Rủi Ro Trong Sản Xuất Là Gì? Kế Hoạch Kiểm Soát Rủi Ro Trong Sản Xuất?

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần xem xét các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các hoạt động diễn ra hàng ngày. Rủi ro có thể phát sinh từ nguyên vật liệu được sử dụng, thiết bị, con người,... Vậy hãy cùng SpeedMaint tìm hiểu rõ về những rủi ro trong sản xuất và thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu khả năng xảy ra những rủi ro

Mục lục nội dung

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần xem xét các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các hoạt động diễn ra hàng ngày. Rủi ro có thể phát sinh từ nguyên vật liệu được sử dụng, thiết bị, con người,… tác động tiềm tàng đối với doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng. Tất cả đều có thể là một rủi ro được gọi tên. 

Tùy thuộc vào quan điểm cá nhân, trọng tâm của hoạt động quản lý rủi ro có thể giúp giảm thiểu những tình huống xấu cho doanh nghiệp, khách hàng. Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp thì trọng tâm có thể là tài chính, trong đó tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm chính hoặc tác động tiềm ẩn đến lợi nhuận của các cổ đông khác. Tuy nhiên lại có nhiều tổ chức đặt trọng tâm cao vào danh tiếng, bất kỳ thiệt hại tiềm ẩn nào đối với danh tiếng của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng lâu dài, do đó những rủi ro gây ảnh hưởng đó cần được xác định và thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu khả năng xảy ra những rủi ro. 

Đối với doanh nghiệp sản xuất, trong mọi quy trình cần có một chương trình xác định rủi ro toàn diện, đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro, giảm thiểu rủi ro và giám sát sự rủi ro. Một chương trình như vậy cần phải có bao gồm tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh để đảm bảo trong tất cả các lĩnh vực thì những rủi ro quan trọng đều được nắm bắt. 

>>> Xem thêm: Ứng dụng công nghệ tự động hóa tăng hiệu suất cho xưởng sản xuất

Nguyên Tắc, Thực hành Và Thực Hiện “Kiểm Soát Rủi Ro Trong Sản Xuất”

Xây dựng kế hoạch kiểm soát rủi ro trong sản xuất

Giai đoạn đầu tiên của nhiều doanh nghiệp sản xuất trong việc thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro trong sản xuất thường là soạn thảo kế hoạch quản lý rủi ro. Cần có kế hoạch kiểm soát rủi ro để đảm bảo rằng có một lộ trình rõ ràng, khách quan trong việc xác định rủi ro được tạo ra và ngăn ngừa được các yếu tố rủi ro thiết yếu dễ bị lãng quên. Kế hoạch cần xác định những người có liên quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hiệu quả quá trình kiểm soát rủi ro. 

Xây dựng kế hoạch kiểm soát rủi ro trong sản xuất

Kế hoạch sẽ giải quyết nhu cầu xem xét của ban lãnh đạo đối với quá trình kiểm soát rủi ro trong sản xuất. Kế hoạch sẽ xác định cách thức và thời gian các cuộc đánh giá diễn ra. Nếu kế hoạch liên quan đến một sản phẩm cụ thể, thì kế hoạch cần giải quyết toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ giai đoạn đầu tiên đến sản xuất và đưa vào sử dụng sau sản xuất.

Tương tự như vậy, đối với rủi ro trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất, kế hoạch rủi ro cần bao gồm toàn bộ phạm vi trách nhiệm và tác động trong toàn bộ quá trình. 

Các tiêu chí về khả năng chấp nhận rủi ro cần được xác định trong kế hoạch. Kế hoạch phải nêu rõ cách thức thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro bắt buộc và tính hiệu quả của biện pháp kiểm soát đó được xác nhận.

Kế hoạch phải phác thảo cách thức thông tin được thu thập và đưa trở lại quá trình phân tích rủi ro trên các cơ sở liên tục.

>>> Xem thêm: Định nghĩa về quy trình sản xuất và các loại hình phổ biến trong doanh nghiệp

Thực hiện quy trình Kiểm soát rủi ro

Để thực hiện quy trình rủi ro, cần phải liên tục đặt ra câu hỏi. Những rủi ro tiềm ẩn là gì? Cái nào có hại nhất? Nguyên nhân gốc rễ liên quan đến rủi ro là gì? Những rủi ro nào dễ xảy ra nhất?

Thực hành thông thường sẽ dành cho một đội nhóm (nhóm kiểm soát rủi ro) với một loạt các kỹ năng và năng lực để tham gia vào quá trình kiểm soát rủi ro.

Khi đội nhóm kiểm soát rủi ro xác định các rủi ro tiềm ẩn, thì họ cần xác định các tiềm ẩn để giải quyết từng rủi ro. Các hành động này sẽ được thống nhất và thực hiện. Khi được thực hiện thì cần xác nhận tính hiệu quả của cách hành động được thực hiện, Kế hoạch rủi ro và các biện pháp rủi ro cần được cập nhật để phản ánh bất kỳ thay đổi nào về sản phẩm hoặc quy trình và mức độ rủi ro gây ra. 

Những người phụ trách kiểm soát rủi ro sẽ cần phải liên tục theo dõi tính hiệu quả và các hành động đã thực hiện và liên tục cập nhật kế hoạch rủi ro.

>>> Xem thêm: Công nghệ tự động hóa sẽ thay thế con người như thế nào?

Các công cụ và kỹ thuật tạo thuận lợi cho quy trình kiểm soát rủi ro trong sản xuất 

Khi đánh giá rủi ro, doanh nghiệp nên xem xét việc áp dụng các công cụ đánh giá rủi ro. Lợi ích chính trong việc áp dụng các phương pháp này là các công cụ giúp phân tích dựa trên thực tế và có thể giúp rút ra kiến thức từ những nhân viên có năng lực trong các giai đoạn khác nhau của chương trình kiểm soát rủi ro.

Xác định mức độ rủi ro sản xuất

Đối với mỗi khía cạnh của rủi ro, doanh nghiệp cần thiết lập một phương pháp xác định và đo lường mức độ rủi ro, có thể là tài chính, liên quan đến khách hàng, quy định,…

Khi doanh nghiệp tiến hành quá trình đánh giá rủi ro, doanh nghiệp sẽ xác định được danh sách các rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng một số công cụ để xác định độ nghiêm trọng tiềm ẩn, xác suất và khả năng phát hiện của từng rủi ro tiềm ẩn.

Xác định mức độ rủi ro

Sau đó, doanh nghiệp cần kết hợp từng khía cạnh rủi ro. Có một loạt các phương pháp để kết hợp các biện pháp khác nhau này lại là tính ra con số mức độ rủi ro duy nhất theo công thức sau: 

Mức độ nghiêm trọng (S)  x  Xác Suất (P) x Khả năng phát hiện (D) = Số mức độ rủi ro (hoặc số mức độ ưu tiên rủi ro – RPN) 

Trách nhiệm quản lý

Trách nhiệm của quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp sản xuất là đảm bảo cung cấp các nguồn lực, các cá nhân có năng lực, các nhân viên có năng lực được chỉ định vào quy trình rủi ro, chính sách về khả năng chấp nhận rủi ro được xác định và lập thành văn bản cũng như việc đánh giá hiệu quả của ban quản lý đối với quy trình rủi ro theo quy định. 

Lưu trữ tệp kiểm soát rủi ro 

Tệp thông tin kiểm soát rủi ro nên được lưu trữ. Tệp thông tin kiểm soát rủi ro cần xác định rõ nguồn gốc đối với các mối nguy khác nhau đã được xác định, tệp thông tin kiểm soát rủi ro cũng cần xác định phân tích rủi ro được thực hiện, ghi lại đánh giá rủi ro, chi tiết việc thực hiện biện pháp rủi ro, xác minh tính đầy đủ của các biện pháp kiểm soát rủi ro khác nhau và lập hồ sơ đánh giá khả năng chấp nhận của các rủi ro còn lại.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Speedmaint. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau!


>>> Xem thêm: Bắt kịp 5 phần mềm quản lý sản xuất này, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa hiệu suất

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com










 

Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com