Hoạt động bảo trì tòa nhà đề cập đến tất cả các nhiệm vụ cần thiết để giữ cho tòa nhà vận hành bình thường và an toàn. Trong đó yêu cầu về đội ngũ nhân viên bảo trì lành nghề gồm nhiều người với nhiều nhiệm vụ và trình độ chuyên môn khác nhau như: Điện, hệ thống đường ống nước và hệ thống điều hòa.
Nếu không có các dịch vụ bảo trì thường xuyên, cơ sở đó thể trở nên xuống cấp, lạc hậu, không còn là môi trường lý tưởng để sống và làm việc. Đây chính là lý do hầu hết các tòa nhà đều cần đến nhân viên kỹ thuật bảo trì.
Dù bạn đang có ý định trở thành một kỹ thuật viên bảo trì hay thắc mắc về công việc bảo dưỡng tòa nhà thì tại nội dung bài viết sau đây SpeedMaint sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Bảo Trì Tòa Nhà Là Gì?
Bảo trì trong tòa nhà bao gồm nhiều hoạt động khác nhau giúp tạo ra môi trường làm việc hoặc sinh sống an toàn và thoải mái cho người sử dụng bên trong đó. Các dịch vụ bảo trì định kỳ được thực hiện để giữ cho tòa nhà luôn trong tình trạng tốt nhất. Từ các công việc bên trong như dọn dẹp vệ sinh hay bảo trì hệ thống điện cho đến mọi thứ bên ngoài tòa nhà như chăm sóc bãi cỏ và cảnh quan.
Thông thường, đội bảo trì sẽ được chia thành các vị trí và nhiệm vụ khác nhau tùy theo từng dịch vụ bảo trì cụ thể. Cấu trúc này thường bao gồm các công việc như sau:
- Công việc vệ sinh: Công việc hàng ngày bao gồm lau sàn, đổ rác và dọn dẹp vệ sinh để giữ cho tòa nhà sạch sẽ
- Kỹ thuật viên Bảo trì: Chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa thường xuyên các hệ thống của tòa nhà, bao gồm HVAC (điều hòa), điện và hệ thống ống nước
- Giám sát bảo trì: Chịu trách nhiệm phân công lịch trình và nhiệm vụ cần hoàn thành việc bảo trì toàn bộ tòa nhà. Người giám sát bảo trì cũng chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, bao gồm cả việc tuyển dụng và kiểm toán.
Tham khảo thêm: Checklist công việc của một nhân viên bảo trì tòa nhà
Tại Sao Bảo Trì Quan Trọng Và Cần Duy Trì Đối Với Một Tòa Nhà?
Hoạt động bảo trì đối với tòa nhà quan trọng bởi nó đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bất kỳ người nào sinh sống hay làm việc trong tòa nhà đó. Từ góc độ kinh doanh về lâu dài, việc bảo trì thường xuyên đúng cách có thể tiết kiệm chi phí tiền cho chủ sở hữu và giúp gia tăng giá trị của tài sản.
Đảm bảo an toàn các hoạt động bên trong tòa nhà
Các tòa nhà được bảo trì kém hay không bảo trì thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho những người làm việc hoặc sinh sống ở đây. Dù là bong tróc sơn hay vỉa hè, lối đi không bằng phẳng hoặc lưu thông không khí kém, việc bảo trì thường xuyên có thể giúp phòng tránh môi trường sống không an toàn.
Để đảm bảo điều này, các quy định an toàn từ các tổ chức như Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) và Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy Quốc gia (NFPA) đã được tạo ra. Việc duy trì các quy tắc này và hoàn thành các thực hành bảo trì an toàn thường xuyên liên tục có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cũng như các khu vực sinh sống và làm việc nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Mô tả công việc của một kỹ sư bảo trì
Giúp tiết kiệm chi phí
Có thể nhận thấy, chi phí phòng ngừa bằng việc “bảo trì” chắc chắn sẽ ít tốn kém chi phí hơn so với việc “sửa chữa”. Đây cũng chính là lý do vì sao mà dịch vụ bảo dưỡng tòa nhà lại được các chủ đầu tư, chủ tòa nhà chú trọng như vậy.
Việc sửa chữa hoặc thay thế khẩn cấp một hệ thống chính sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc bảo trì phòng ngừa liên tục. Hay so với việc sửa chữa hoặc thay thế đột xuất, việc lập ngân sách chi phí cho việc bảo trì thường xuyên hệ thống tòa nhà cũng dễ dàng hơn nhiều.
Quy trình bảo trì cho tòa nhà không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đóng góp vào giá trị tài sản tổng thể. Một tòa nhà mới được bảo trì tốt sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho nhà đầu tư và chủ nhà. Cụ thể chủ đầu tư tòa nhà có thể thu nhập nhiều hơn từ việc bán, cho thuê hoặc cho thuê mặt bằng với mức giá cao hơn.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu công việc bảo trì điện trong công tác bảo trì phòng ngừa tòa nhà
Công Việc Bảo Trì Của Nhân Viên Kỹ Thuật Tòa Nhà
Đằng sau mỗi tòa nhà được bảo trì đúng cách là một đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì có tay nghề cao. Các kỹ thuật viên xuất sắc được đào tạo bài bản, chủ động, linh hoạt trong nhiều lĩnh vực như HVAC, hệ thống điện và hệ thống ống nước,…
Cụ thể hơn, các kỹ thuật viên bảo trì thường đảm nhận các công việc như:
- Kiểm tra các hệ thống hiện có để chủ động tìm ra sự cố
- Ưu tiên các nhiệm vụ và sắp xếp nhiều dự án
- Cố gắng làm cho hệ thống của tòa nhà “như mới”
- Thường làm việc 40 đến 60 giờ một tuần
- Luôn ở chế độ chờ để sửa chữa đột xuất hoặc khẩn cấp
Các kỹ năng cần có để trở thành kỹ thuật viên bảo trì
Nhân viên bảo trì có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm, họ cần được chuẩn bị về trình độ chuyên môn và kỹ năng để trở thành kỹ thuật viên lành nghề. Con đường trở thành một nhân viên bảo trì đòi hỏi việc phát triển toàn diện của các kỹ năng mềm cơ bản và đào tạo để mở rộng kiến thức kỹ thuật, chứng chỉ để cải thiện hồ sơ xin việc.
Quyết định lĩnh vực bảo trì muốn tập trung vào có thể giúp định hướng cho kỹ thuật viên trong quá trình tiếp tục đào tạo và tự đào tạo.
Kỹ năng mềm cần thiết
Bất kỳ nhân viên bảo trì nào cũng có nguyện vọng được đào tạo để học hỏi kiến thức về ngành. Tuy nhiên trước hết họ phải có các kỹ năng mềm cụ thể cần thiết cho công việc. Những loại kỹ năng này thường được rèn luyện trong quá trình làm việc và học hỏi.
Một số kỹ năng mềm bao gồm:
- Chú ý đến chi tiết
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Khéo léo trong công việc
- Biết cách giải quyết vấn đề
- Tinh thần đồng đội, làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
Ngoài việc sở hữu các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho nghề dịch vụ bảo trì, nhân viên bảo trì cần học hỏi và trải qua quá trình đào tạo liên tục để lấy chứng chỉ và phát triển các kỹ năng kỹ thuật cần thiết.
Tham khảo thêm: Giải pháp Quản lý bảo trì & vân hành kỹ thuật tòa nhà, công trình
Chứng chỉ và học việc
Nhiều trường cao đẳng cộng đồng, trường dạy nghề và người sử dụng lao động cung cấp cấp chương trình học nghề, để đào tạo kỹ thuật cần thiết về bảo trì trong tòa nhà. Các khóa học này thường là sự kết hợp giữa hình thức lớp học và đào tạo tại chỗ. Thay vì học việc đảm nhận các trách nhiệm bảo trì chung, bạn cũng có thể tùy chọn chứng chỉ trong các lĩnh vực bảo trì mong muốn. Cụ thể:
- Chứng chỉ kỹ thuật viên bảo trì và chứng nhận độ tin cậy (Certified Maintenance and Reliability Technician): Là chứng chỉ ở cấp độ đầu vào
- Chứng nhận Bảo trì Hệ thống Tòa nhà (Building Systems Maintenance Certification): Chứng nhận này được trao bởi Viện Quản lý và Chủ sở hữu Tòa nhà Quốc tế (BOMI). Bao gồm việc bảo trì cả hệ thống ống nước và hệ thống HVAC
- Chứng chỉ Người vận hành Tòa nhà (Building Operator Certification-BOC): Là loại chứng chỉ đa cấp, dành cho tất cả các nhân viên cơ sở và nhân viên bảo trì chuyên nghiệp
- Chứng nhận HVACR: Chứng nhận này dành riêng cho các hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí và bức xạ (HVACR). Được quản lý thông qua Home Builders Institute và National Association of Home Builders.
Đào tạo liên tục
Nhân viên kỹ thuật xuất sắc luôn tìm cách mở rộng kiến thức và năng lực chuyên môn của họ. Trong thế giới công nghệ thay đổi nhanh chóng, các kỹ thuật viên phải liên tục học hỏi cập nhật về bảo trì tòa nhà và nâng cao kỹ năng của mình. Dự kiến trong mười năm tới, nhu cầu về các vị trí bảo trì và sửa chữa sẽ tiếp tục tăng lên. Việc đào tạo liên tục và trau dồi kiến thức sẽ giúp các nhân viên bảo trì có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Trên đây là các hiểu biết cơ bản về hoạt động bảo trì cho tòa nhà được SpeedMaint tổng hợp và chia sẻ đến người đọc. Trong tương lai cơ hội việc làm cho các kỹ thuật viên bảo trì sẽ ngày càng rộng mở. Việc trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng ngay từ hôm nay chính là bước đệm tốt để bạn tìm được vị trí công việc lý tưởng.
Tham khảo thêm: Bảo dưỡng công nghiệp là gì và những ví dụ phổ biến trong doanh nghiệp