Tại sao doanh nghiệp nên “bảo trì dự phòng” cho hệ thống tài sản
Bảo trì dự phòng mang lại những lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp?
Hạn chế sự cố ngoài mong muốn của máy móc
Máy móc, thiết bị hoạt động ngắt quãng, khó khởi động, tiêu hao nhiên liệu, cho ra sản phẩm lỗi, cháy nổ gây ảnh hưởng đến an toàn của người lao động là những vấn đề thường gặp do máy móc không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
Bảo trì phòng ngừa là giải pháp làm mới hệ thống máy móc thiết bị trước khi máy móc thiết bị có dấu hiệu hư hỏng. Do đó, bảo dự phòng giúp doanh nghiệp hạn chế các sự cố ngoài mong muốn trong quá trình sản xuất.
>>> Tham khảo bài viết: Phương pháp lập và triển khai một kế hoạch bảo trì dự phòng hiệu quả?
Tối ưu chi phí
Nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng bảo trì định kỳ là một khoản chi tiêu lãng phí do máy móc thiết bị không có dấu hiệu hư hỏng. Thực tế, có rất nhiều lỗi trong thiết bị máy móc rất khó để xác định đặc biệt là quan sát bằng mắt thường. Việc bảo trì dự phòng lỗi hư hỏng có thể giúp doanh nghiệp tránh được chi phí sửa chữa lỗi nghiêm trọng và chi phí thay mới tài sản thiết bị.
Thực tế, doanh nghiệp bỏ 1 đồng bảo trì mỗi tháng chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn 20 đồng thay mới tài sản thiết bị. Mặt khác khi hệ thống máy móc gặp trục trặc, thời gian chết của đội ngũ nhân viên tăng lên, doanh số sản phẩm giảm có thể gây thiệt hại nặng nề cho chi phí của doanh nghiệp.
Làm mới hệ thống máy móc tránh gián đoạn tiến độ dự án
Nỗi ám ảnh lớn nhất của người lãnh đạo sản xuất là tiến độ dự án bị gián đoạn, trì hoãn. Sự gián đoạn này có thể ảnh hưởng đến uy tín về thời hạn đối với khách hàng, đối tác và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Bảo trì phòng ngừa giúp làm mới hệ thống máy móc và hạn chế các lỗi hư hỏng bất thường làm giảm nguy cơ tiến độ dự án bị gián đoạn.
Các ứng dụng trong phần mềm bảo trì dự phòng phổ biến nhất hiện nay
Có 6 loại ứng dụng bảo trì dự phòng hỗ trợ cho các công việc lớn nhỏ trong công tác bảo trì của doanh nghiệp dưới đây:
Phần mềm quản lý bảo trì CMMS
Phần mềm CMMS và các ứng dụng bảo trì giúp các nhóm bảo trì dễ dàng lưu giữ hồ sơ chi tiết về tất cả tài sản, thiết bị và công việc bảo trì. Đó là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch, theo dõi và tối ưu hóa công việc liên quan đến bảo trì, từ đơn đặt hàng công việc đến hàng tồn kho.
Các nhiệm vụ chính của CMMS bao gồm:
- Tự động hóa phân bổ công việc
- Lên lịch bảo trì
- Xây dựng quy trình và quản lý quy trình làm việc
- Phân bổ nguồn lực và định lượng công việc từng cá nhân
- Cung cấp hướng dẫn vận hành và sửa chữa
- Tạo hồ sơ để báo cáo và kiểm định kết quả công tác bảo trì
CMMS quản lý tất cả các hoạt động bảo trì trong suốt thời gian hoạt động của vòng đời thiết bị máy móc.
Hiện nay các phần mềm CMMS đều được tích hợp công nghệ đám mây giúp quy trình quản lý công việc, tiến độ, người đảm nhiệm công tác bảo trì trở nên dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm bài viết: CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
Ứng dụng quản lý tài sản doanh nghiệp EAM
Ứng dụng quản lý tài sản doanh nghiệp giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi dòng đời một tài sản thiết bị từ thiết kế, mua sắm đến vận hành, bảo trì, thải bỏ và thay thế.
Hệ thống quản lý tài sản cho phép ghi lại thông tin tài sản, quản lý quy trình công việc, điều phối việc mua và sử dụng máy móc tài sản, tổ chức sử dụng tài sản, theo dõi hợp đồng, đo lường chi phí và chi tiêu cũng như tính toán KPI bảo trì máy móc thiết bị đó trong một kỳ kinh doanh.
Ứng dụng quản lý hiệu suất tài sản APM
Một trong những ứng dụng của bảo trì dự phòng là quản lý hiệu suất làm việc của tài sản.
Ứng dụng quản lý hiệu suất tài sản liên kết nhiều công cụ và các ứng dụng khác với nhau như Internet of Thing (loT) và trí tuệ nhân tạo AI. Những công cụ này đã giúp doanh nghiệp kiểm soát tình trạng hoạt động của tài sản, máy móc và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân sự.
Ngoài ra phần mềm giúp thu thập và phân tích dữ liệu bảo trì giúp doanh nghiệp nhanh chóng lên kế hoạch thay đổi chiến lược bảo trì loại bỏ những rủi ro của máy móc trong hoạt động sản xuất.
Ứng dụng lập kế hoạch bảo trì ERP
Một kế hoạch bảo trì hoàn hảo có thể giúp doanh nghiệp nắm được 50% chiến thắng trong cuộc chiến bảo trì tài sản. Hiện nay phần mềm bảo trì có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch cho các công việc tại các phòng ban, bộ phận và sao chép kế hoạch lặp nhau giữa các tháng/quý/năm một cách tự động hóa.
Ứng dụng lập kế hoạch bảo trì có thể được tích hợp với các hệ thống ứng dụng khác để quản lý và điều phối hàng tồn kho, máy móc thiết bị, tài sản chung trong doanh nghiệp.
Ứng dụng quản lý công tác thực thi bảo trì MES
Công tác bảo trì có thể bị đứt gãy nếu không có sự theo dõi và lập kế hoạch cẩn thận. Trên thực tế, trong quá trình triển khai công tác bảo trì các vấn đề như: thiếu công cụ, dụng cụ, đội ngũ kỹ thuật thiếu tay nghề, chi phí vượt ngân sách dự trù, sự cố về điều kiện sản xuất,…thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp do công tác quản lý chưa hiệu quả.
Ứng dụng quản lý công tác thực thi bảo trì có thể giúp doanh nghiệp quan sát thực trạng thực hiện công tác bảo trì, số lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần sử dụng, chi phí cho từng hoạt động bảo trì, người phụ trách các công việc bảo trì. Nhờ đó, quy trình bảo trì dự phòng diễn ra nhanh và hiệu quả hơn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tránh tình trạng gián đoạn sản xuất.
>>> Xem thêm bài viết: CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
Ứng dụng quản lý thông tin
Quản lý thông tin bảo trì bằng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin, tìm kiếm thông tin, truy vết dữ liệu khi cần. Những công việc này có thể quản lý trên các công cụ của bộ office tuy nhiên quá trình lưu trữ và tìm kiếm tồn tại nhiều hạn chế do các file dữ liệu được lưu tại các folder khác nhau và nhiều người quản lý. Phương pháp này trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thông tin quá tải, lẫn lộn đặc biệt người quản lý thông tin được điều động đến một vị trí khác hoặc nghỉ việc.
Phần mềm quản lý bảo trì dự phòng hiện đang là sự lựa chọn được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đặc biệt các doanh nghiệp lớn nhằm tối ưu 100% chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị máy móc. Tuy nhiên các doanh nghiệp SME vẫn đang thực hiện công tác bảo trì theo kiểu hỏng đâu thay đó, bảo trì khắc phục do đó hệ thống sản xuất thường xuyên bị gián đoạn, trì hoãn gây tổn thất nặng nề về chi phí thời gian chết và chi phí khắc phục sự cố.
Thông qua bài viết này, Speedmaint hy vọng các doanh nghiệp SME có thêm kiến thức về giải pháp bảo trì dự phòng và có chiến lược đầu tư vào bảo trì để tối ưu chi phí sản xuất tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
>>>Tham khảo bài viết: Xếp hạng 3 phương án bảo trì: Bảo trì Dự phòng có tốt hơn Bảo trì Sửa chữa? Bảo trì Dự đoán là tốt nhất?