Gartner đã đưa ra 12 xu hướng công nghệ trong 2022 và kỳ vọng những xu hướng này sẽ là nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật số và sẽ đổi mới trong 3-5 năm tới. Dưới đây sẽ là bản tóm tắt nhanh cho người đọc về công nghệ là gì và tại sao chúng lại có giá trị trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
12 xu hướng chiến lược hàng đầu trong 2022 – Giá trị những xu hướng nằm ở đâu?
Như thông lệ hàng năm, Gartner sẽ xác định và đưa ra các xu hướng công nghệ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm nay danh sách bao gồm 12 xu hướng chiến lược cho phép các CEO phát triển, số hóa và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp – đồng thời định vị các CIO và Giám đốc điều hành CNTT như một đối tác chiến lược trong tổ chức của họ.
Các CEO cần biết rằng họ phải đẩy nhanh việc áp dụng kinh doanh kỹ thuật số cũng như tìm kiếm lộ trình kết nối kỹ thuật số với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra với tầm nhìn về những rủi ro kinh tế trong tương lai, các nhà lãnh đạo cũng muốn các hoạt động có hiệu quả nhằm bảo vệ tỷ suất lợi nhuận cũng như dòng tiền trong doanh nghiệp
David Groombridge – VP Analyst, Gartner
Xu hướng 1: Data Fabric
Data Fabric cung cấp cho người dùng sự tích hợp linh hoạt giữa các nguồn dữ liệu trên các nền tảng và người dùng doanh nghiệp, giúp dữ liệu có sẵn ở mọi nơi cần thiết cho dù dữ liệu đó ở đâu.
Data Fabric có thể sử dụng để phân tích, tìm hiểu và đưa ra đề xuất nơi dữ liệu cần được sử dụng. Điều này có thể giúp giảm tới 70% nỗ lực quản lý dữ liệu của người dùng.
Xu hướng 2: Lưới an ninh mạng
Lưới an ninh không gian mạng là một kiến trúc linh oạt, có thể được tổng hợp, tích hợp các dịch bảo bảo mật phân tán rộng rãi và đa dạng.
Lưới bảo mật không gian mạng cho phép các giải pháp bảo mặt độc lập, phối hợp tốt nhất với nhau để cải thiện bảo mật tổng thể, đồng thời di chuyển các điểm kiểm soát đến gần với nội dung được thiết kế để bảo vệ. Cấu trúc lưới an ninh mạng có thể giúp xác minh danh tính, ngữ cảnh và sự tuân thủ chính sách nhanh và đáng tin cậy trên môi trường đám mây.
Xu hướng 3: Thuật toán nâng cao quyền riêng tư
Thuật toán nâng cao quyền riêng tư giúp đảm bảo việc xử lý dữ liệu cá nhân trong môi trường không đáng tin cậy – điều này ngày càng trở nên quan trọng do luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư ngày càng phát triển. Bên cạnh đó đây cũng là mối quan tâm ngày càng lớn của người tiêu dùng.
Việc tính toán thuật toán nâng cao bảo mật tư được sử dụng nhiều kỹ thuật nhằm bảo vệ quyền riêng tư, cho phép chiết xuất giá trị từ dữ liệu trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu về quy định.
Xu hướng 4: Nền tảng Cloud-Native
Nền tảng đám mây gốc là công nghệ cho phép người dùng xây dựng các kiến trúc ứng dụng mới có khả năng phục hồi, đàn hồi và tốc độ – cho phép người dùng nhanh chóng thích ứng với mọi sự thay đổi kỹ thuật số.
Cloud Native sử dụng chức năng cốt lõi của điện toán đám mây để cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin linh hoạt và mở rộng hơn.
Xu hướng 5: Composable Applications
Cấu trúc của composable applications cung cấp sự thay đổi cho các mô-đun hiện có và lấy doanh nghiệp làm trung tâm của ứng dụng. Các ứng dụng từ composable applications giúp doanh nghiệp tối ưu các nghiệp vụ công việc, tiết kiệm thời gian làm việc thủ công, đồng thời đẩy nhanh khả năng tiếp cận các giải pháp phần mềm mới tới người dùng.
Xu hướng 6: Hệ thống quyết định tự động
Khả năng tự động ra quyết định là một giải pháp giúp cải thiện việc ra quyết định của doanh nghiệp. Ứng dụng này được mô hình hóa mỗi quyết định trong một tập hợp các quy trình, sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích, thông báo và tinh chỉnh các quyết định.
Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ và nâng cao khả năng ra quyết định của con người, đồng thời tự động hóa ra quyết định thông qua việc phân tích tăng cường, mô phỏng và công nghệ AI.
Xu hướng 7: Siêu tự động hóa (Hyperautomation)
Hyperautomation là sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau, bao gồm các phần mềm, RPA và trí tuệ nhân tạo. Công nghệ siêu tự động hóa này giúp người dùng có một cách tiếp cận theo nguyên tắc, hay một định hướng kinh doanh cụ thể nhằm nhanh chóng xác định, kiểm tra và tự động hóa nhiều quy trình công việc khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Hyperautomation cho phép khả năng mở rộng linh hoạt, hoạt động từ xa và giảm thiểu gián đoạn mô hình kinh doanh.
Xu hướng 8: Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo
Công nghệ AI ngày càng phát triển do đó nhu cầu về công nghệ này ngày càng tăng. Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo bao gồm tự động cập nhật dữ liệu, các mô hình và ứng dụng trong việc hợp lý hóa việc phân phối AI.
Sự kết hợp mạnh mẽ của AI với các ứng dụng quản trị được dự báo sẽ đem lại giá trị gấp 3 lần so với những doanh nghiệp không ứng dụng AI trong hoạt động kinh doanh.
Xu hướng 9: Doanh nghiệp phân tán
Sự phát triển của các ứng dụng làm việc từ xa hiện nay đã giúp các doanh nghiệp hình thành nên mô hình doanh nghiệp phân tán. Các tổ chức ngày nay đã ứng dụng và khai thác triệt để các công cụ kỹ thuật số nhằm số hóa điểm tiếp xúc giữa người tiêu dùng và đối tác cũng như xây dựng trải nghiệm khách hàng hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp phân tán sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng từ xa tốt hơn, thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ và không gian làm việc ảo mạnh mẽ hơn.
Xu hướng 10: Trải nghiệm tổng thể – Total Experience
Trải nghiệm tổng thể là chiến lược kinh doanh kết hợp trải nghiệm của nhân viên, trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm người dùng và trải nghiệm đa năng trên nhiều điểm tiếp xúc nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh doanh.
Thông qua việc quản lý toàn diện trải nghiệm, tăng cường trải nghiệm tổng thể có thể thúc đẩy sự tự tin, sự hài lòng, lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng và nhân viên cao hơn.
Xu hướng 11: Hệ thống tự quản
Hệ thống tự quản được coi như một hệ thống tự động hóa, cho phép doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những sự kiện bất ngờ bằng cách sửa đổi các thuật toán riêng của trong một thời gian thực tế. Hoạt động này nhằm tối ưu hành vi của chúng trong các hệ sinh thái phức tạp.
Các hệ thống sẽ tự động tạo ra tập hợp các kịch bản và tình huống mới sẽ xảy ra nhằm tối ưu hóa hiệu suất và phòng thủ trước các trường hợp phức tạp khi cần thiết.
Xu hướng 12: Genarative AI
Công nghệ Genarative AI là phương pháp máy học liên tục nội dung & đối tượng từ cơ sở dữ liệu và sử dụng thông tin này để tạo ra các tạo tác hoàn toàn mới. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ thúc đẩy quá trình R&D nhằm tạo ra các nội dung đột phá trong các lĩnh vực như sản xuất và Y khoa.
Làm thế nào để những xu hướng công nghệ này thúc đẩy kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số?
Các xu hướng công nghệ hàng đầu hiện nay sẽ thúc đẩy khả năng tiềm năng kỹ thuật số và khả năng tăng trưởng doanh nghiệp bằng cách giải quyết những thách thức kinh doanh chung cho các CIO và các Giám đốc điều hành công nghệ.
Những lộ trình này sẽ tạo ra sự khác biệt cho tổ chức của người dùng, giúp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh và định vị rõ ràng các vị trí lãnh đạo chiến lược trong tổ chức.
Mỗi kết quả mang lại một trong 3 hiệu quả cụ thể
Niềm tin về nền tảng kỹ thuật
Những công nghệ trong phân khúc này cung cấp một nền tảng CNTT linh hoạt và hiệu quả hơn bằng cách đảm bảo dữ liệu được tích hợp và xử lý an toàn trên môi trường điện toán đám mây và cả không phải đám mây nhằm mang lại hiệu quả về chi phí mở rộng nền tảng CNTT.
Thay đổi cấu trúc
Bằng cách cung cấp các giải pháp công nghệ mới sáng tạo trong lĩnh vực, người dùng có thể mở rộng quy mô và tăng tốc số hóa tổ chức của mình. Những xu hướng công nghệ đáp ứng được tốc độ người dùng thay đổi ngày càng tăng bằng cách tạo ra các ứng dụng nhanh hơn để tự động hóa các hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra quyết định nhanh và thông minh hơn.
Thúc đẩy tăng trưởng
Thông qua việc tận dụng các xu hướng công nghệ trong chiến lược, các nhà lãnh đạo đã giải phóng lượng lớn hệ số số nhân lực CNTT để nhường chỗ cho việc thúc đẩy kinh doanh và giành thị phần. Cùng với đó, những xu hướng công nghệ mới mẻ sẽ cho phép doanh nghiệp tối đa hóa việc tạo ra giá trị và nâng cao kỹ năng công nghệ số.
Kết lại
Có thể thấy những xu hướng công nghệ mới và các chiến lược công nghệ có tác động rất lớn tới doanh nghiệp. Các xu hướng khác nhau sẽ tác động đến doanh nghiệp theo những cách khác nhau. Cùng với sự tích hợp chặt chẽ giữa hầu hết các xu hướng, các tổ hợp công nghệ khác nhau có khả năng được yêu cầu để cạnh tranh tại các thời điểm khác nhau trong chu kỳ tăng trưởng kinh doanh. Việc lựa chọn xu hướng nào được ưu tiên triển khai sẽ được xoay quanh bởi các CIO và nhà lãnh đạo CNTT – những vị trí có khả năng nắm bắt và thấu hiểu các mục tiêu kinh doanh chiến lược và mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của SpeedMaint. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau!
Ngoài ra, để không bỏ lỡ các sự kiện diễn ra bởi Speedmaint, hãy theo dõi các Events của chúng tôi tại ĐÂY!
>>>Xem thêm:
Bắt kịp 5 phần mềm này, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa hiệu suất trong 2022
Chuyển đổi số và xu hướng trong lĩnh vực sản xuất
6 ngành công nghiệp đang ứng dụng công nghệ tự động hóa quá trình sản xuất thay thế con người?
Phần mềm CMMS và EAM: Đâu là sự khác biệt bạn cần biết?
Hệ thống MES là gì? Doanh nghiệp có thật sự cần một hệ thống MES?