Nhân Viên Kỹ Thuật Sửa Chữa Máy Móc Là Gì?
Nhân viên kỹ thuật là một tên gọi chung cho các vị trí công việc bao gồm nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau như kỹ thuật lập trình, kỹ thuật máy móc, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điện,… Trong đó, vị trí kỹ thuật viên máy móc sửa chữa làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, vận hành và có nhu cầu sửa chữa máy móc thiết bị; vận hành hệ thống; thiết kế, xây dựng quy trình cấu trúc máy móc,…
Một báo cáo từ Hoa Kỳ cho thấy, từ năm 2018 đến 2028 nhu cầu tuyển dụng cho vị trí nhân viên kỹ thuật sẽ tăng 5% và tạo ra 7.200 cơ hội việc làm mỗi năm trên đất nước này.
Tuy nhiên để bước chân vào lĩnh vực kỹ thuật với vị trí là nhân viên sửa chữa máy móc, bạn cần nắm rõ khái niệm và có cái nhìn khách quan về công việc này. Một nhân viên kỹ thuật phải có những kiến thức chuyên ngành về khoa học kỹ thuật để có thể áp dụng vào thực tiễn trong việc sửa chữa, vận hành máy móc, thiết bị, hệ thống.
Những nhân viên làm việc lâu năm ở vị trí này sẽ được gọi là kỹ sư hoặc chuyên viên kỹ thuật. Bên cạnh đó, vị trí nhân viên kỹ thuật còn mở rộng ra các lĩnh vực đặc thù khác nhau bao gồm:
- Kỹ thuật viên xây dựng: Làm việc trong lĩnh vực xây dựng với công việc chính là xây dựng, thiết kế và xử lý các vấn đề nằm trong công trình hạ trình, tòa nhà, đường bộ, đường sắt, sân bay hay hệ thống xử lý và cấp thoát nước,…
- Kỹ thuật điện: Có yêu cầu về công việc có liên quan đến thiết kế và sửa chữa hệ thống điện và điện tử. Bao gồm các thiết bị điện dân dụng và điện công nghiệp như mạch điện tử, cáp quang, động cơ điện, máy phát điện, năng lượng điện,…
- Kỹ thuật viên cơ khí: Nhân viên kỹ thuật cơ khí thông thường có sự liên quan chặt chẽ đến các công việc về hệ thống vật lý, động cơ, phương tiện vận tải, bộ nén khí, thiết bị cung cấp năng lượng,…
- Kỹ thuật viên hệ thống: Vị trí công việc này đòi hỏi người lao động phải am hiểu và có kiến thức tốt về phân tích, điều khiển và xây dựng được quy trình sản xuất hàng hóa, máy móc
- Kỹ thuật viên tích hợp liên ngành: Bao gồm các công việc liên ngành đặc thù như hàng không, dầu khí, quân sự, y học, sinh, nông nghiệp, năng lượng,…
Xem thêm: Thuật ngữ và định nghĩa trong ngành điện công nghiệp
Mô Tả Cụ Thể Công Việc Của Nhân Viên Kỹ Thuật Sửa Chữa Máy Móc
Vậy nhân viên kỹ thuật làm gì? Trong doanh nghiệp hay tại các cơ sở làm việc, nhân viên kỹ thuật sửa chữa là những người có nhiệm vụ duy trì các cấu trúc máy móc, thiết bị, hệ thống và các chương trình hoạt động máy móc kỹ thuật. Những nhân viên này sẽ nắm bắt và vận hành các công việc có liên quan đến sửa chữa máy móc trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo duy trì hoạt động liên quan trơn tru và liền mạch.
Xem thêm: Mô tả công việc chính của một nhân viên bảo trì
Cụ thể hơn, nhiệm vụ của một kỹ thuật viên sửa chữa bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:
- Thiết lập quy trình xử lý máy móc, thiết bị khi gặp sự cố
- Thống kê, kiểm tra các phụ tùng, nguyên liệu máy móc có trong kho
- Lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống điện trong cơ sở làm việc
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Sửa chữa, kiểm tra, bảo trì nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết bị máy móc có trong doanh nghiệp
- Xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành máy móc
- Kiểm tra và theo dõi thường xuyên hệ thống điện nhằm xử lý kịp thời các sự cố xảy ra
- Thực hiện báo cáo định kỳ công tác sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo yêu cầu
Những Kỹ Năng Cần Có Của Một Nhân Viên Kỹ Thuật Sửa Chữa Máy Móc
- Khả năng đọc bản vẽ và thông số kỹ thuật thuộc lĩnh vực làm việc
- Tư duy khoa học, logic về kỹ thuật
- Kỹ năng tính toán chính xác và nhanh chóng
- Khả năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Thận trọng trong mỗi chi tiết nhỏ
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ kỹ thuật dùng trong sửa chữa máy móc, thiết bị
Kết luận
Để có được vị trí làm việc tốt trong lĩnh vực kỹ thuật, người lao động cần nắm rõ mô tả công việc cụ thể và những điều cần biết trong ngành nghề đặc thù này. Những thông tin bổ ích trên đây từ Speedmaint sẽ phần nào giúp người đọc trau dồi sự hiểu biết cũng như sự tin tin đối với lĩnh vực và ngành nghề này.
Tham khảo thêm: Các yếu tố bảo trì có kế hoạch trong Quản lý bảo trì CMMS