Mục Tiêu Và Phương Pháp Thực Hiện Bảo Trì Thiết Bị Doanh Nghiệp

Tại sao cần phải có một phương pháp thực hiện bảo trì doanh nghiệp thích hợp. Đồng thời, bài viết hôm nay SpeedMaint sẽ cùng doanh nghiệp xây dựng những phác thảo các chiến lược bảo trì cũng như chương trình bảo vệ thiết bị hiệu quả.

Mục lục nội dung

Tầm quan trọng của phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khi tìm hiểu về các phương pháp thực hiện bảo trì đều nhìn nhận rằng mục tiêu chính, cũng là mục tiêu quan trọng nhất của bảo trì chính là giúp thiết bị hoạt động tối ưu. Khi áp dụng các phương pháp bảo trì thích hợp và thường xuyên có thể giúp sản lượng sản xuất của thiết bị được tối đa hoá, đồng thời kéo dài tuổi thọ ở mức tối đa. 

 Tầm quan trọng của phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị doanh nghiệp
Tầm quan trọng của phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị doanh nghiệp

Nếu bộ phận bảo trì doanh nghiệp không có chiến lược bảo trì chủ động, các trục trặc máy móc không mong muốn sẽ trở thành nhiều hệ luỵ sau này: 

– Hệ luỵ về hao hụt ngân sách 

– Hệ luỵ về sản xuất chậm trễ 

– Hệ luỵ về sự cố an toàn 

– Nguy cơ tăng lao động ngoài giờ 

– Những hệ luỵ về vấn đề hàng tồn kho 

– Vòng đời thiết bị ngắn hơn 

– Nhân viên không hài lòng 

Một hệ luỵ quan trọng gây ra từ danh sách trên chính là sự ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng việc không bảo trì thường xuyên dẫn đến việc thời gian ngừng hoạt động của thiết bị kéo dài tạo ra những hậu quả rất trầm trọng. 

Một tin mừng cho mọi doanh nghiệp đang nhận thức được vấn đề này chính là giờ đây, chúng ta đã có những khái niệm về chiến lược bảo trì hiệu quả, dễ áp dụng hơn bao giờ hết. Vậy những phương pháp bảo trì đó là gì và có bao nhiêu phương pháp doanh nghiệp bạn có thể áp dụng được nhanh chóng và gần như ngay lập tức? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây. 

Các hình thức bảo trì thiết bị

Có một số loại chiến lược bảo trì khác nhau được phát triển trong nhiều năm. Trong bài viết này, SpeedMaint sẽ phác thảo ngắn gọn từng nội dung cũng như chia sẻ những phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị cho doanh nghiệp.

Các phương pháp thực hiện bảo trì được áp dụng nhiều nhất
Các phương pháp thực hiện bảo trì được áp dụng nhiều nhất

Phương pháp chạy đến khi lỗi (Run-to-fail)

Đây là chiến lược bảo trì đầu tiên, đơn giản nhất, dễ dàng áp dụng nhất cho mọi doanh nghiệp. Sử dụng chiến lược này tức là bạn chấp nhận để thiết bị hoạt động cho đến khi chúng gặp sự cố mà không có bất kỳ kế hoạch bảo dưỡng hay kiểm tra nào trước đó. Phương pháp này phù hợp với những loại thiết bị không đóng góp quá nhiều trong hoạt động sản xuất. Hoặc chẳng hạn như theo tính toán thì chi phí thay mới thấp hơn chi phí bảo dưỡng định kỳ. 

Phương pháp bảo trì phòng ngừa (Preventive Maintenance)

Bảo trì phòng ngừa là một chiến lược phổ biến trong doanh nghiệp bởi ưu điểm khái quát và tổng thể tốt cho hầu hết các loại thiết bị. Đây cũng được đánh giá là phương pháp thực hiện bảo trì chủ động, dễ dàng cũng như tiết kiệm chi phí nhất để thực hiện trong doanh nghiệp. Bảo trì thiết bị doanh nghiệp theo phương pháp này sẽ là tiền đề để tiến tới bảo trì chủ động – thay thế cho phương pháp bảo trì phản ứng truyền thống. 

Phương pháp thực hiện bảo trì dựa trên điều kiện (CBM)

Khi thực hiện bảo trì dựa trên điều kiện, doanh nghiệp cần phải mua và lắp đặt các cảm biến giám sát tình trạng trên thiết bị. Các cảm biến này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chi tiết theo thời gian thực về tình trạng máy móc, thiết bị. Những thông tin này sẽ là dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hoá lịch bảo trì một cách khoa học, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Phương pháp bảo trì dự đoán (PdM)

Bảo trì dự đoán có thể coi là phiên bản nâng cấp của phương pháp bảo trì có điều kiện. Đây là phương pháp được tích hợp những thuật toán và phân tích dự đoán (dựa trên dữ liệu đến từ các cảm biến giám sát tình trạng) để dự đoán chính xác thời điểm một thiết bị sẽ hỏng. Từ đó đội ngũ kỹ thuật có thể lên lịch bảo trì đúng vị trí, đúng mục tiêu và ngăn ngừa được sự cố trước khi chúng kịp xảy ra. 

Về lý thuyết, bảo trì dự đoán có vẻ là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, PdM có thể tốn kém và việc chạy một chiến lược đắt tiền cho một thiết bị tương đối rẻ không phải là một lựa chọn khôn ngoan.

Bảo trì toàn bộ năng suất (TPM)

Bảo trì toàn bộ năng suất là một chiến lược được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất. TPM yêu cầu trách nhiệm bảo trì phải đến từ toàn bộ tổ chức chứ không chỉ riêng đội ngũ kỹ thuật. Phương pháp này cần một vài hay thậm chí là rất nhiều năm để có thể ứng dụng và thực hiện đầy đủ. Có một vài doanh nghiệp khi đi theo hướng này thường có xu hướng triển khai một phiên bản “mini” hơn – Gọi là bảo trì tự trị. 

Cách tiếp cận tốt nhất trong bảo trì là cách tích hợp phương pháp bảo trì dựa trên loại/ tình trạng của từng thiết bị, KPI và nguồn lực hiện có của từng doanh nghiệp. Chính vì thế, một doanh nghiệp thường phải có sự tính toán và kết hợp những chiến lược khác nhau. Hầu hết các tổ chức đầu tiên sẽ bắt đầu với bảo trì phòng ngừa và từ từ kết hợp các chiến lược nâng cao hơn như CBM và PdM sau khi toàn bộ đội ngũ áp dụng thành công tư duy chủ động trong phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị. 

Làm Sao thực hiện bảo trì thiết bị hiệu quả?

Trước khi bắt đầu nói về các phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị hiệu quả, doanh nghiệp cần làm rõ tư tưởng: mua và sử dụng thiết bị như thế nào. 

Những phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị hiệu quả
Những phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị hiệu quả

Các nhà quản lý doanh nghiệp thường xuyên phải chịu áp lực về việc cung cấp dây chuyền sản xuất đầy đủ nhưng với ngân sách hạn chế. Điều này dẫn đến việc một số quản lý chấp nhận mua những thiết bị, máy móc giá rẻ. Thế nhưng đây là một sai lầm cực kỳ phổ biến. Đơn giản và rõ ràng là vì “Của rẻ là của ôi” – Các loại máy móc, thiết bị giá rẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ hỏng thường xuyên cũng như tốn nhiều thời gian bảo trì hơn của doanh nghiệp. 

Sau khi đã làm rõ được tư tưởng này, doanh nghiệp có thể bắt đầu tham khảo về chương trình thực hiện bảo trì thiết bị hiệu quả cho doanh nghiệp. 

1) Kiểm kê thiết bị 

Tất cả các thiết bị, tài sản nằm trong kế hoạch bảo trì chủ động phải được nhập và hệ thống CMMS của doanh nghiệp. Có hai lý do cho điều này. Đầu tiên, nếu doanh nghiệp muốn tạo phiếu giao việc cho một thiết bị cụ thể thì thiết bị đó cần phải có trong cơ sở dữ liệu CMMS để giúp công việc dễ dàng và thuận lợi hơn. 

Xem ngay: Phần mềm quản lý bảo trì thời đại chuyển số 4.0 

Lý do thứ hai liên quan tới lịch sử tài sản. Một trong những ưu điểm chính của hệ thống quản lý bảo trì thiết bị so với hồ sơ giấy tờ là việc chúng có hệ thống tự động lưu lịch sử tài sản mà doanh nghiệp có thể truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối Internet. 

2) Chọn chiến lược bảo trì nào sẽ được áp dụng cho thiết bị nào 

Khi đã xây dựng được một danh sách các thiết bị, máy móc cần được bảo trì thì công việc tiếp theo là “lắp” các thiết bị vào đúng phương pháp bảo trì phù hợp. 

Như đã đề cập trước đó, hầu hết các tổ chức sẽ bắt đầu với một chiến lược bảo trì phòng ngừa toàn diện. Tuy nhiên, nếu có đủ ngân sách, việc mua một vài cảm biến cho các thiết bị quan trọng nhất của doanh nghiệp là một sự đầu tư đáng hoan nghênh. 

3) Tạo lịch bảo trì thiết bị

Phương pháp thực hiện bảo trì nào cũng cần tạo lịch trình bảo trì khoa học để đạt hiệu quả
Phương pháp thực hiện bảo trì nào cũng cần tạo lịch trình bảo trì khoa học để đạt hiệu quả

Lịch trình bảo trì là trọng tâm của bất kỳ chương trình bảo trì thiết bị nào. Nó kiểm soát những hành động bảo trì nào nên được thực hiện, khi nào và bởi ai. 

Như vậy, lịch bảo trì phải cung cấp một cái nhìn tổng quan về tất cả các công việc bảo trì sắp đến và đang tiến hành. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ công việc hoạt động một cách nhanh chóng hơn. 

Một lịch bảo trì lý tưởng cần phải có tính năng dễ dàng lên lịch lại bất kỳ nhiệm vụ bảo trì nào cũng như thay đổi mức độ ưu tiên của nhiệm vụ chỉ bằng một – hai cú click chuột. 

Doanh nghiệp đang bắt đầu với chiến lược bảo trì phòng ngừa đầu tiên và cơ bản nhất, hãy xem lại những cách ứng dụng phần mềm CMMS vào công tác bảo trì để có cái nhìn khái quát và dễ hiểu. 

Tìm hiểu ngay: Cách ứng dụng phần mềm CMMS vào công tác quản lý bảo trì 

Nếu doanh nghiệp đang áp dụng CBM hoặc PdM, một phần của lịch trình bảo trì của bạn sẽ dựa trên dữ liệu đến từ các cảm biến và thuật toán dự đoán tương ứng. 

Cho dù doanh nghiệp áp dụng chiến lược nào, sẽ luôn có một tập hợp các nhiệm vụ bảo trì định kỳ cần được lên lịch và thực hiện nhất quán. 

4) Xác định danh sách và quy trình bảo trì

Bảo trì được hưởng lợi rất nhiều từ việc tiêu chuẩn hóa vì chúng bao gồm rất nhiều công việc lặp đi lặp lại được thực hiện hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Chúng có thể được sắp xếp hợp lý bằng cách xác định:

  • Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP)
  • Quy trình bảo trì khẩn cấp (EOP)
  • Thủ tục khóa/gắn thẻ (LOTO)
  • Danh sách kiểm tra bảo trì phòng ngừa
  • Các nguyên tắc an toàn chung

Những điều này cần phải được thông báo tới đội ngũ kỹ thuật viên hoặc thậm chí là đính kèm vào những yêu cầu công việc cụ thể. 

5) Đào tạo nhóm bảo trì của bạn

Một kế hoạch sẽ không có ý nghĩa gì nếu doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nó. Kỹ thuật viên phải có khả năng đọc – hiểu kế hoạch bảo trì cũng như có kiến ​​thức cần thiết để tuân theo các quy trình bảo trì đã được thống nhất. Họ cũng phải biết cách sử dụng CMMS và bất kỳ giải pháp kỹ thuật số nào khác mà doanh nghiệp đã/đang triển khai. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chương trình đào tạo kỹ năng bảo trì cho nhân viên khi cần thiết.

Đẩy mạnh đào tạo nhân sự bảo trì để phương phương thực hiện bảo trì đạt hiệu quả cao nhất
Đẩy mạnh đào tạo nhân sự bảo trì trong doanh nghiệp

Trong vài tháng đầu tiên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem kỹ thuật viên có đang tuân thủ các quy trình mới hay không, bao gồm: ghi mọi thứ họ cần vào nhật ký bảo trì thiết bị, sử dụng các tính năng CMMS có sẵn một cách chính xác, sửa chữa những thói quen cũ trong việc bảo trì đã không còn phù hợp,…

6) Phân tích và cải thiện

Thông thường sẽ không có chuyện mọi công tác bảo trì diễn ra trơn tru và hoàn hảo ngay từ lần ứng dụng đầu tiên. Chính vì vậy, việc giám sát và xem xét thường xuyên các chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì và các chỉ số liên quan sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được sự kém hiệu quả cũng như các vấn đề trong kế hoạch hiện tại của bạn. 

Một phần mềm bảo trì bạn sử dụng cần phải có khả năng cung cấp cho bạn đủ dữ liệu để tối ưu hoá thành công phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị doanh nghiệp theo thời gian. 

Xem thêm: Điểm Danh 4 Công Nghệ Phần Mềm CMMS Thương Hiệu “Nội Địa” Việt Xây Dựng

Tóm lại, việc bảo trì có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi thiết bị. Có thể một thiết bị HVAC trong văn phòng của bạn, một chiếc ô tô bạn sử dụng để đi làm hoặc một máy móc trong dây chuyền sản xuất của bạn, bảo trì thiết bị ở đây để đảm bảo mọi tài sản có thể làm những gì được cho là phải làm.

Với sự nỗ lực chung từ nhóm bảo trì cùng sự trợ giúp từ phần mềm CMMS phù hợp, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có một chương trình bảo trì thiết bị phù hợp trong vòng chưa đầy một tháng.

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com









Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com