Vai Trò Của CMMS Trong Chiến Lược Bảo Trì Năng Suất Toàn Diện TPM

Bảo trì năng suất toàn diện được xây dựng như một chiến lược mục tiêu của mọi doanh nghiệp muốn tối ưu hoá công tác quản lý và bảo dưỡng tài sản, máy móc sản xuất. Trong quá trình đó, vai trò của CMMS giống như một công cụ đồng hành đắc lực nhất đưa doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu nhanh chóng.

Mục lục nội dung

Chiến lược bảo trì năng suất toàn diện 

Trước khi tìm hiểu vai trò CMMS trong chiến lược bảo trì năng suất toàn diện thì SpeedMaint sẽ giới thiệu tới bạn khái niệm trước. TPM (Total Productive Maintenance) là chiến lược được phát triển vào những năm 1960, bao gồm 5S làm nền tảng và 8 hoạt động hỗ trợ (đôi khi được gọi là trụ cột).

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu về phương thức 5s và 8 trụ cột TPM tại bài viết: TPM là gì? Các trụ cột trong TPM góp phần tăng hiệu quả sản xuất.

Chiến lược bảo trì năng suất toàn diện
Chiến lược bảo trì năng suất toàn diện 

Có thể coi chiến lược TPM này là một nỗ lực của toàn bộ tổ chức, cùng nhau làm việc để gia tăng hiệu quả làm việc cũng như hiệu suất hoạt động của tài sản, máy móc thiết bị. 

Một trong những bước đầu tiên trong việc thực hiện TPM là thành lập các nhóm được trao quyền để cải thiện quy trình. Khi đội ngũ nhân viên tham gia vào nhóm TPM, người vận hành sẽ được đào tạo để thực hiện các hạng mục bảo trì định kỳ và đảm nhận vai trò là người sở hữu tài sản. Các nhân viên cũng được trao quyền để ảnh hưởng đến quá trình. 

Khi các vấn đề về bảo trì được giải quyết và các chương trình bảo trì hiệu quả tổng thể được thực hiện, giá trị thực của TPM bắt đầu xuất hiện. Phân tích nguyên nhân gốc rễ cho thấy các vấn đề cơ bản cần giải quyết. Bằng cách giải quyết các vấn đề ở cấp độ gốc, các vấn đề có thể được loại bỏ.

Trong chiến lược TPM, OEE (Hiệu quả thiết bị tổng thể) là số liệu ban đầu được phát triển để đo lường mức độ thành công của các chương trình bảo trì năng suất toàn diện bằng cách kết hợp Sáu thiệt hại lớn với ba chỉ số đo lường: 

  • Tính sẵn có
  • Hiệu suất
  • Chất lượng

OEE cho phép các tổ chức đánh giá và theo dõi tiến trình của họ bằng các số liệu đơn giản, dễ hiểu. OEE cung cấp cả thước đo cho sự thành công của TPM và khuôn khổ để xác định các lĩnh vực có thể được cải thiện.

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu sâu hơn về OEE qua bài viết: OEE là gì và vai trò của OEE trong các trụ cột bảo trì năng suất toàn diện

Vai trò CMMS trong chiến lược TPM 

Chiến lược TPM được xây dựng từ 8 trụ cột bao gồm: 

– Bảo dưỡng tự chủ – Autonomous Maintenance.

– Cải tiến có trọng điểm – Focus Improvement

– Bảo dưỡng có kế hoạch – Planned Maintenance

– Duy trì chất lượng – Quality Maintenance

– Đào tạo và huấn luyện – Training and Education

– Kiểm soát từ đầu – Initial Control

– Hoạt động TPM tại khối văn phòng – Office TPM

– An toàn sức khỏe và môi trường – Safety, Health and Environment

Để có thể thực hiện được toàn bộ các chiến lược này một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp gần như không thể thiếu được những công cụ hỗ trợ như phần mềm hay nền tảng công nghệ. Đặc biệt là trong kỷ nguyên số, các phần mềm chuyên môn được phát triển rộng rãi thì việc thiếu ứng dụng công nghệ vào công tác bảo trì cũng giống như doanh nghiệp tự tước quyền lợi tăng tốc của mình trên thị trường kinh doanh. 

Nền tảng CMMS là giải pháp quản lý bảo trì tài sản, thiết bị của các doanh nghiệp.
Vai trò CMMS là giải pháp quản lý bảo trì tài sản, thiết bị của các doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về phương pháp TPM nói chung, cũng như cách bạn có thể triển khai trong tổ chức của mình với sự trợ giúp của CMMS, đây là bài viết dành cho bạn.

CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ

Dưới đây là những gì CMMS mang lại cho chiến lược TPM của doanh nghiệp 

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của CMMS là khả năng nắm bắt lịch sử sửa chữa. Tính năng này là vô giá tại thời điểm này và bằng cách tham khảo lịch sử thiết bị, các kỹ thuật viên bảo trì sẽ có vị trí tốt hơn để chẩn đoán từng tài sản trước khi việc khôi phục hoặc cải tiến có thể diễn ra chính xác.

Một ưu điểm khác mà CMMS có thể mang đến chính là việc hỗ trợ trụ cột bảo trì có kế hoạch. Phương pháp này đòi hỏi phải có một kế hoạch chuyên sâu, điều này có thể gây hoang mang cho tổ chức đã phụ thuộc nhiều vào bảo trì phản ứng trong quá khứ. 

May mắn thay, CMMS lại tỏa sáng ở đây vì phần mềm hoàn toàn có thể giúp bạn dễ dàng tổ chức và lên lịch cho từng bước của kế hoạch bảo trì chủ động.

CMMS hỗ trợ trụ cột bảo trì có kế hoạch
Vai trò CMMS hỗ trợ trụ cột bảo trì có kế hoạch

Đối với trụ cột Cải tiến có trọng điểm, CMMS đóng vai trò là một công cụ phân tích dữ liệu chuẩn xác nhất. Sẽ rất rắc rối hoặc gần như không thể nắm bắt chính xác nội dung nào đang trải qua thời gian chết nhiều nhất mà không sử dụng dấu vết dữ liệu lịch sử có sẵn trong CMMS. 

Tìm hiểu ngay: 31 lợi ích của phần mềm quản lý bảo trì 

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com










 

Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com