Sự Ngộ Nhận Của Nhiều Doanh Nghiệp
Nếu quan tâm đến các xu hướng của ngành, bạn sẽ nhận thấy rằng bảo trì dự đoán đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn từng ngày. Sự phổ cập của công nghệ thông minh, sự gia tăng của IoT (Internet of Thing) đang giúp các doanh nghiệp có cơ hội ứng dụng một phần mềm thông minh để thu thập dữ liệu và tích hợp thiết bị.
Dù vậy, đây vẫn là một chiến lược bảo trì mang tính chất chọn lọc và khó có thể áp dụng đại trà đối với bất kỳ loại tài sản, thiết bị hay đối tượng doanh nghiệp nào như nhiều người vẫn đang lầm tưởng.
Chẳng hạn như đối với các nhà xưởng hay tổ chức nặng về thiết bị, đây không phải là lựa chọn duy nhất cho toàn bộ tài sản bởi chúng có thể gây ra sự lãng phí và tốn kém không cần thiết. Nếu tìm hiểu và chọn lọc, doanh nghiệp sẽ nhận thấy vẫn còn rất nhiều phương pháp bảo trì khác hoạt động tốt và còn tối ưu hơn với đặc điểm thiết bị.
Đó là lý do tại sao bài viết So sánh và lựa chọn 4 loại chiến lược bảo trì phổ biến dưới đây cần thiết cho doanh nghiệp hiện nay: để chọn đúng, chọn phù hợp, và chọn tối ưu.
Dưới đây là danh sách 4 phương pháp bảo trì hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và đắn đo nhất, bao gồm:
1. Bảo trì phản ứng (bảo trì sự cố)
Khái niệm “Run-to-Fail” chính là “kim chỉ nam” của phương pháp bảo trì phản ứng này. Chiến lược của bảo trì phản ứng khá đơn giản: hãy cứ để máy móc thiết bị hoạt động tối đa, bao giờ hỏng thì sửa. Chính vì công tác sửa chữa khắc phục chỉ xảy ra khi chúng hỏng, vì vậy đây là phương pháp bảo trì không được lên kế hoạch, cũng không có thời gian sửa chữa được xác định.
Tìm hiểu thêm: Bảo trì ngoài kế hoạch là gì và ứng dụng đối với doanh nghiệp
Mặc dù vậy, những hạn chế của bảo trì phản ứng có thể rất đáng kể nếu phương pháp này không được thực hiện một cách chính xác, đặc biệt nếu như doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược bảo trì phản ứng cho toàn bộ thiết bị, máy móc trong doanh nghiệp. Bởi việc dừng hoạt động để sửa chữa đôi lúc sẽ gây ra sự chậm trễ và ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp. Có rất nhiều trường hợp điển hình doanh nghiệp gặp khủng hoảng trầm trọng do để máy dừng hoạt động và sửa chữa chúng. Hơn nữa, nếu bạn không có sẵn các bộ phận và vật tư phù hợp, chi phí vận chuyển gấp rút có thể trở nên đáng kể.
Tóm lại, đây là một chiến lược bảo trì phổ biến dành cho những loại tài sản không cần kế hoạch bảo trì, cụ thể như:
– Máy móc thiết bị không cần thiết cho hoạt động sản xuất, tức là việc dừng máy móc không gây ảnh hưởng tới hệ thống sản xuất – kinh doanh
– Máy móc thiết bị được thiết kế để thay thế khi hỏng. Với những sản phẩm vòng đời ngắn, sử dụng một lần đến khi hỏng thì thay thì chi phí thay thế luôn nhỏ hơn chi phí bảo dưỡng
2. Bảo trì phòng ngừa (theo lịch trình)
Chiến lược bảo trì phổ biến tiếp theo còn được gọi là bảo trì chủ động (PM), phương pháp này liên quan đến việc định kỳ kiểm tra hoặc sửa chữa máy móc, thiết bị theo các khoảng thời gian định trước. Mục tiêu của phương pháp này là kéo dài thời gian tuổi thọ của tài sản và ngăn ngừa sự cố xảy ra.
Nhiều tổ chức sử dụng bảo trì phòng ngừa sử dụng phần mềm CMMS để kích hoạt lệnh công việc khi lịch bảo trì đến hạn. Phần mềm có khả năng hỗ trợ tự động hóa phần lớn đầu mục công việc bảo dưỡng và tăng khả năng lưu trữ dữ liệu, lịch sử bảo trì cho từng thiết bị, máy móc.
Như với tất cả các hình thức bảo trì, bảo trì phòng ngừa có những hạn chế nhất định nếu áp dụng đồng loạt cho doanh nghiệp. Nếu lịch trình bảo dưỡng phòng ngừa không được theo dõi, kiểm tra và cải tiến thường xuyên thì PM creep* có thể xảy ra.
(*) Thuật ngữ chỉ sự sa lầy bởi các nhiệm vụ không cần thiết và tốn kém thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp
Hơn thế nữa, kế hoạch bảo trì dự phòng cần phải đi đôi với kế hoạch tối ưu hoá chiến lược bảo trì. Bởi nếu chỉ lên kế hoạch và thực hiện quá nhiều lần bảo trì sẽ gây lãng phí nguồn lực không cần thiết.
Tìm hiểu về 2 chiến lược bảo trì phổ biến còn lại cùng cách để phát triển một chiến lược bảo trì tại: 4 loại chiến lược bảo trì phổ biến: Chọn sao cho đúng – Phần 2!