4 Loại Chiến Lược Bảo Trì Phổ Biến: Chọn Sao Cho Đúng? – PHẦN 2

Với 4 chiến lược bảo trì phổ biến hiện nay, việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào cho phù hợp và tối ưu hoá nhất vẫn đang là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp. Không phải cứ mới nhất sẽ tốt, cũng không phải cứ lâu rồi thì sẽ lỗi thời. Quan trọng ở đây phải là sự phù hợp với đặc thù tài sản, thiết bị của doanh nghiệp.

Mục lục nội dung

Xem lại: 4 loại chiến lược bảo trì phổ biến: Chọn sao cho đúng? – Phần 1 tại đây.

3. Bảo trì dự đoán (PdM)

Chiến lược bảo trì phổ biến tiếp theo là bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance – PdM). Đây là phương pháp bảo trì nhằm dự đoán các hư hỏng trước khi chúng xảy ra để lên kế hoạch bảo trì đúng thời điểm. 

Như đã nói ở phần trước, PdM sở hữu sự phát triển của công nghệ cùng tính năng cảm biến máy móc để có thể tích hợp dữ liệu cũng như phân tích và đưa ra các cảnh báo đội bảo trì khi một thiết bị có nguy cơ hỏng hóc. Chẳng hạn như một bộ cảm biến có thể sử dụng phân tích rung động để cảnh báo cho đội ngũ kỹ thuật về một bộ phận nào đó đang có nguy cơ bị hỏng nhưng chưa được phát hiện ra. Lúc này, nhiệm vụ của nhóm bảo trì sẽ phải đưa thiết bị đi ngoại tuyến, kiểm tra và sửa chữa cho phù hợp. 

Chiến lược bảo trì phổ biến thứ 3 - bảo trì dự đoán
Chiến lược bảo trì phổ biến thứ 3 – bảo trì dự đoán

Có thể thực hiện PdM thông qua việc kiểm tra trực quan thiết bị, nhưng cách dễ nhất để thiết lập chiến lược bảo trì dự đoán là ứng dụng phần mềm CMMS để theo dõi các chỉ số. 

Lợi thế của PdM (so với PM) là khả năng tiết kiệm chi phí từ việc giảm giờ công dành cho bảo trì và hiểu rõ hơn về hiệu suất cùng các vấn đề tiềm ẩn phát sinh với máy. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào dữ liệu và thông tin cảm biến có nghĩa là việc bảo trì được xác định bởi tình trạng thực tế của thiết bị, chứ không phải là lịch trình phỏng đoán hay cảm nhận trực quan.

Vậy vấn đề của bảo trì dự đoán là gì? Chính là việc doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng một khoản chi phí khá lớn so với những phương pháp bảo trì trước đây để có thể phát triển và đưa công nghệ vào hoạt động bảo trì. 

Có một lưu ý với doanh nghiệp trước khi tích hợp bảo trì dự đoán vào chiến lược bảo trì tổng thể, ấy là đừng “Chưa học bò đã lo học chạy”. Để có thể thay đổi một quy trình bảo trì đang từ giấy bút và Excel, hãy đảm bảo xây dựng chiến lược bảo trì và đưa công nghệ vào một cách phù hợp và đúng thứ tự. Sau khi có kế hoạch bảo trì hoàn chỉnh, lúc này doanh nghiệp mới nên suy nghĩ và sử dụng những phương pháp bảo trì cao cấp hơn. 

4. Bảo trì lấy độ tin cậy làm trung tâm (RCM)

Bảo trì lấy độ tin cậy làm trung tâm (RCM)

Loại chiến lược bảo trì phổ biến thứ 4 mà SpeedMaint muốn phân tích là bảo trì lấy độ tin cậy làm trung tâm (RCM). Phương pháp này giải quyết một thực tế là sự cố máy móc không phải lúc nào cũng tuyến tính. RCM là một quy trình có sự tham gia cao nhằm phân tích tất cả các chế độ hỏng hóc có thể xảy ra đối với từng bộ phận của thiết bị và tùy chỉnh kế hoạch bảo trì cho từng máy riêng lẻ. Mục tiêu cuối cùng của RCM là tăng tính khả dụng hoặc độ tin cậy của thiết bị.

RCM được coi là phức tạp vì mỗi tài sản riêng lẻ phải được phân tích và ưu tiên dựa trên mức độ trọng yếu. Những tài sản quan trọng nhất là những tài sản có khả năng hỏng hóc thường xuyên hoặc sẽ dẫn đến hậu quả lớn khi xảy ra sự cố. 

Vì đó phức tạp đó mà CRM không phải là một kỹ thuật thực tế hoặc cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Phương pháp này yêu cầu một nhóm bảo trì chuyên nghiệp thành thạo về bảo trì phòng ngừa, kiểm tra cơ bản, bảo trì dự đoán và có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hiện có về tài sản, thiết bị doanh nghiệp. 

Biểu đồ so sánh các chiến lược quản lý bảo trì

SpeedMaint đã “đồ hoạ hoá” việc so sánh nhanh 4 chiến lược này để doanh nghiệp có thể dễ dàng hình dung và tiếp cận

Biểu đồ so sánh các chiến lược quản lý bảo trì
Biểu đồ so sánh các chiến lược quản lý bảo trì

Biểu đồ so sánh chiến lược bảo trì 

Làm thế nào để ứng dụng một chiến lược bảo trì thành công?

Điểm mấu chốt là “không có một kích thước phù hợp với tất cả” trong ngành bảo trì. Vì vậy, để phát triển một chiến lược bảo trì doanh nghiệp phải đánh giá và cân nhắc những lợi ích và thiếu sót riêng của từng chiến lược. Đánh giá này tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động, đặc điểm của hệ thống máy móc và giai đoạn của tài sản, thiết bị. 

Khuyến nghị của SpeedMaint về cách phát triển chiến lược bảo trì của doanh nghiệp là bắt đầu từ chiến lược phù hợp với hoàn cảnh của bạn nhất, sau đó tiếp tục phát triển. Cuối cùng, bạn sẽ tiếp cận đến một chiến lược bảo trì mà bạn có thể sử dụng một chương trình bảo trì cân bằng cho từng phương pháp phù hợp nhất.

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com










 

Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com