05 Nguyên Nhân Gây Lỗi Thiết Bị Và Cách Ngăn Chặn

Lỗi thiết bị xảy ra sẽ khiến việc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất và doanh thu. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục trặc của thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp có được giải pháp phù hợp, kịp thời. Vậy đâu là lý gây ra lỗi máy móc, thiết bị?

Mục lục nội dung

Do Thiết Bị Hoạt Động Không Đúng Cách

Sự tác động của con người trong quá trình máy móc hoạt động có thể dẫn đến lỗi thiết bị. Có thể hiểu đơn giản khi người vận hành tiếp xúc với một thiết bị mới mà họ chưa được đào tạo chi tiết có thể dẫn đến quá trình vận hành không chính xác.

Sự cố này cần được khắc phục nhanh chóng bởi đội ngũ đã có kinh nghiệm sử dụng thiết bị. Giải pháp tốt nhất chính là không để người vận hành sử dụng thiết bị khi chưa được đào tạo chi tiết. Điều này không chỉ giúp giảm lỗi thiết bị mà còn bảo trì tài sản. Trong quá trình vận hành thiết bị sẽ luôn có những quy định và yêu cầu đối với người vận hành mà doanh nghiệp cần tìm hiểu và đảm bảo.

Lỗi máy móc, thiết bị khiến hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ
Lỗi máy móc, thiết bị khiến hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ

Không Thực Hiện Bảo Trì Thiết Bị Theo Quy Định

Lỗi thiết bị có thể xảy ra khi máy móc hoạt động quá thời gian, công suất. Hầu hết các thiết bị, máy móc đều có yêu cầu về lịch bảo trì định kỳ. Đây là cách tốt nhất để giúp đảm bảo năng suất làm việc của thiết bị, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Thiết bị cần được thực hiện bảo trì định kỳ
Thiết bị cần được thực hiện bảo trì định kỳ

Rất nhiều doanh nghiệp không chú trọng đến kế hoạch bảo trì khiến quá trình hoạt động gặp sự cố. Bảo trì định kỳ là công đoạn không được bỏ qua để kéo dài tuổi thọ sử dụng của thiết bị. Kết hợp với kế hoạch bảo trì phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát thời gian hoạt động, ngừng hoạt động để bảo trì và sửa chữa định kỳ một cách chủ động.

Bảo trì định kỳ hạn chế thiết bị máy móc gặp sự cố, đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Giảm tới 30% chi phí năng lượng và bảo trì
  • Giảm 35% đến 45% sự cố
  • Giảm thời gian thiết bị không hoạt động đến 75%

Bảo Trì, Bảo Dưỡng Quá Nhiều

Nếu không thực hiện bảo trì định kỳ sẽ dẫn đến lỗi thiết bị. Nhưng việc bảo trì quá nhiều cũng sẽ khiến hệ thống thiết bị, máy móc gặp trục trặc. Bởi trong quá trình sản xuất, thiết bị cũng đã được đặt ra các tiêu chuẩn về thời gian, công suất hoạt động cần thiết. Đạt đến ngưỡng này, thiết bị mới cần thực hiện bảo trì,

Thực hiện bảo trì quá nhiều lần sẽ tác động đến chất lượng của máy móc, thiết bị. Thời gian hệ thống dừng lại không hoạt động tăng lên còn khiến chi phí bảo trì tăng, năng suất giảm. Có thể nghĩ đơn giản như việc bạn không bị ốm nhưng lại uống quá nhiều thuốc phòng ngừa. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Và hệ thống máy móc, thiết bị cũng như vậy, dần dần trong quá trình hoạt động sẽ gây ra lỗi thiết bị.

Không nên thực hiện bảo trì quá nhiều
Không nên thực hiện bảo trì quá nhiều

Không Thực Hiện Giám Sát Thiết Bị Liên Tục

Việc cân bằng thời gian bảo trì, bảo dưỡng định kỳ rất quan trọng để khắc phục lỗi thiết bị. Khi nào cần thực hiện bảo trì sẽ dựa trên thực trạng máy móc thiết bị. Điều này doanh nghiệp hoàn có thể xác định được khi có sự giám sát hoạt động thiết bị, máy móc liên tục.

Giám sát hoạt động của thiết bị sẽ cần có sự tính toán về thời gian, công suất và các thông tin từ nhà sản xuất. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể lập kế hoạch dự phòng và lên lịch thời gian ngừng hoạt động để thực hiện bảo trì. Phương pháp giám sát này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động thời gian và có thể xác định chính xác nguyên nhân gây lỗi thiết bị để khắc phục nhanh chóng nhất.

Một số tiêu chí giám sát hoạt động của hệ thống máy móc, thiết bị:

  • Phân tích dầu
  • Phân tích hồng ngoại và nhiệt 
  • Phân tích áp suất
  • Phân tích âm học
  • Phân tích rung động
  • Phân tích siêu âm
  • Phân tích điện

Tuy nhiên, việc giám sát chỉ số này sẽ rất khó khăn nếu thực hiện trên giấy bút. Vì vậy quản lý bảo trì bằng công nghệ sẽ là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp.

Áp Lực Sản Xuất

Áp lực tăng năng suất là điều dễ dàng nhận thấy ở mọi doanh nghiệp. Những áp lực từ cấp trên trực tiếp khiến người vận hành, bảo trì muốn tận dụng máy móc, thiết bị một cách tối đa. Điều này có thể dễ đến tình trạng có thể họ đã thấy lỗi thiết bị. Nhưng vì cần sản xuất theo yêu cầu nên họ đã bỏ qua lỗi đó để có thể tiếp tục vận hành.

Áp lực sản xuất khến lỗi máy móc, thiết bị không được chú ý
Áp lực sản xuất khến lỗi máy móc, thiết bị không được chú ý

Trong tâm lý họ sẽ để khi tình trạng máy móc, thiết bị cần sửa chữa nhiều hơn sẽ tiến hành thực hiện. Vấn đề thực tế này chính là một trong những lý do không thể bỏ qua. Sức cạnh tranh, áp lực khiến lỗi thiết bị không thể được xử lý ngay lập tức, tạo nên những hệ luỵ như máy móc ngừng hoạt động, thời gian sửa chữa kéo dài..

Hiểu được các nguyên nhân gây lỗi thiết bị chính xác cách tốt nhất để giải quyết triệt để. Chủ động bảo trì, bảo dưỡng là một trong những cách tốt nhất tăng tuổi thọ máy móc, thiết bị. Doanh nghiệp sẽ luôn đảm bảo được quá trình sản xuất theo kế hoạch.

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com









Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com