Câu chuyện riêng nhưng nỗi lo chung
Tổng công ty Thiết Bị Điện Đông Anh tiền thân là Công ty Sửa chữa và chế tạo Thiết bị điện được thành lập ngày 05/12/1981 theo Quyết định số 056/NL-TCCB của Bộ Năng lượng. Công ty được phát triển với truyền thống và kinh nghiệm được tích lũy có bề dày lịch sử đối với các lĩnh vực thiết kế, chế tạo máy biến áp, cung cấp và sửa chữa các thiết bị điện cho lưới điện trên toàn quốc.
Sứ mệnh của công ty là trở thành một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và khu vực sản xuất Máy biến áp truyền tải siêu cao áp, tạo nên danh tiếng cho một thương hiệu Việt, thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm tự hào Việt Nam trên trường Quốc tế.
Thế nhưng, trên hành trình đạt được sứ mệnh ấy, không ít lần doanh nghiệp gặp những bước chững lại, bởi vì thị trường không ngừng biến đổi, bởi vì sự lỗi thời của các kế hoạch và công cụ quản lý, cũng như bởi chất lượng đầu ra bị ảnh hưởng do quá trình sản xuất gặp vấn đề.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, thời hạn nhanh, giá cả cạnh tranh và đạt được lòng tin của đối tác. EEMC cũng không ngừng phấn đấu cho những điều trên.
Thế nhưng, khi dây chuyền máy móc nhà máy đã trải qua thời gian dài hoạt động mà thiếu đi các nỗ lực bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra, những vấn đề ắt hẳn sẽ xảy ra. EEMC sở hữu 5 nhà máy, xí nghiệp sản xuất trực thuộc, với số lượng máy móc, thiết bị lên tới con số gần 500, những vấn đề liên quan tới dây chuyền sản xuất sẽ lại càng trở thành “gánh nặng” lớn lên vai đội ngũ quản lý kỹ thuật.
Thực trạng quản lý dây chuyền máy móc, thiết bị
Công tác quản lý tài sản thiết bị toàn bộ được công ty triển khai trên các công cụ thủ công nhất là giấy tờ, bảng tính Excel. Những file quản lý ngày một chất đống theo hiện trạng của máy móc, tài sản khiến cho việc lưu trữ, kiểm kê và tra soát thông tin trở thành “cơn ác mộng”.
Bất cập khi quản lý công tác bảo trì dây chuyền sản xuất….
Quản lý tài sản là một vấn đề, đến công tác quản lý các công việc bảo trì cũng là nỗi khó khăn của các phòng ban kỹ thuật thuộc đơn vị. Toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo trì bảo dưỡng, quản lý và kiểm tra công việc vẫn thực hiện bằng các phương pháp giấy tờ như phiếu kiểm tra, phiếu nhập liệu, hồ sơ sửa chữa…là chủ yếu.
Ban công nghệ chia sẻ: Khi có sự cố xảy ra hay yêu cầu sửa chữa đột xuất, toàn bộ thông tin được trao đổi trên các công cụ cá nhân là Zalo hoặc điện thoại. Điều này nhiều lúc khiến công việc nhiều, đè lên nhau, lẫn việc hay bỏ sót là chuyện rất thường xuyên.
….dẫn đến thiệt hại khi máy móc dừng hoạt động
Không có công cụ tối ưu giám sát chất lượng của máy móc, thiết bị, cùng với việc các công tác bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên bị lãng quên khiến máy móc ngừng hoạt động đột xuất, tuổi thọ giảm và lãng phí thời gian “chết”.
Điều này tác động trực tiếp tới EEMC, đặc biệt là về chi phí & uy tín doanh nghiệp. Thiết bị không tốt dẫn đến thời gian ngừng máy cao, hiệu suất sử dụng thấp và tăng chi phí đầu tư thiết bị cho việc thay thế, sửa chữa, tiêu thụ năng lượng tăng.
Nền tảng mới – Từng bước thay đổi vấn đề cốt lõi của EEMC
Thấu hiểu nhu cầu của các anh em đội ngũ kỹ thuật, cũng như nắm bắt xu thế thay đổi của thị trường, EEMC đã quyết định đầu tư giải pháp phần mềm để giải quyết 2 vấn đề cốt lõi: “Số hóa và quản lý vòng đời tài sản – Xây dựng quy trình bảo trì khép kín và chuyên nghiệp”.
Là một đơn vị đi đầu với tư duy triển khai số hóa các hoạt động sản xuất và quản trị nên ngay từ khi đề ra định hướng, EEMC đã chủ động tìm kiếm các giải pháp công nghệ thông minh để tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất và dây chuyền máy móc, thiết bị.
Nền tảng công nghệ cao cho quy trình số hóa tài sản thiết bị
Với số lượng tài sản lên tới gần 500 dây chuyền máy móc, trong khi đó chỉ có một ban kỹ thuật phụ trách công việc quản lý và bảo trì thì giải pháp công nghệ CMMS – Quản lý bảo trì hoàn toàn có thể giúp cho đội ngũ giảm tải được một khối lượng công việc đồ sộ, sắp xếp hồ sơ thông minh một cách thông minh và tiết kiệm tối đa thời gian cũng như chi phí cho việc sửa chữa ngoài kế hoạch.
Đọc thêm: 4 Loại chiến lược bảo trì phổ biến: Chọn sao cho đúng
Công nghệ thông minh – Nâng tầm giá trị
Phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint Cloud CMMS có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp giải pháp quản lý tối ưu nhất.
Đối với đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, phần mềm quản lý bảo trì CMMS sẽ mang lại những lợi ích:
- Tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh
- Giảm chi phí bảo trì, chi phí tồn kho, chi phí lưu trữ dữ liệu tài sản
- Giảm các hư hỏng đột xuất
- Tăng năng suất lao động dẫn đến đầu ra chất lượng
- Cải thiện an toàn lao động và môi trường trong các nhà máy, phân xưởng
Và còn nhiều lợi ích khác dành cho doanh nghiệp sản xuất để hoàn thành mục tiêu: tăng năng suất – giảm chi phí, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: 09 tính năng CMMS SpeedMaint loại bỏ 70% vấn đề quản lý bảo trì
Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang đứng trước bài toán tương tự về vấn đề quản lý và số hóa tài sản, công tác bảo trì, click để nhận tư vấn và hỗ trợ trải nghiệm hoàn toàn miễn phí từ phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint Cloud CMMS tại ĐÂY!