Các đơn vị sản xuất, xưởng sản xuất trong các doanh nghiệp đang ngày càng nhận được sự chú trọng đầu tư từ các cấp lãnh đạo, khi mà chỉ vài năm trước đây doanh nghiệp vốn chỉ tập trung đến các vấn đề tiếp thị hoặc tài chính.
Cũng trong bối cảnh nhu cầu về sản xuất hàng hóa ngày một lớn hiện nay, doanh nghiệp cũng ngày càng cần phải chú trọng trong việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa và giảm thiểu chi phí. Bởi đó, các xưởng sản xuất ngày nay đang dần tìm đến các giải pháp tự động hóa và công nghiệp 4.0 để tăng hiệu quả trong sản xuất.
Tại bài viết dưới đây, chúng ta sẽ khám phá việc sử dụng tự động hóa trong sản xuất. Bao gồm các loại tự động hóa khác nhau, các ví dụ về sản xuất tự động và những lợi ích chính của tự động hóa sản xuất.
Tự động hóa xưởng sản xuất là gì?
Trong bối cảnh xưởng sản xuất hiện nay, tự động hóa là hoạt động sử dụng các thiết bị công nghệ để tự động hóa hệ thống hoặc quy trình sản xuất. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy hiệu quả cao hơn bằng cách tăng năng lực sản xuất hoặc giảm chi phí, hoặc cả 2 yếu tố.
Tự động hóa ngày nay đã được biết đến nhiều hơn đó là sử dụng máy móc để giảm bớt công việc do con người thực hiện. Điều này trở nên có tính liên kết hơn với các hệ thống cơ điện được lập trình sẵn để thực hiện nhiều quy trình khác nhau. Mặc dù tự động hóa có thể không phù hợp với mọi doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều có thể tìm thấy lợi ích trong các loại tự động hóa cố định, lập trình hoặc linh hoạt.
Tham khảo:
Xu hướng công nghệ: Tương lai rộng mở cho ngành máy móc công nghiệp
7 bước thiết lập kế hoạch đánh giá rủi ro dành cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số và xu hướng trong lĩnh vực sản xuất
Các loại công nghệ tự động hóa ứng dụng trong xưởng sản xuất
Công nghệ tự động hóa cố định
Tự động hóa cố định trong xưởng sản xuất được mang sự đặc trưng sản xuất khối lượng lớn và rào cản hội nhập cao. Ngoài ra, còn có một nhiệm vụ khác được gọi là tự động hóa cứng, trong đó hầu hết các chương trình được thiết lập sẵn trong các máy móc này có nhiệm vụ riêng lẻ. Tốc độ và trình tự của các quá trình trong tự động hóa cố định được thiết lập bởi thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất cố định.
Một ví dụ về tự động hóa cố định xưởng sản xuất có thể được thấy trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Các nhà sản xuất lớn có thể sản xuất ra hơn một triệu bộ phận trước khi thiết kế thay đổi. Ngoài ra, các quy trình như dập hoặc đúc được sử dụng có thể không yêu cầu hệ thống điều khiển phức tạp như phay tự động hoặc hàn robot.
Thông thường khối lượng sản xuất liên quan đến tự động hóa cố định thì thời gian không thể thay đổi. Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với tự động hóa cố định sẽ yêu cầu phải ngắt dây chuyền và nhân viên kỹ thuật sẽ hoán đổi dụng cụ theo cách thủ công. Chi phí và thời gian cho khoảng thời gian chết này tương đối lớn. Do vậy, đối với khối lượng hàng hóa trong xưởng sản xuất thấp và vòng đời ngắn, doanh nghiệp cần cân nhắc yếu tố tự động hóa có thể áp dụng.
Công nghệ tự động hóa lập trình
Tính đặc trưng của tự động hóa lập trình đó là có thể sản xuất từ vài chục đến hàng nghìn đơn vị, giải pháp tự động hóa lập trình có thể được liên kết với các loại hàng hóa được sản xuất hàng loạt. Phương pháp tự động hóa này cung cấp khả năng sản xuất nhiều loại bộ phận hay sản phẩm hơn.
Tuy nhiên vẫn cần một khoảng thời gian chết để thay đổi hoạt động trong xưởng sản xuất. Bởi thời gian ngừng hoạt động cần phải diễn ra, do đó sẽ được các nhà quản lý cân nhắc về thời gian sản xuất và kích thước lô hàng. Tuy nhiên sự tốn kém về thời gian và chi phí do sự ngưng trệ sản xuất đã dẫn đến sự mở rộng của giải pháp tự động hóa linh hoạt được thông tin dưới đây.
Công nghệ tự động hóa linh hoạt
Tự động hóa linh hoạt được ứng dụng để thay đổi hoạt động tại xưởng sản xuất một cách tự động. Điều này có thể hạn chế các thiết bị sử dụng các bộ phận dùng chung hay các công cụ tương tự có yêu cầu thiết bị bổ sung để có thể thực hiện việc thay đổi tự động.
Ngoài ra, do sự thay đổi linh hoạt của hình thức tự động hóa này do vậy giải pháp sẽ được kết nối với các mạng dữ liệu để cung cấp sự giám sát và điều khiển từ xa. Các chương trình tự động hóa sẽ được phát triển ngoại tuyến trên máy tính. Tùy thuộc vào cách thiết bị được kết nối, một kỹ thuật viên có thể tải lên và khởi chạy chương trình mới hoặc đưa vào quá trình sản xuất đang có sẵn dù đang ở bất kỳ đâu.
Lợi ích của tự động hóa trong xưởng sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất đang ngày càng ứng dụng tự động hóa để tăng độ chính xác, tính nhất quán và đạt hiệu quả hoạt động cao. Để bắt đầu vào quá trình tự động hóa này, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Mục tiêu càng cụ thể, càng dễ dàng đưa ra giải pháp.
Các mục tiêu về tăng sản lượng nói chung đều chỉ ra rằng doanh nghiệp cần nắm bắt được điều gì có thể ảnh hưởng đến sản xuất để từ đó nhanh chóng tích hợp các cảm biến và thiết bị giám sát thiết bị và sản xuất dữ liệu, đồ họa,… Điều này giúp cho hoạt động sản xuất dễ dàng kết nối với nhau nhằm phục vụ các lợi ích khác mà doanh nghiệp đặt ra.
- Giảm thời gian chết
- Cung cấp những dữ liệu bảo trì dự đoán
- Cải thiện tính chính xác khi đưa ra quyết định
Việc giám sát và theo dõi hoạt động các thiết bị có thể giúp chỉ ra khi nào cần triển khai hoạt động bảo trì hoặc mỗi khi có sự cố hỏng hóc. Theo dõi hiệu suất có thể giúp đưa ra các quyết định vận hành thông minh hơn và lên lịch bảo trì phù hợp để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của xưởng sản xuất. Việc được cung cấp dữ liệu về thời gian thực có thể giúp doanh nghiệp và nhà sản xuất nắm bắt thời gian thực hiện và có sự ước tính lịch trình sản xuất chính xác hơn.
Ngoài ra, các thiết bị tự động sẽ giúp cải thiện chất lượng và giảm sự thay đổi nếu có trong quá trình sản xuất. Nhìn chung, giám sát tự động cung cấp cho nhà sản xuất cũng như xưởng sản xuất một mô hình dễ dự đoán hơn nhằm đưa ra các quyết định về chiến lược chính xác hơn, đồng thời cung cấp tính minh bạch cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động sản xuất.
Tương lai của tự động hóa trong sản xuất đang tiến tới phát triển công nghệ robot tự động hóa, máy thị giác, IIoT và các công nghệ kỹ thuật số khác. Để có thể tận dụng sự phát triển vượt bậc của công nghệ tự động hóa ngày này, doanh nghiệp cần nắm rõ mục tiêu của mình cũng như điều gì ảnh hưởng đến sản xuất và lợi ích mà công nghệ sẽ đem lại.
Hãy giảm thiểu sự phức tạp, tuân theo các nguyên tắc kỹ thuật phù hợp và thúc đẩy hoạt động dịch vụ với khách hàng để có thể ứng dụng hiệu quả phương thức làm việc tự động hóa này.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Speedmaint. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau!
Ngoài ra, để không bỏ lỡ các sự kiện diễn ra bởi Speedmaint, hãy theo dõi các Events của chúng tôi tại ĐÂY!
Doanh nghiệp tham khảo thêm:
Sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing là gì?
Xu hướng công nghệ: Tương lai rộng mở cho ngành máy móc công nghiệp
Quản lý vật tư là gì? Quy trình quản lý nguồn nguyên liệu, vật tư trong doanh nghiệp sản xuất
10 năng lực cần đánh giá khi tuyển dụng Giám đốc sản xuất
Kaizen là gì? 6 bước thần tốc giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến quy trình
Lợi ích của bảo trì kế hoạch trong doanh nghiệp sản xuất
Giải mã các số liệu bảo trì trong phương pháp bảo trì có kế hoạch