Quản lý máy móc thiết bị – thực trạng các doanh nghiệp đang gặp phải
Ở bất kỳ mọi doanh nghiệp, từ sản xuất, kỹ thuật tới công sở, văn phòng; máy móc, thiết bị luôn là tư liệu quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu máy móc thiết bị của bạn hoạt động tốt, đồng nghĩa với việc quá trình sản xuất, giao thương sẽ hanh thông, thuận lợi. Ngược lại, nếu máy móc, thiết bị lạc hậu, hỏng hóc sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể.
Bởi khi xem xét nhiều mặt, ngoài chi phí trực tiếp cho quá trình sửa chữa, bảo trì; việc ngừng máy do hư hỏng đột xuất còn gây ra các thiệt hại như:
- Sụt giảm năng suất tạo ra sản phẩm, lượng cung kém hoặc chất lượng đi xuống.
- Giảm doanh thu và lợi nhuận vì gặp vấn đề trì trệ từ sản phẩm
- Tăng hao phí nguyên vật liệu và năng lượng
- Giảm tuổi thọ máy móc thiết bị, tăng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị
- Ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm uy tín đối với khách hàng.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những điểm pháp để đảm bảo quy trình, kế hoạch quản lý thiết bị được xử lý kịp thời.
Quy trình quản lý máy móc thiết bị đạt chuẩn
Để thực hiện tốt các bước quản lý, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng chuẩn, doanh nghiệp cần nắm vững hai vấn đề lớn sau đây trong quy trình:
Tổ chức quy trình quản lý máy móc thiết bị
Trước hết, các nhà quản lý cần xây dựng nên một quy trình tổ chức quản lý trang thiết bị phù hợp với công ty mình và đảm bảo được lợi ích tối ưu trong vận hành:
Quản lý quá trình hình thành trang thiết bị
Trang thiết bị được quản lý theo quy chế do doanh nghiệp xây dựng dựa trên nhu cầu, lợi ích và đặc thù kinh doanh ngành nghề. Ngoài ra, hàng năm doanh nghiệp luôn có một phần kinh phí để mua sắm bổ sung các trang thiết bị hỏng hóc cần thay đổi, hoặc chi phí bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị bị hư hại nhưng vẫn khắc phục được.
Quản lý quá trình khai thác sử dụng, bảo quản rằng thiết bị
Khi giao các thiết bị tới phòng ban, cá nhân, người quản lý cần nắm vững những thông tin về thiết bị như:
- Nắm rõ thông tin về đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp
- Xây dựng và ban hành nội quy, quy chế rõ ràng khi sử dụng máy móc, thiết bị.
- Tổ chức kiểm kê đột xuất và định kỳ đối với trang thiết bị trong cơ quan
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, máy móc.
- Có biện pháp kịp thời xử lý các trường hợp rủi ro xảy ra.
Kết thúc quá trình sử dụng trang thiết bị
Cá nhân nghỉ việc cần bàn giao máy móc, thiết bị rõ ràng theo quy trình, giấy tờ đầy đủ.
Trang thiết bị hết kỳ sử dụng sẽ được thanh lý theo đúng quy định của doanh nghiệp.
Tổ chức sử dụng trang thiết bị
Đặc biệt, không chỉ quan tâm mỗi công tác quản lý, mà doanh nghiệp cũng nên dành nguồn lực để đào tạo nhân viên sử dụng trang thiết bị hiệu quả:
- Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, kỹ thuật cho người sử dụng trang thiết bị văn phòng.
- Xây dựng kế hoạch bảo quản, sử dụng máy móc thiết bị trong mọi phòng ban.
- Giám sát, đánh giá việc sử dụng trang thiết bị của đơn vị, cá nhân
- Thực hiện chế độ khấu hao trang thiết bị vật tư theo chuẩn quy định.
- Tổ chức sử dụng theo chuẩn nội quy đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị
Những điểm tích cực từ việc sử dụng phần mềm quản lý máy móc thiết bị hợp lý, kịp thời
Xu hướng 4.0 đã và đang xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống và quy trình quản lý máy móc thiết bị hiện nay đã được số hóa và nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Công tác quản lý bảo trì tài sản trong lĩnh vực cấp thoát nước thời đại chuyển đổi số 4.0
Thực tế cho thấy, việc sử dụng phần mềm để quản lý máy móc, thiết bị thích hợp đã đem lại lợi nhuận từ nhiều mặt cho doanh nghiệp:
- Đảm bảo cho khả năng cung cấp máy móc, thiết bị kịp thời cho sản xuất,
- Đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được chạy đúng tiến độ.
Theo nghiên cứu và khảo sát, phần mềm số được ứng dụng thành công trong công tác quản lý, kiểm soát máy móc, thiết bị một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng hơn 20% năng suất và doanh thu của doanh nghiệp. Đồng thời, dự tính sẽ gia tăng tuổi thọ thiết bị đáng kể và giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng lên đến 10%.
Hiện nay, sử dụng phần mềm quản lý bảo trì đang trở thành yêu cầu tất yếu trong nhiều doanh nghiệp tổ chức bởi tính thực tiễn cao của chúng trong công tác vận hành. Đây cũng là lúc để doanh nghiệp thay đổi, thích ứng và tiến bộ.