Tuy nhiên, để một nhà máy nước sạch hoạt động hiệu quả cần đảm bảo 3 yếu tố: chất lượng nguồn nước đầu vào, hệ thống máy móc hiện đại và các chất làm sạch nguồn nước an toàn. Trong đó, đảm bảo hệ thống máy móc tài sản luôn khỏe mạnh là vấn đề hàng đầu các doanh nghiệp cấp nước cần chú trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng nước doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
Ở bài viết hôm nay, Speedmaint cung cấp câu chuyện về “Cách Doanh nghiệp cấp nước Sơn La quản lý tài sản thiết bị bằng phương pháp công nghệ số Speedmaint CMMS”
>>> Xem thêm câu chuyện khách hàng: Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Thọ bắt tay chuyển đổi số với giải pháp Quản lý bảo trì SpeedMaint CMMS
1. Vài nét về công ty Cổ phần Cấp nước Sơn La
Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn La là đơn vị cung cấp nước sạch quy mô lớn tại tỉnh Sơn La bao gồm 4 xí nghiệp và 9 chi nhánh: Yên Mộc, Mộc Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phú Yên, Sông Mã, Thuận Châu, Sốp Cộp. Sau nhiều năm hoạt động, hiện nay đơn vị cấp nước Sơn La đã có hơn 187.000 khách hàng sử dụng. Với quy mô lớn công ty hiện đang sở hữu hơn 1500 tài sản thiết bị lớn nhỏ phân bổ tại 4 nhà máy xí nghiệp và hơn 270 công nhân viên chuyên môn.
2. Những bất cập về vấn đề tài sản làm “kìm hãm” sự phát triển của doanh nghiệp Cấp nước Sơn La
Quy mô và số lượng tài sản lớn là ưu thế cạnh tranh của đơn vị này trên thị trường đồng thời cũng là thách thức lớn đối với ban quản trị trong công tác quản lý tài sản thiết bị khoa học.
Hiện nay, đơn vị này vẫn đang quản lý thông tin tài sản, dữ liệu bảo trì bằng bảng tính excel hoặc ghi chép thủ công. Điều đó đã làm xuất hiện vô vàn các vấn đề về tài sản:
Vấn đề về quản lý tài sản:
- Không kiểm soát chính xác số lượng tài sản hiện có
- Tài sản thiết bị thất thoát không rõ nguyên nhân
- Các máy móc thiết bị như máy bơm, máy móc, máy khử,… hư hỏng đột ngột cần thời gian khắc phục làm gián đoạn quy trình sản xuất
- Thông tin, hồ sơ tài sản ghi chép thủ công dẫn đến thất lạc. Nhà quản lý không thể nắm bắt tình trạng tái sản thiết bị ở thời điểm hiện tại
- Ban quản trị không biết tài sản đang được sử dụng ở xí nghiệp nhà máy nào và ai phụ trách
- Việc điều phối tài sản, mua sắm tài sản mới, thanh lý tài sản hư hỏng trở nên rườm rà nhiều bước dẫn tới lãng phí thời gian
Vấn đề về quản lý công việc bảo trì
- Thông tin, dữ liệu bảo trì tài sản không được ghi chép đầy đủ hoặc sai sót dẫn đến công tác bảo trì thiếu chính xác
- Lập kế hoạch bảo trì thủ công theo kiểu hỏng đâu sửa đó không có lịch trình cụ thể
- Bảo trì khắc phục chiếm 70% công tác bảo trì trong doanh nghiệp
- KPIs bảo trì nhân viên không sát thực tế
- Đội ngũ kỹ thuật, nhân viên không theo dõi công việc bảo trì và giao việc của cấp trên
- Việc trao đổi công việc hoạt động bảo trì không nhất quán dẫn đến thực hiện sai so với yêu cầu ban quản lý
3. Ban lãnh đạo Cấp nước Sơn La đồng hành của Speedmaint CMMS mong muốn tháo gỡ những vấn đề tồn đọng
Từ những vấn đề tồn đọng về quản lý và bảo trì tài sản trên đã thúc giục các nhà quản trị doanh nghiệp Cấp nước Sơn La nhanh chóng triển khai dự án ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì CMMS với đơn vị Speedmaint.
Sau những thông tin tìm hiểu về đơn vị này được biết Speedmaint là nhà cung cấp phần mềm CMMS uy tín hàng đầu thị trường hiện nay với kinh nghiệm triển khai cho nhiều khách hàng như: SICOM, Bệnh viện Răng Hàm mặt, đơn vị cấp nước Phú Thọ,…
Ông Trần Quyết Chiến – Giám đốc Công ty Cấp nước Sơn La khẳng định: “Speedmaint sẽ là đơn vị đồng hành lâu dài của công ty trong thời gian tới”
>>> Xem thêm câu chuyện khách hàng: Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương “Vươn Mình” Tới Công Nghệ 4.0 Cùng Speedmaint CMMS
4. Lộ trình triển khai giải pháp Speedmaint CMMS với Doanh nghiệp Cấp nước Sơn La
- Giai đoạn 1: Xác định tình trạng tài sản hiện thời của đơn vị cấp nước
Speedmaint phụ trách thu thập dữ liệu thông tin của hệ thống tài sản, kiểm tra tình trạng tài sản tại các xí nghiệp nhà máy cung cấp nước sạch. Sau đó tiến hành lập báo cáo và phân tích với đơn vị cấp nước Sơn La
- Giai đoạn 2: Tư vấn và lựa chọn giải pháp
Speedmaint thực hiện tư vấn giải pháp phần mềm. Thông qua báo cáo phân tích ở giai đoạn 1, SpeedMaint lựa chọn gói giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp, cung cấp các thông tin: nội dung gói giải pháp; chi phí triển khai; hình thức triển khai; tiến độ thời gian…
- Giai đoạn 3: Triển khai
Sau khi đã chốt gói đăng ký giải pháp, đơn vị Speedmaint triển khai đăng ký tài khoản và cấp quyền truy cập phần mềm cho doanh nghiệp. Sau đó tiến hành đào tạo đội ngũ nhân viên cho hai phân hệ Quản lý tài sản và Quản lý công việc bảo trì
- Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả thí điểm và ký kết hợp đồng triển khai toàn hệ thống
- Giai đoạn 5: Tổng kết và bàn giao (Speedmaint hỗ trợ khi cần)
5. Kết Quả triển khai thí điểm hai phân hệ Quản lý tài sản và Quản lý công việc Bảo trì của đơn vị
Quản lý tài sản và quản lý công việc bảo trì là hai yêu cầu cấp thiết nhất của công ty hiện nay. Sau hai tháng triển khai thí điểm kết quả đơn vị thu được như sau:
Kết quả triển khai Phân hệ Quản lý tài sản Speedmaint CMMS:
- Đơn vị đã kiểm soát toàn bộ số lượng tài sản, tình trạng thiết bị tài sản hiện giờ, thông tin dữ liệu, hồ sơ tài sản
- Sắp xếp và phân loại tài sản theo loại tài sản, địa điểm, phòng ban khoa học hơn
- Tra cứu vòng đời của tài sản, thông tin tài sản, lệnh công việc, dữ liệu bảo trì phòng ngừa, nhật ký và báo cáo trên phần mềm
- Nhận dữ liệu theo thời gian thực bằng cách kết nối với các cảm biến. Dữ liệu cập nhật theo thời gian thực, tìm kiếm thông tin nhanh chóng và dễ dàng với Mã QR (mã vạch) tại xí nghiệp
- Theo dõi vị trí, nhà cung cấp, bảo hành, tài liệu đính kèm, hướng dẫn sử dụng, hình ảnh, các chỉ số vận hành và bất kỳ thông tin nào khác quan trọng đối với một tài sản.
- Theo dõi các thông tin sử dụng nhân công, vật tư, nguyên liệu vận hành tài sản
Kết quả triển khai Phân hệ Quản lý công việc Bảo trì Speedmaint CMMS:
- Đơn vị có thể theo dõi nhật ký bảo trì như yêu cầu công việc, kế hoạch bảo trì trên ứng dụng di động, máy tính hay máy tính bảng
- Theo dõi thông tin tài sản, ngày đến hạn, xác định mức độ ưu tiên, hướng dẫn xử lý công việc cùng các thông tin như: vật tư, nhân công, trao đổi, nhật ký
- Theo dõi tổng quan các nhiệm vụ phụ trách, kế hoạch bảo trì phòng ngừa và các yêu cầu công việc
- Biết chính xác chi phí của một tài sản, tốc độ sửa chữa, tần suất hỏng hóc, những bộ phận phụ tùng nào đã được sử dụng và đã dành bao nhiêu thời gian để bảo trì tài sản đó
6. [Phỏng vấn]: Những rào cản khi áp dụng công nghệ mới vào công ty và Lý do chọn Speedmaint làm đơn vị đồng hành
Trong buổi đánh giá kết quả thí điểm phần mềm Speedmaint CMMS. Ông Trần Quyết Chiến – Giám đốc công ty Cấp nước Sơn La khi được hỏi về những rào cản trong quá trình triển khai công nghệ mới là gì? Ông chia sẻ:
“Vấn đề khó khăn nhất đó đối với ban quản trị là thay đổi thói quen quản lý và làm việc thủ công trong công ty. Tuy nhiên những tính năng của phần mềm rất dễ sử dụng và đội ngũ đơn vị cung cấp Speedmaint hỗ trợ chúng tôi rất nhiệt tình nên khó khăn này đã được tháo gỡ”
Lý do Công ty chọn Speedmaint làm đơn vị đồng hành là gì?
Ông Thắng cho biết: “ Trước khi triển khai ông cùng ban quản trị đã tham khảo nhiều đơn vị cung cấp trên thị trường tuy nhiên chúng tôi thấy Speedmaint là đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp. Sau hai tháng triển khai thí điểm điều đó đã được khẳng định chắc chắn hơn”
Những tính năng vượt trội của phần mềm Speedmaint CMMS:
- 100% công nghệ Cloud không cần cài đặt phần mềm, sử dụng phần mềm mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị có internet
- Công nghệ trên thiết bị điện thoại hỗ trợ quét mã QR code tra cứu nhanh thiết bị, kiểm soát nhanh chóng tình trạng tài sản thiết bị
- Công cụ quản lý thống nhất. Nền tảng quản lý tất cả thông tin tài sản, công việc bảo trì và lịch sử trao đổi; Kết nối với hệ thống: cảm biến, SCADA, Logistic, ERP,..
- Hình thức cung cấp SpeedMaint đa dạng
- Mức chi phí hợp lý
7. Bước đi của Cấp Nước Sơn La đã “châm lửa” khát vọng tiến tới Công nghệ số của các Doanh nghiệp Cấp nước trong năm 2021
Đơn vị cấp nước Sơn La triển khai thành công phần mềm quản lý bảo trì Speedmaint là bước đi quan trọng cho các doanh nghiệp lĩnh vực cấp nước đẩy mạnh công cuộc chinh phục số hóa ngành tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế chứng minh các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí quản lý thông qua sử dụng phần mềm công nghệ hiện đại.
Mặt khác, chính phủ đang phát động chủ trương chuyển đổi số mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% tổng GDP cả nước. Đứng trước phong trào đó, các doanh nghiệp cấp nước cần khẩn trương tìm hiểu và triển khai phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS trong năm 2021.
>>> Xem thêm câu chuyện khách hàng: Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Thọ bắt tay chuyển đổi số với giải pháp Quản lý bảo trì SpeedMaint CMMS