Các nhà quản lý tài sản có thể mong đợi những điều gì vào năm 2023

Để thành công vào năm 2023 (và hơn thế nữa), các nhà quản lý sẽ cần một mô hình kinh doanh rõ ràng, các chiến lược ưu tiên tăng trưởng mà không làm giảm chất lượng dịch vụ cũng như các công cụ phù hợp để đảm bảo hiệu suất và lợi nhuận tối đa. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Mục lục nội dung

Chúng tôi có một tin tốt cho các nhà quản lý tài sản: mặc dù có những thách thức khiến năm 2022 trở thành một năm khó định hướng, nhưng ngành này đang hoạt động rất tốt. Nhu cầu về các nhà quản lý hướng đến kết quả và hoa hồng tăng lên khi các khách hàng tìm đến các chuyên gia để giúp họ cải thiện hoạt động hàng ngày và giảm thiểu sự kém hiệu quả. 

Để thành công vào năm 2023 (và hơn thế nữa), các nhà quản lý sẽ cần một mô hình kinh doanh rõ ràng, các chiến lược ưu tiên tăng trưởng mà không làm giảm chất lượng dịch vụ cũng như các công cụ phù hợp để đảm bảo hiệu suất và lợi nhuận tối đa. 

Công nghệ quản lý tài sản sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với khách hàng và các công ty, nhưng những xu hướng khác cần lưu ý khi doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kế hoạch năm 2023 của mình. 

Mục tiêu 2023  

Mặc dù những mục tiêu này có thể không nằm ở đầu danh sách của tất cả nhà quản lý vật tư tài sản, nhưng chúng đã được nhiều người trong ngành quản lý tài sản xác định là ưu tiên cao. 

Quản lý tài sản
Quản lý tài sản

Tăng trưởng thông qua thu hút khách mới  

Không có gì ngạc nhiên khi việc tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu của cá nhà quản lý và doanh nghiệp. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nhiều công ty không bị chững lại vào năm 2021 hoặc 2022, nhưng tốc độ tăng trưởng không được như một số người mong đợi. 

Các vấn đề liên quan đến kinh doanh là trọng tâm thứ yếu vì có nhu cầu lớn hơn để giúp khách hàng vượt qua đại dịch. Doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn vào dịch vụ khách hàng, giao tiếp và thực hiện các quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp và khách hàng. Khi chủ sở hữu và hội đồng quản trị đã quen với việc sử dụng các công cụ hỗ trợ và số hóa quy trình, các doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn để tăng trưởng danh mục đầu tư. 

Ngoài tăng trưởng, các doanh nghiệp đang nỗ lực cải thiện hiệu quả và tăng lợi nhuận.

#1. Sự phát triển 

#2. Hiệu quả

#3.  Khả năng sinh lời

Phần lớn các doanh nghiệp nói rằng họ sẽ cố gắng thu hút khách hàng mới thay vì đầu tư vào các loại tài sản mới hoặc mua lại các công ty khác. 

Tăng doanh thu

Giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh khác, các doanh nghiệp quản lý vật tư tài sản muốn tăng doanh thu nhiều hơn khi họ thành công hơn Các công ty có thể sẽ tăng phí dịch vụ của họ lên rất nhiều. Một chiến lược thực tế khác mà một số người sẽ sử dụng đó là lựa chọn các dịch vụ bổ sung thu hút khách hàng có khả năng chi tiêu trong ngân sách của họ. 

Các nhà quản lý báo cáo các dịch vụ này là một trong những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhất cho họ và được khách hàng mong muốn:

  • Phí thu nhập 
  • Vị trí tiếp thị 
  • Quản lý bảo trì/ sửa chữa

Giữ chân đội ngũ nhân viên

Mục tiêu cuối cùng này áp dụng cho cho chủ tịch doanh nghiệp và các cá nhân chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên. Thị trường lao động đã đưa ra những thách thức đối với hầu hết mọi ngành công nghiệp và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hút (giữ chân) nhân viên quản lý tài sản lành nghề.

Tình trạng thiếu lao động giỏi sẽ kéo dài. Một trong những vấn đề lớn nhất, cần được giải quyết là sự quá tải trong công việc của nhân viên . Ngay cả với phần mềm hỗ trợ, các nhà quản lý luôn cảm thấy có quá nhiều việc phải làm. Họ không cảm thấy mình có thể làm đúng công việc của mình. Giám đốc điều hành không nên nhận nhiều khách hàng hơn nhân viên của mình có thể xử lý. Doanh nghiệp nên tìm một sự cân bằng là chìa khóa.

Tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tại sao một nhân viên chọn ở lại làm việc. Nếu tiền lương không phù hợp với tiêu chuẩn của ngành, hãy đưa nhân viên một kế hoạch rõ ràng trong một thời gian hợp lý. 

Xu hướng 

Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu mà công ty quản lý vật tư, tài sản có thể đạt được: 

Phần mềm quản lý tài sản – không thể thiếu cho sự phát triển trong thời kỳ tài chính khó khăn

Nhiều tác động của lạm phát có thể sẽ tồn tại trong ít nhất một năm nữa. Tiền lương sẽ tăng lên khi chi phí sinh hoạt tăng lên, chi phí vật liệu sẽ vẫn ở mức cao, bảo trì và sửa chữa trở nên đắt đỏ hơn, với các dự án có thể hoàn thành chậm hơn do thiếu công nhân có trình độ. Hạn chế chi phí quản lý vật tư, tài sản sẽ là ưu tiên hàng đầu của khách hàng và nhân viên, đó là lý do tại sao phần mềm là công cụ cần thiết phải có.

Phần mềm giúp người quản lý có thể hoàn thành nhiều công việc hơn. Nền tảng phần mềm hỗ trợ tự động hóa quy trình làm việc và giải quyết các rào cản như giao tiếp giữa các phòng ban kém, thực thi quy tắc không nhất quán, xử lý yêu cầu dịch vụ yêu cầu không hiệu quả.

Theo báo cáo, các công cụ/ giải pháp quản lý tài sản phổ biến vào năm 2022 là: 

  • Cổng thông tin cư trú, chủ sở hữu 
  • Thanh toán điện tử
  • Phiếu bảo trì trực tuyến
  • Chia sẻ tài liệu trực tuyến

Vào năm 2023, các nhà quản lý vật tư, tài sản sẽ tìm kiếm:

  • Cổng thông tin bảo trì
  • Xử lý hóa đơn tự động
  • Báo cáo/ phân tích

Mặc dù phần mềm không thể thực hiện hết các công việc của người quản lý, nhưng phần mềm có thể giúp vai trò quản lý của họ dễ dàng hơn đáng kể. Hơn nữa, phần mềm giúp cắt giảm chi phí. Chi phí in ấn ít hơn nhờ các giải pháp tài liệu và liên lạc kỹ thuật số, thời gian dành cho công việc hành chính được giảm thiểu và với các tùy chọn như cuộc họp ảo, không phải trả tiền cho một không gian họp lớn.

Một số nhân viên thực sự tạo ra nhiều doanh thu hơn với phần mềm. vì thanh toán có thể được thực hiện trực tuyến thông qua ứng dụng di động. 

Đạt được sự tăng trưởng

Bất chấp các doanh nghiệp quan tâm đến chi phí, sẽ có những doanh nghiệp quản lý tài sản có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn đến trung bình vào năm 2023. Các cộng đồng dân cư, tòa nhà cần sự lãnh đạo mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp đã báo cáo mức tăng trưởng danh mục đầu tư cao hơn trong hai năm qua và đáng kể từ năm 2017. Quy mô tăng trưởng cũng lớn hơn với so với trước đây. Phần lớn các công ty báo cáo rằng mức tăng trưởng của họ là “đáng kể”, nghĩa là danh mục đầu tư của công ty mở rộng hơn 25%.

Các công ty dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm mới. Rất ít người mong đợi rằng công ty của họ sẽ giữ nguyên quy mô hoặc thu hẹp lại.

Khách hàng lo lắng về tài chính cho các dự án 

Các công ty quản lý tài sản không nên ngạc nhiên nếu việc tìm nhà cung cấp khó khăn hơn, Hơn nữa, các nhà cung cung dịch vụ có thể sẽ tính phí cao hơn và các dự án có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành do các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động. 

Các nhà quản lý được khuyến khích tận dụng mọi khả năng thương lượng mà họ có với các nhà cung cấp đáng tin cậy và rất minh bạch với hội đồng quản trị về chi phí và thời gian hoàn thành. Lên kế hoạch trước càng nhiều càng tốt và nếu hợp lý, hãy khuyến khích khách hàng ký hợp đồng dài hạn để họ không phải trả nhiều tiền hơn mỗi năm cho cùng một dịch vụ. 

Kết luận

Năm mới sẽ mang đến một vài thách thức cho các công ty quản lý tài sản, nhưng ngành này đang ở một vị thế tốt. Các doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền để có được sự lãnh đạo tốt nếu các nhà quản lý có thể giúp họ giảm chi phí và hoạt động hiệu quả hơn. Phần mềm quản lý tài sản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp phát triển mạnh trong thời điểm chi phí cao và khối lượng công việc nặng nề

>>> Xem thêm:
Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư vào hệ thống kiểm kê, quản lý tài sản? (EAM)
Hệ thống quản lý tài sản (Property Management System) là gì và hướng dẫn đầy đủ nhất
EAM & ERP: Đâu là sự khác biệt giữa giải pháp ERP và giải pháp Quản lý tài sản?
5 lý do doanh nghiệp cần một phần mềm quản lý bảo trì thiết bị (CMMS)

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com










 

Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com