Phương pháp bắt đầu theo dõi vòng đời tài sản
Theo dõi vòng đời tài sản là cách để bạn có thể biết được khi nào cần thực hiện bảo trì bảo dưỡng hay thậm chí là thay thế các thiết bị, máy móc. Việc tạo nên một kế hoạch từ các phần mềm công nghệ sẽ hỗ trợ cho việc thu thập các dữ liệu một cách hiệu quả và chính xác nhất. Từ phần mềm bảo trì tài sản CMMS, các dữ liệu thông tin luôn được đưa ra cụ thể. Từ đó, việc phân tích cũng sẽ dễ dàng hơn, đưa ra phương pháp khắc phục tốt hơn.
Để bắt đầu theo dõi vòng đời các máy móc, thiết bị, doanh nghiệp sẽ chọn các thông tin muốn thực hiện theo dõi. Lúc này quy trình quản lý sử dụng máy móc thiết bị sẽ được bắt đầu. Bạn có thể lựa chọn nhập các thông tin về ngày mua, giá mua, ngày khởi động và ngày hết hạn bảo hành của từng thiết bị, máy móc. Ngoài ra, cũng có thể thêm các thông tin chi tiết khác như cấu tạo, vị trí, máy, trung tâm bảo hành của máy,…
Các công việc tính toán khấu hao, số giờ làm việc tối đa, thời gian thực hiện bảo dưỡng sẽ được CMMS tính toán. Việc quản lý thiết bị sẽ giúp đội ngũ kỹ thuật có thể chủ động với công việc của họ.
Các quá trình bảo trì cũng sẽ được ghi lại trong CMMS để tạo nên lịch sử, tính toán các chi phí bảo trì, hoàn thiện kế hoạch chi tiết hơn nữa. Doanh nghiệp sẽ có thông tin cập nhật nhất về tổng chi phí sở hữu đối với tài sản, tình trạng thiết bị máy móc để đưa ra quyết định phù hợp.
Khi nào nên thực hiện sửa chữa máy móc?
Khi các thiết bị, máy móc hoạt động đạt theo số giờ tối đa thì cần được thực hiện bảo trì, bảo dưỡng. Đây là cách tốt nhất để tránh bị lỗi thiết bị khiến cho các hoạt động sản xuất phải dừng lại. Những lỗi nhỏ từ 1 thiết bị có thể khiến toàn bộ hệ thống máy móc ngừng hoạt động để thực hiện kiểm tra, sửa chữa, thậm chí là thay thế.
Điều này sẽ tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động sản xuất, năng suất doanh nghiệp. Với phần mềm CMMS, doanh nghiệp sẽ có thể lập kế hoạch bảo trì dự đoán. Quy trình này sẽ giám sát tình trạng thực tế của thiết bị một cách chính xác. Từ đó có thể dự đoán khi nào cần tiến hành bảo trì để tránh được sự cố xảy ra trong quá trình làm việc.
Tài sản là những giá trị vô cùng quan trọng doanh nghiệp. Để tối ưu chi phí, doanh nghiệp cần tính toán công suất máy, thời gian làm việc tối đa để nhân viên bảo trì có thể thực hiện công việc tốt nhất. Bảo trì, bảo dưỡng chính là cách tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc thay thế các linh kiện, máy móc.
Vòng đời của tài sản
Mỗi thiết bị máy móc đều có vòng đời để hoạt động theo đúng công năng mà khách hàng mong muốn. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, chắc chắn hệ thống máy móc thiết bị sẽ không đạt được năng suất theo yêu cầu. Để có thể tính toán khối lượng công việc tốt nhất thì doanh nghiệp cần phải dự tính được điều này thông qua quy trình quản lý sử dụng thiết bị.
Giảm sự gián đoạn của máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động là điều mà mỗi doanh nghiệp đều mong muốn làm được. Bảo trì phòng ngừa là phương pháp thực hiện các nhiệm vụ bảo trì một cách hiệu quả nhất về chi phí. Tại các thời điểm nhất định, việc kiểm tra sẽ được tiến hành để giảm xác suất không hoạt động của hệ thống máy móc.
Cách bảo trì này cũng sẽ giúp tăng tuổi thọ của hệ thống máy móc. Vòng đời được tăng lên sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc cần có. Các doanh nghiệp sẽ luôn tận dụng được tối đa giá trị từ tài sản của họ.
Quy trình quản lý sử dụng máy móc thiết bị hiện nay đã được xem là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của mỗi doanh nghiệp. Phương pháp này giúp doanh nghiệp ước tính được chi phí cũng như năng suất và năng suất tăng thêm của hệ thống máy móc. Từ đó có thể tạo nên kế hoạch sản xuất hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.