế hoạch quản lý bổ sung thiết bị cũng giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được số lượng tài sản dự tính.
Bước 2: Cập nhật tài sản mới
Sau khi đã hoàn thành đánh giá thực trạng hiện tại, doanh nghiệp sẽ tiến hành bổ sung các thiết bị mới để có thể đảm bảo các công việc tốt nhất. Tuy nhiên, cần chú ý đến biên bản bàn giao thiết bị mới để có thể cập nhật và theo dõi một cách chính xác.
Bước 3: Xuất sử dụng thiết bị
Đối với loại thiết bị, hệ thống máy móc cố định, khi đưa vào sử dụng thì doanh nghiệp cần nhập đầy đủ các thông tin để thực hiện kiểm soát. Việc sử dụng sẽ dẫn đến khấu hao và các thông tin này sẽ đảm bảo việc lên kế hoạch bảo trì phù hợp. Bước này đóng vai trò quan trọng để thực hiện sửa chữa, thu hồi và điều chuyển tài sản về sau này.
Bước 4: Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị
Sau một khoảng thời gian sử dụng, thiết bị chắc chắn sẽ bị hao mòn hoặc hư hỏng. Lúc này cần được thực hiện bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa để đảm không gián đoạn quá trình sản xuất.
Bước 5: Thanh lý thiết bị
Thiết bị, máy móc nếu bị hư hỏng nặng, không còn khả năng phục hồi thì cách duy nhất chính là thanh lý. Đây là phương pháp để doanh nghiệp có thể tạo nên giá trị và thực hiện đầu tư thiết bị mới
Bước 6: Kiểm kê tài sản
Định kỳ hàng năm doanh nghiệp sẽ thực hiện rà soát để kiểm kê tài sản. Nếu không có kế hoạch và quy trình được thực hiện từ trước thì công việc này sẽ rất khó khăn, tốn nhiều công sức. Sử dụng phần mềm CMMS là một trong những phương pháp dễ dàng và có được nguồn dữ liệu chính xác nhất.
Quy trình quản lý tài sản thiết bị cần được thực hiện đúng để đảm bảo các giá trị doanh nghiệp. Quy trình này còn đảm bảo việc bảo trì thiết bị, máy móc được thực hiện đúng kế hoạch giúp công việc không bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến sản xuất.