Maintenance Là Gì? Giải Nghĩa Bảo Trì Và Đối Tượng Áp Dụng

Maintenance là gì? Maintenancelà khái niệm đang dần trở nên phổ biến và thành công việc bắt buộc của nhiều doanh nghiệp. Vậy Maintenance là gì, giải nghĩa về khái niệm Maintenance cũng như những lĩnh vực, đối tượng nào nên ứng dụng khái niệm này.

Mục lục nội dung

Maintenance Là Gì? 

Maintenance / ´meintənəns / là một danh từ trong tiếng Anh, được sử dụng để chỉ sự bảo vệ, duy trì và giữ gìn. Còn đối với các doanh nghiệp, Maintenance mang ý nghĩa là bảo trì, cũng là những hoạt động bao gồm: chăm sóc, sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng để đảm bảo các hoạt động của máy móc, thiết bị và tài sản doanh nghiệp được diễn ra trơn tru, hiệu quả và hạn chế mọi khả năng hỏng hóc, sự cố. 

Maintenance là gì?

Cụ thể hơn, trang BusinessDictionary có các định nghĩa về thuật ngữ Maintenance là gì: 

  • Các hoạt động cần thiết hoặc được thực hiện để bảo tồn gần như và càng lâu càng tốt tình trạng ban đầu của tài sản hoặc tài nguyên trong khi bù đắp cho sự hao mòn bình thường
  • Đề cập đến những phần chi phí định kỳ phát sinh trong các hoạt động duy trì trạng thái hoạt động của tài sản mà không kéo dài tuổi thọ của tài sản. Bảo trì là một khoản chi phí, không giống như cải tiến vốn (kéo dài tuổi thọ của tài sản), không được vốn hóa.

Đọc thêm: Bảo Trì Là Gì Và Bảo Trì Trong Thực Tiễn Hiện Nay Tại Các Doanh Nghiệp 

Các Hình Thức Bảo Trì Hiện Nay Của Doanh Nghiệp 

Sau khi tìm hiểu Maintenance là gì, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các hình thức của Maintenance, hay còn gọi là bảo trì, hiện nay trong các doanh nghiệp đang hoạt động. 

Về cơ bản, bảo trì được chia thành 2 hình thức chính: 

Bảo trì hiệu chỉnh 

Bảo trì hiệu chỉnh là việc sửa chữa, hoạt động này được tiến hành khi máy móc, thiết bị ngừng hoạt động. Ở nhiều nơi, khái niệm bảo trì hiệu chỉnh còn được gọi với tên là: Bảo trì khắc phục hay Bảo trì không nằm trong kế hoạch.

Ví dụ: Động cơ điện không khởi động, băng tải bị rách hay trục bị gãy. Trong trường hợp này bộ phận bảo trì ghi lại những sự cố và tiến hành sửa chữa cần thiết. 

Đọc thêm: Sơ lược về giải pháp bảo trì ngoài kế hoạch doanh nghiệp cần biết

Về ưu điểm của bảo trì hiệu chỉnh, có thể kể tới như: 

  • Tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy
  • Giảm đầu tư ban đầu, không cần có xưởng bảo trì
  • Có thể dẫn tới hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới

Tuy nhiên, bảo trì hiệu chỉnh cũng có những hạn chế riêng với tuỳ trường hợp của việc bảo trì máy móc, thiết bị, tài sản, điển hình như: 

  • Thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo
  • Chi phí sửa chữa cao về nhân lực và phụ tùng thay thế
  • Nguy cơ ngừng máy và gây thiệt hại đến lợi nhuận và danh tiếng doanh nghiệp 
Ưu điểm của bảo trì hiệu chỉnh, hay còn gọi là bảo trì khắc phục
Ưu điểm của bảo trì hiệu chỉnh, hay còn gọi là bảo trì khắc phục

Bảo trì dự phòng 

Hình thức thứ hai của bảo trì hiện nay được nhiều doanh nghiệp áp dụng là bảo trì dự phòng, hay còn gọi là bảo trì phòng ngừa

Bảo trì dự phòng là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật về bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục một số vấn đề. Các biện pháp này được tiến hành theo chu kỳ sửa chữa và theo kế hoạch nhằm hạn chế sự hao mòn, ngăn ngừa sự cố máy móc thiết bị, đảm bảo tuổi thọ của thiết bị, máy móc được kéo dài nhất có thể. 

Tìm hiểu thêm: Phân Loại Chi Tiết Về 9 Loại Hình Bảo Trì Hiện Nay

Không giống như bảo trì hiệu chỉnh, bảo trì phòng ngừa được tiến hành trước khi cần sửa chữa nhằm giảm thiểu khả năng bị gián đoạn sản xuất. Các công việc này được thực hiện bao gồm: 

  • Thiết kế và lắp đặt thiết bị đúng yêu cầu kĩ thuật
  • Định kì kiểm tra nhà máy và thiết bị để ngăn ngừa những hỏng hóc trước khi chúng xảy ra
  • Lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, vừa và lớn
  • Điều chỉnh các bộ phận và tổ hợp máy
  • Chăm sóc, bảo dưỡng các thiết bị
  • Tra dầu mỡ đúng quy định, lau chùi, sơn nhà xưởng và thiết bị
  • Dự phòng trước những sự cố có thể xảy ra thông qua công tác dự báo

Ngoài ra, doanh nghiệp hiện nay đang dần chuyển sang một loại hình bảo trì mới, tích hợp công nghệ và có khả năng cảnh báo trước khi sự cố hay vấn đề được xảy ra, gọi là bảo trì dự đoán. Doanh nghiệp có thể đọc thêm bài viết Hướng dẫn toàn diện về Bảo trì dự đoán

Các Ngành Nghề, Nĩnh Vực Nào Cần Tới Maintenance 

Maintenance là gì? Bảo trì nói chung đặc biệt quan trọng và rất cần được các doanh nghiệp đầu tư trong quá trình phát triển của mình. Đặc biệt hơn, một số ngành công nghiệp đặc thù coi bảo trì là một yếu tố mấu chốt, không thể bỏ qua. 

Có thể điểm danh qua một số ngành cần coi trọng công tác bảo trì này:

Công nghiệp chế biến:

Công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thực phẩm là một trong những đơn vị sử dụng nhiều máy móc bậc nhất. Đặc biệt là chúng cần được hoạt động theo quy trình dây chuyền chế biến. Tức là chỉ cần một thiết bị trong dây chuyền hỏng thì có thể dẫn tới đồng loạt ngừng hoạt động. Thực phẩm là loại sản phẩm có hạn sử dụng, dễ hỏng trong môi trường không đáp ứng đủ điều kiện, đặc biệt lại cần coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm,…những lý do đó đủ để khiến các nhà quản lý cần quan tâm và đầu tư hết mức vào công tác bảo trì để tránh những sự cố ngoài ý muốn.  

 Công nghiệp chế biến là đơn vị cần coi trọng việc bảo trì máy móc lên hàng đầu
Công nghiệp chế biến là đơn vị cần coi trọng việc bảo trì máy móc lên hàng đầu

Ngành xây dựng 

Dụng cụ cầm tay, các thiết bị di động hạng nặng, các bộ phận cần thiết trong các công trình thi công,… cần phải được xem xét liên tục để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân. Đây cũng là lĩnh vực đặc biệt coi trọng môi trường an toàn lao động của nhân công, vì thế việc giữ máy móc, tài sản luôn hoạt động tối ưu chính là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động. 

Công nghiệp sản xuất, chế tạo 

Để sản xuất hay chế tạo bất kỳ một sản phẩm nào, từ hoá chất đến máy móc thì việc tinh chỉnh các thiết bị, phụ tùng là một phần không thể thiếu, bởi vì chúng liên quan trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm cũng như quá trình sử dụng của khách hàng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, cách tốt nhất là triển khai quản lý bảo trì thiết bị tốt để bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị thường xuyên.

Ngành y tế

Y tế cũng là một trong những lĩnh vực hàng đầu sở hữu số lượng lớn thiết bị, máy móc, hoạt động thường xuyên và gần như là tối đa công suất. Môi trường bệnh viện, phòng khám đa khoa cũng thường xuyên gặp tình trạng máy móc gặp sự cố, hỏng hóc hay chạy sai số, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng tới bệnh nhân đang sử dụng. 

Ngành y tế là nơi cần hoạt động hàng trăm nghìn máy móc mỗi năm
Ngành y tế là nơi cần hoạt động hàng trăm nghìn máy móc mỗi năm

Vì thế, công tác bảo trì của ngành y không chỉ đơn thuần ở việc bảo dưỡng định kỳ hay khắc phục sự cố nữa mà gần như còn phải có khả năng số hoá máy móc, khả năng bảo trì dự đoán cũng như công tác quản lý công việc bảo trì luôn ở trạng thái tối ưu. Đối với những yêu cầu này, một phần mềm quản lý bảo trì thiết bị có thể phát huy tối đa và đáp ứng cho lĩnh vực y tế. 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Maintenance là gì, các hình thức và đối tượng nên áp dụng công tác bảo trì trong thực tế. Bài viết hi vọng doanh nghiệp đã có cho mình những kinh nghiệm cơ bản trong việc tìm hiểu và xác định tầm quan trọng của bảo trì. 

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com









Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com