Thiết Bị Gặp Sự Cố Gây Ra Thiệt Hại Nghiêm Trọng Thế Nào Cho Doanh Nghiệp?

Bạn là doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận! Vậy bạn đã thật sự tối ưu hóa chi phí cho công ty khi thiết bị gặp sự cố chưa? Trên thực tế, trong quá trình hoạt động sản xuất khó tránh khỏi những vấn đề trang thiết bị tài sản gặp sự cố trục trặc, trì trệ, hỏng hóc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Mục lục nội dung

Các Sự Cố Về Tài Sản Trong Quá Trình Hoạt Động, Sản Xuất – Doanh Nghiệp Thường Gặp

Để biết doanh nghiệp phải gánh những hậu quả gì từ việc thiệt hại về tài sản, chúng ta cần biết nguyên nhân gây ra những sự cố đó đến từ đâu để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tài sản gặp doanh nghiệp gặp vấn đề:

Thiết bị gặp sự cố do cháy nổ

Tại Hà Nội, tháng 8 năm 2019, vụ cháy xảy ra tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, tại khu nhà xưởng của công ty đã gây ra thiệt hại lớn.  Sự việc dẫn đến sự lo sợ của người dân và thiệt hại nặng nề về ngân sách công ty. Có thể thấy hậu quả của vụ cháy ảnh hưởng đến đời sống người dân Hà Nội đến tận bây giờ do thủy ngân đã ngấm vào dòng chảy nguồn nước.

Cháy nổ là vấn đề mà doanh nghiệp khó kiểm soát và lường trước, hạn chế xảy ra tuy nhiên thiệt hại do cháy nổ hết sức nghiêm trọng. 

Nguyên nhân của các vụ cháy thường do trong quá trình sản xuất, máy móc hoạt động quá công suất, sơ suất người lao động hoặc do yếu tố môi trường. Tác hại của sự cố quá tải trong khi hoạt động của máy móc thiết bị sẽ rất lớn nếu vấn đề này không được quan tâm, chú trọng.

Thiết bị gặp sự cố do cháy nổ

Mặc dù là yếu tố khách quan, tuy nhiên doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý tài sản máy móc, thiết bị phân xưởng, hàng tồn kho kỹ lưỡng để tránh gây thiệt hại về người và tài sản.

Người lao động gây thiệt hại về tài sản trong doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất không ít trường hợp người lao động vận hành, sử dụng thiết bị làm hư hại, tiêu hao vật tư quá mức ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của công ty. 

Tại Bắc Ninh, 20/5/2020 xảy ra vụ trộm cắp tài sản tại khu vực bến bãi vận chuyển hàng hóa công ty Đông Đô, đối tượng trộm cắp là công nhân của doanh nghiệp. Nguyên nhân của vụ việc do sự lơ là, không kiểm soát chặt chẽ của doanh nghiệp dẫn đến hậu quả thiệt hại về tài sản.

Do vậy, doanh nghiệp nên chú trọng công tác quản lý tài sản trong công ty chặt chẽ. Bởi tài sản chính là công cụ tạo ra sản phẩm, có sản phẩm doanh nghiệp mới có thể kinh doanh buôn bán, tạo ra doanh thu và lợi nhuận.
Xem thêm: Tầm quan trọng của công tác quản lý bảo trì thiết bị máy móc trong doanh nghiệp

Sử dụng quá tải dẫn đến thiết bị gặp sự cố 

Giả sử doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, tăng thời gian sản xuất lên 200% để hoàn thành đơn đặt hàng của đối tác, hoặc triển khai chiến lược kinh doanh. 

Điều đó đồng nghĩa các thiết bị máy móc trong công ty phải hoạt động gấp đôi ngày thường trong một thời gian nào đó. Điều đó vô hình chung làm ảnh hưởng đến công suất của thiết bị dẫn đến tài sản gặp sự cố, trục trặc, trì trệ, tiêu tốn nhiên liệu, thậm chí là dừng hoạt động. 

Sự cố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất toàn bộ dây chuyền, và không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, kết quả kinh doanh toàn doanh nghiệp.

Vận hành không đúng thiết kế ban đầu của thiết bị dẫn đến giảm tốc độ, sản phẩm đầu ra bị khuyết tật

Dù là sản phẩm hữu hình hay sản phẩm số, chúng đều được hoạt động theo một nguyên lý thiết kế ban đầu để mang lại kết quả cao nhất cho người dùng. 

Tuy nhiên trong quá trình vận hành bạn vô tình đã bỏ qua một công đoạn hoặc vận hành sai nguyên lý hoạt động được thiết kế của thiết bị. Sự cố đó có thể dẫn đến thiết bị hoạt động chậm chạp, cho ra sản phẩm lỗi, hoặc dừng hoạt động.

Vận hành không đúng thiết kế ban đầu của thiết bị dẫn đến giảm tốc độ, sản phẩm đầu ra bị khuyết tật
Vận hành không đúng thiết kế ban đầu của thiết bị dẫn đến giảm tốc độ, sản phẩm đầu ra bị khuyết tật

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các nhà cung cấp phần mềm quản lý bảo trì thiết bị sản có uy tín không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài sản mà còn cung cấp đội ngũ chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các doanh nghiệp mỗi ngày. 

Tài sản gặp sự cố do chuyển giao công nghệ

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhận vốn đầu tư nước ngoài qua hoạt động chuyển giao công nghệ giúp doanh nghiệp có máy móc sản và tăng dòng vốn mà không cần lắp đặt dây chuyền thiết bị mới.

Tuy nhiên hơn 30% thiết bị máy móc được nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài có vấn đề về kỹ thuật. Điều đó sẽ gây ra câu chuyện “tiền mất tật mang” vừa không được sử dụng vừa mất vốn và phải giải quyết câu chuyện ô nhiễm môi trường đối với cộng đồng.

Do vậy, doanh nghiệp nên đánh giá thẩm định tài sản được chuyển giao một cách cẩn thận và xác định rõ tình trạng hoạt động của máy móc.

Thông thường máy móc từ các nước công nghệ chuyển giao sẽ có động cơ rất bền và hiện đại, do đó doanh nghiệp có thể khai thác tài sản bằng cách bảo trì, nâng cấp thiết bị và tiếp tục sử dụng.

Tài sản gặp sự cố do chuyển giao công nghệ
Tài sản gặp sự cố do chuyển giao công nghệ

Hậu Quả Doanh Nghiệp Phải Gánh Chịu Khi Gặp Sự Cố Về Tài Sản

Máy móc, thiết bị gặp sự cố trong doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, hiệu quả kinh doanh, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.

Một vài hậu quả quan trọng cơ bản mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tài sản gặp sự cố:

Gián đoạn quy trình sản xuất – giảm hiệu suất công việc

Máy móc, thiết bị được lắp đặt theo công nghệ khép kín, tất cả các công đoạn, các khâu sản xuất trong doanh nghiệp có sự liên kết với nhau nhằm chuyên môn hóa sản xuất. Do đó khi một thiết bị gặp vấn đề làm ảnh hưởng đến một khâu sản xuất nhất định, điều đó kéo theo toàn bị quy trình sản xuất sẽ bị gián đoạn.

Nếu sự cố không được xử lý tức thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động kinh doanh, hiệu suất công việc, doanh số sản phẩm và lãng phí thời gian, nguồn vốn của doanh nghiệp.

Thiệt hại về chi phí

Mọi sai lầm đều phải đánh đổi bằng một cái giá nhất định”

Trong kinh doanh điều này lại càng chính xác, việc doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý tài sản dẫn đến thiệt hại, hư hỏng, hậu quả nghiêm trọng nhất doanh nghiệp phải gánh chịu chính là tổn thất mặt chi phí.

Chi phí nâng cấp, sửa chữa, bảo trì, chi phí thời gian sản xuất bị gián đoạn, thậm chí là chi phí thay mới thiết bị. Đó chính là hậu quả mà doanh nghiệp phải đối mặt do công tác quản lý tài sản, lên kế hoạch bảo dưỡng thiết bị quá kém. Vì vậy, công tác quản lý tài sản, máy móc, thiết bị ngày nay phải được đặt lên hàng đầu để tránh sự thâm hụt quá lớn về ngân sách của công ty.

Thiệt hại về chi phí
Thiệt hại về chi phí

Lãng phí thời gian

Trong kinh doanh, đến một thời gian nào đó doanh nghiệp luôn phải đong đếm giữa thời gian và tiền bạc để đưa ra quyết định. Việc chậm trễ trong sản xuất ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng, quý, năm.

Điều này cũng dẫn theo hàng loạt hệ lụy về sau liên quan đến doanh số thường niên, lợi nhuận, tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp, phân phối cổ tức, số thuế phải nộp của doanh nghiệp trong năm…

Giảm chất lượng sản phẩm

Khi tài sản gặp sự cố, nếu doanh nghiệp không có công tác quản lý chặt chẽ có thể rất khó phát hiện ra để đưa ra giải pháp khắc phục. Dù máy móc đang trục trặc nhưng vẫn hoạt động và vô tình cho ra hàng loạt sản phẩm lỗi, không đảm bảo chất lượng.

Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và uy tín của doanh nghiệp. Những sản phẩm lỗi đó nếu không được kiểm soát kỹ lưỡng khi đến tay khách hàng, doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội khách hàng quay lại lần sau.

Mất nhiều cơ hội kinh doanh

Cơ hội trong kinh doanh là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào đều muốn chớp thời cơ để trở thành kỳ lân trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, khi tài sản của doanh nghiệp đang gặp vấn đề khá nghiêm trọng, doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất đáp ứng đơn hàng của đối tác trong thời gian yêu cầu.

Điều đó vừa làm mất đi cơ hội nhận đầu tư vừa đánh mất niềm tin của doanh nghiệp đối tác về sự đảm bảo, đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất.

Vậy khắc phục những hậu quả khi tài sản gặp sự cố trong doanh nghiệp như thế nào?

Giải Pháp Bảo Trì SpeedMaint Giải Quyết Vấn Đề Thiệt Hại Tài Sản Trong Quá Trình Sản Xuất

Một trong những sai lầm của chúng ta là để vấn đề xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết.

Nếu doanh nghiệp có biện pháp đẩy mạnh quản lý, theo dõi, giám sát tình hình tài sản thì mọi vấn đề nghiêm trọng trên đều không xảy ra. Vì thế, bài viết đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý tài sản để mức rủi ro về vấn đề thiệt hại tài sản thấp nhất.

Tầm quan trọng của việc quản lý bảo trì thiết bị, máy móc bằng công nghệ phần mềm
Tầm quan trọng của việc quản lý bảo trì thiết bị, máy móc bằng công nghệ phần mềm

Trường hợp doanh nghiệp bạn đang gặp “sự cố về tài sản” và cần hướng giải quyết cấp thiết. Phương pháp tối ưu nhất được các doanh nghiệp hiện nay tin tưởng lựa chọn đó là biện pháp nâng cấp, bảo trì tài sản.

Việc áp dụng công tác bảo trì tài sản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản lớn chi phí thay vì thay mới thiết bị. Nếu doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích công tác quản lý bảo trì thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm giải pháp bảo trì tài sản SpeedMaint tại đây.

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com










 

Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com