MPS Là Gì? Hướng Dẫn Lên Lịch Trình Sản Xuất Chính Xác Nhất

MPS (Lịch trình sản xuất) là một thành phần thiết yếu để vận hành hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cung ứng đúng nhu cầu. Hãy cùng SpeedMaint tìm hiểu về MPS trong sản xuất.

Mục lục nội dung

MPS Là Gì?

MPS là tên viết tắt của Master Production Schedule, được hiểu trong tiếng việt là lịch trình sản xuất tổng thể. MPS dùng để đánh giá việc sản xuất thành phẩm của tổ chức, nêu chi tiết những gì bạn cần sản xuất, số lượng bạn cần sản xuất và khi nào bạn cần sản xuất.

Lịch trình sản xuất không đi sâu vào chi tiết về các hoạt động sản xuất, trình tự, nhân viên được giao nhiệm vụ, v.v. Thay vào đó, nó giống như một hợp đồng giữa bộ phận bán hàng và bộ phận sản xuất nhằm cân bằng cung cầu qua cách xác định số lượng cần thiết để sản xuất trong những khung thời gian cụ thể.

Lịch trình sản xuất tiêu chuẩn là một kế hoạch dài hạn riêng biệt cho từng sản phẩm. Nó được thiết kế với khoảng thời gian từ vài tháng đến vài năm và có một khung thời gian tối thiểu là 1 tuần.

Tìm hiểu MPS là gì?
Tìm hiểu MPS là gì?

Quy Trình Lập Lịch Trình Sản Xuất

MPS chứa mọi thông tin liên quan liên quan đến sản xuất, bao gồm các khung thời gian, chẳng hạn như thời gian thực hiện sản xuất. Dưới đây là tổng quan nhanh về các bước của quy trình lập lịch trình sản xuất tổng thể: 

1. Xác định nhu cầu và lập kế hoạch theo nhu cầu.

2. Xác định nguyên vật liệu cần thiết và khởi động chuỗi cung ứng với quy trình lập kế hoạch sản xuất.

3. Một bản phác thảo sơ bộ về lịch trình sản xuất đã được hoàn thiện và cần được đánh giá để xem liệu kế hoạch sản xuất có thể đạt được hiệu quả hay không.

4. Sử dụng kỹ thuật lập kế hoạch năng lực sơ bộ để xem liệu doanh nghiệp của bạn có khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất được đề xuất hay không. Tiếp tục sử dụng phương pháp này để liên tục đánh giá khả năng của tổ chức trong việc đáp ứng nhu cầu khi lịch trình sản xuất tổng thể được thực hiện.

5. Nếu kế hoạch sản xuất tổng thể của bạn có khả năng thực hiện được, bạn sẽ tiếp tục đánh giá nó đối với việc phục vụ khách hàng, tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả và đầu tư vào tồn kho.

Tầm Quan Trọng Của MPS

Lịch trình sản xuất tổng thể là một công cụ quan trọng trong môi trường sản xuất. Nó giúp dự đoán nhu cầu và định hình kế hoạch sản xuất. Chính vì MPS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, nên sự chính xác và khả thi của nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

MPS cũng có thể áp dụng trong các môi trường sản xuất theo đơn đặt hàng và và hoạt động sản xuất ở chế độ hỗn hợp trong đó doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn. Ở đây, chúng ta sử dụng dự báo doanh số và lịch trình sản xuất tổng thể để lập kế hoạch tồn kho cần thiết cho sản xuất.

Chức Năng Chính Của Lịch Trình Sản Xuất

Mục đích của lịch trình sản xuất tổng thể là giúp tiết kiệm thời gian bằng cách làm cho số giờ dành để quản lý quy trình sản xuất hiệu quả hơn và mang lại nhiều không gian hơn để mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất. Dưới đây là các chức năng chính của lịch trình sản xuất được SpeedMaint tổng hợp lại: 

1. Phân tích kế hoạch sản xuất

Lịch trình sản xuất tổng thể (MPS) sẽ giúp bạn phân tích giữa nhu cầu, yêu cầu lao động và khả năng của các máy móc thiết bị để sao cho chúng cân bằng với nhau. Thông qua MPS, bạn có thể xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất trong một thời gian nhất định.

2. Đánh giá các lịch trình thay thế

Lịch trình sản xuất có thể dùng để xem xét nhiều tuyến sản xuất khác nhau từ đó đưa ra được phương án hiệu quả nhất. Đồng thời nó có xem xét mọi vấn đề xảy ra dọc theo dây chuyền sản xuất.

3. Yêu cầu về năng lực sản xuất

Lập lịch trình sản xuất đòi hỏi cần có kế hoạch đánh giá năng lực đi kèm. Do đó, sẽ giúp tổ chức xác định được năng lực thực tế cần để đáp ứng nhu cầu, tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. 

4. Hỗ trợ xử lý thông tin

Lịch trình tổng thể giúp bạn thiết lập các điểm đặt hàng lại để thực hiện việc giao hàng cần đặt. Bạn có thể phối hợp các hệ thống thông tin quản lý khác nhau như tiếp thị, tài chính và nhiều hệ thống khác. 

5. Khai thác công suất máy móc thiết bị

Cuối cùng, lịch trình sản xuất sẽ giúp bạn thiết lập các yêu cầu về tải trọng và sử dụng máy móc và thiết bị.

Các Thành Phần Của Một Lịch Trình Sản Xuất Tổng Thể

Các thành phần chính xác để xây dựng lịch trình sản xuất tổng thể bao gồm các yếu tố sau:

  • Danh sách sản phẩm: Gồm tất cả các mẫu sản phẩm bạn cần sản xuất. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, bạn có thể sắp xếp chúng theo mức độ phổ biến, với những mặt hàng sản xuất nhiều nhất ở đầu danh sách.
  • Danh sách các biến thể cho từng sản phẩm: Bao gồm một trường thông tin cho mỗi biến thể sản phẩm, hoặc một trường thông tin cho mỗi SKU (Sản phẩm định danh kho). Ví dụ: Bạn có thể có các biến thể kích thước S, M và L cho một sản phẩm hoặc có thể thêm các biến thể khác nhau về màu sắc cho chúng.
  • Tuần, Tháng, Năm: Điều này rất hữu ích cho việc lập kế hoạch và lưu giữ hồ sơ và rất cần thiết để dự báo nhu cầu chính xác. Hãy chia lịch trình sản xuất thành từng tuần hay từng tháng để có một kế hoạch rõ ràng về sản xuất trong vài tháng tới. Cập nhật và đánh giá lại nhu cầu của bạn sau mỗi vài tháng. Nếu cần thiết thì có thể điều chỉnh sớm hơn để phù hợp với thực tại.
  • Số lượng sản xuất: Đây là số lượng sản phẩm bạn quyết định sản xuất mỗi tuần. Ví dụ, sau khi đánh giá kế hoạch nhu cầu, bạn quyết định sản xuất 200 sản phẩm trong một tuần. Sau đó, bạn ghi số 200 vào hàng cuối của mỗi cột tuần. Tuy nhiên, bạn cần tiến hành phân chia số lượng sản phẩm cho từng biến thể sản phẩm để đạt tổng 200. Quyết định này dựa trên tình hình tồn kho hiện có và dự đoán nhu cầu. Ví dụ, trong một tuần, toàn bộ 200 sản phẩm có thể thuộc về cùng một loại sản phẩm, trong khi tuần sau có thể phải chia đều cho các loại sản phẩm khác nhau.

Lợi Ích Của Lịch Trình Sản Xuất Trong Sản Xuất

Đối với doanh nghiệp sản xuất, áp dụng lịch trình sản xuất đem lại rất nhiều lợi ích như: 

  • Cung cấp cơ sở vững chắc để xây dựng, cải thiện và theo dõi dự báo doanh số.
  • Giúp xác định và đạt được mức tồn kho mong muốn, từ đó tránh được tình trạng thiếu hụt hay tồn kho quá mức.
  • Là đầu vào để tính toán số lượng cho các bộ phận, thành phần phụ hoặc nguyên liệu thô cần mua hoặc sản xuất, như một phần của giai đoạn tiếp theo của lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP).
  • Tính toán số lượng lao động cần thiết trước nhiều tháng.
  • Tối ưu hóa công suất và cân bằng tải trọng nhà máy tránh tình trạng ngắt quãng trong sản xuất.
  • Ước tính chi phí sản xuất và bảo trì liên quan.
  • Cải thiện đáng kể dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng bằng cách đảm bảo thực hiện các đơn đặt hàng và duy trì mức độ dịch vụ cần thiết.
  • Xác định các mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được cho hoạt động kinh doanh và kế hoạch để đạt được chúng.

Ví Dụ Về Lịch Trình Sản Xuất

Giả sử doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất bằng gỗ như ghế và bàn ăn.

Vào đầu giai đoạn, bạn có 40 chiếc ghế trong kho. Dự báo doanh số của bạn cho biết bạn sẽ bán được 200 chiếc. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần sản xuất 160 chiếc ghế trong thời gian đó để đáp ứng nhu cầu.

Do đó, lượng hàng tồn kho đầu kỳ trong kỳ tiếp theo của bạn sẽ là 0. Khi hoạt động kinh doanh ổn định, dự báo sẽ có thêm 200 chiếc ghế được bán ra. Điều này có nghĩa là bây giờ bạn sẽ cần sản xuất 200 chiếc ghế trong một khoảng thời gian để đáp ứng nhu cầu.

Cách MPS hoạt động trong thực tế
Cách MPS hoạt động trong thực tế

5 Mẹo Quản Lý Lịch Trình Sản Xuất

Nắm vững lịch trình sản xuất chính là điều quan trọng để lập kế hoạch sản xuất và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Dưới đây là năm mẹo chính để giúp quản lý MPS một cách hiệu quả:

  • Cân bằng cung cầu: Một MPS hiệu quả sẽ cân bằng được nhu cầu của khách hàng với năng lực sản xuất. Mặc dù việc đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng đúng thời hạn là rất quan trọng nhưng việc quá tải dây chuyền sản xuất có thể dẫn đến tăng chi phí và kém hiệu quả. Mặt khác, việc sử dụng không đúng công suất có thể dẫn đến mất doanh thu và giảm lợi nhuận. Và sự cân bằng phù hợp này dựa trên chiến lược kinh doanh và điều kiện thị trường của mặt hàng sản xuất.
  • Điều chỉnh MPS phù hợp với mục tiêu kinh doanh: MPS phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là giảm chi phí lưu giữ hàng tồn kho thì MPS của bạn phải được thiết kế để sản xuất kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu.
  • Thường xuyên rà soát, cập nhật: Trong bối cảnh cung và cầu luôn thay đổi, MPS tĩnh có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời. Thường xuyên xem xét và điều chỉnh MPS của bạn dựa trên dữ liệu bán hàng theo thời gian thực, đơn đặt hàng của khách hàng, mức tồn kho và điều kiện chuỗi cung ứng để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của nó.
  • Hợp tác giữa các phòng ban: MPS tác động đến nhiều bộ phận trong công ty, từ sản xuất, bán hàng đến mua sắm. Đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều tham gia vào việc tạo và xem xét nó. Cách tiếp cận hợp tác này có thể cải thiện độ chính xác của dự báo, phân bổ nguồn lực và hiệu quả tổng thể của MPS.
  • Sử dụng công nghệ phù hợp: Sử dụng hệ thống ERP trong sản xuất có thể tự động hóa phần lớn MPS và quy trình lập kế hoạch sản xuất. Các hệ thống này có thể cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, giúp hợp lý hóa quy trình, giảm sai sót và cải thiện khả năng phản hồi trước những thay đổi về cung hoặc cầu.


SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com










 

Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com