Nghiên cứu của JILL cho thấy, các doanh nghiệp phụ thuộc vào bảo trì phản ứng lãng phí hàng trăm nghìn đô la mỗi năm cho chi phí thời gian chết và chi phí khắc phục sự cố máy móc thiết bị.
Tin tốt là doanh nghiệp đã có chiến lược bảo dưỡng phòng ngừa để khắc phục tình trạng lãng phí do bảo trì phản ứng gây ra.
Trước tiên hãy cùng Speedmaint nghiên cứu bản chất của bảo dưỡng phòng ngừa và sự khác biệt của bảo trì phòng ngừa và bảo trì phản ứng.
Bảo trì phản ứng là phương pháp bảo trì nhằm khắc phục lỗi hư hỏng của thiết bị, máy móc hoặc hệ thống tài sản trở về trạng thái hoạt động bình thường. Về bản chất bảo trì phản ứng tập trung vào việc chuẩn đoán lỗi và sửa chữa lỗi của máy móc thiết bị.
Tuy nhiên, bảo trì phòng ngừa hay bảo dưỡng phòng ngừa là công việc được thực hiện một cách thường xuyên theo lịch trình nhằm giảm khả năng hư hỏng và ngừng hoạt động của máy móc thiết bị. Về bản chất, bảo trì phòng ngừa là việc làm mới, tái tạo các bộ phận cấu thành trong máy móc hạn chế khả năng máy móc gặp lỗi.
>>> Xem thêm bài viết: Phương Pháp Lập Và Triển Khai Một Kế Hoạch Bảo Trì Phòng Ngừa Hiệu Quả
Làm sao để xây dựng một quy trình bảo dưỡng phòng ngừa hiệu quả tối ưu chi phí và hạn chế khả năng gặp sự cố của máy móc thiết bị?
Để chiến lược bảo trì phòng ngừa của doanh nghiệp thực sự hữu ích, bước đầu tiên doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu trong chiến lược bảo trì.
Doanh nghiệp muốn gì từ chiến lược bảo trì?
Để giảm thời gian chết, tăng tuổi thọ của tài sản, giảm chi phí hoặc giảm tỷ lệ gián đoạn sản xuất?
Doanh nghiệp cần xác định các nội dung công việc đã làm cho mục tiêu này và thống kê những máy móc thiết bị cần ưu tiên bảo trì.
Trong quá trình xác định mục tiêu bảo trì, hội đồng bảo trì hãy trả lời những câu hỏi sau:
Từ đó doanh nghiệp có thể xác định hệ thống máy móc nào cần được ưu tiên bảo trì phòng ngừa để tối ưu chi phí, gia tăng hiệu suất.
Để chiến lược bảo trì của doanh nghiệp diễn ra đúng kế hoạch, các thông tin thực tiễn về tài sản, lịch sử bảo trì đóng vai trò hết sức quan trọng.
Doanh nghiệp cần thu thập thông tin bảo trì từ sổ sách, excel hoặc phần mềm CMMS đồng thời thực hiện kiểm kê tài sản trong kho, xưởng sản xuất, văn phòng để xác định kế hoạch bảo trì cụ thể.
Kế hoạch bảo trì cần có sự tham gia của đội ngũ bảo trì vì đây là những người hiểu rõ nhất về tình trạng thiết bị trong xưởng sản xuất của doanh nghiệp.
Do đó, nhà quản lý cần thông báo với đội ngũ kỹ thuật viên về mục tiêu bảo trì để đội ngũ kỹ thuật tham gia xác định danh sách công việc cần làm cụ thể cho từng thiết bị máy móc như chuẩn bị công cụ, nhiên liệu, thiết bị thay thế, sắp xếp thời gian thực hiện,…
Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, doanh nghiệp đã có danh sách tất cả nhiệm vụ cần làm cho công tác bảo trì tài sản. Việc tiếp theo là xác định các chỉ số KPI bảo trì như thời gian thực hiện, người thực hiện, chi phí thực hiện, định mức nguyên liệu,…cho dự án bảo trì.
Tất cả những việc còn lại là nhập dữ liệu, công việc cụ thể vào phần mềm quản lý bảo trì và giao nhiệm vụ cho nhân viên phụ trách từng máy móc, thiết bị để quá trình theo dõi, quản lý và đánh giá diễn ra dễ dàng hơn.
Trong công tác triển khai công tác bảo trì, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:
Bước cuối cùng của quy trình bảo dưỡng phòng ngừa là đánh giá kết quả chiến lược bảo trì.
Các tiêu chí đánh giá kết quả bảo trì phòng ngừa trong doanh nghiệp:
>>> Xem thêm bài viết: Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị thời đại chuyển đổi số 4.0
Các yếu tố đánh giá KPI bảo trì như thời gian, chi phí, chất lượng bảo trì phải đạt yêu cầu đề ra ít nhất 90%.
Doanh nghiệp cần đảm bảo tối thiểu 80% công tác bảo trì dành cho bảo trì phòng ngừa theo lịch trình và chỉ 20% bảo trì phản ứng để đảm bảo quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Cố gắng hoàn thành tất cả các đơn hàng công việc trước thời hạn, với mức lãi 10%. Đó là nếu doanh nghiệp có một nhiệm vụ phải hoàn thành trong 100 ngày, hãy cố gắng hoàn thành chỉ trong 90 ngày (trước thời hạn 10 ngày).
Phần mềm CMMS mang lại rất nhiều tính năng hữu ích trong công tác quản lý máy móc thiết bị, lên kế hoạch bảo trì, theo dõi tiến độ bảo trì, quản lý đội ngũ kỹ thuật bảo trì,…Do đó doanh nghiệp không nên bỏ lỡ nguồn tài nguyên bao la của phần mềm CMMS.
Trên đây là bài viết hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng một quy trình bảo dưỡng phòng ngừa mà Speedmaint đã biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp về phương pháp bảo trì phòng ngừa máy móc thiết bị.
>>> Xem thêm bài viết: Cách thuyết phục lãnh đạo và nhân viên triển khai chương trình bảo trì phòng ngừa
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.