Chi phí sản xuất là một yếu tố quan trọng được hầu hết mọi doanh nghiệp chú trọng và cải thiện trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, hàng hóa, cung ứng dịch vụ,… Vậy bản chất của chi phí này là gì và doanh nghiệp cần làm gì để có thể tối ưu? Theo dõi nội dung dưới đây để có cái nhìn toàn diện và ứng dụng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp bạn.
Average cost per unit được coi là toàn bộ chi phí phát sinh doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất một số lượng sản phẩm cụ thể hoặc cung cấp một dịch vụ. Chi phí này có thể bao gồm những hạng mục như lực lượng lao động, nguyên vật liệu, vật tư tiêu hao,…
Trong kinh tế học, Average cost per unit được định nghĩa là khoản ngân sách doanh nghiệp bỏ ra để thu được các yếu tố sản xuất như CP lao động, chi phí mặt bằng và các chi phí cần thiết khác trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Ví dụ, sản xuất lốp xe có động cơ bao gồm các loại chi phí như cao su, chi phí lao động sản xuất, các vật tư khác. Trong đó đối với ngành dịch vụ, CPSX có thể kéo theo chi phí vật chất để cung cấp dịch vụ cũng như chi phí lao động trả cho nhân viên hoàn thành dịch vụ đó.
Tổng giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng cách cộng tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí lao động, cũng như tổng chi phí cho sản xuất chung.
Những dữ liệu sản xuất trên mỗi đơn vị hàng hóa có thể giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá bán phù hợp sau khi thành phẩm. Để tính toán giá thành sản xuất trên một đơn vị hàng hóa, CPSX sẽ được chia cho số đơn vị được sản xuất trong kỳ được trang trải bởi các chi phí đó. Để hòa vốn với chi phí sản xuất, giá bán phải bao gồm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Giá bán lớn hơn chi phí trên một đơn vị sẽ được coi là lợi nhuận, trong khi giá bán nhỏ hơn trên một đơn vị sẽ dẫn đến lỗ vốn.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể cân nhắc nhiều lựa chọn sản xuất khác nếu CPSX vượt quá giá bán của sản phẩm. Đầu tiên, nhà quản trị cần cân nhắc giảm CP thông qua xem xét lại cấu trúc định giá và chiến lược tiếp thị của mình để xác định liệu việc tăng giá thành sản phẩm có hiệu quả hay không. Hoặc sản phẩm đó có thể được tiếp thị tới phân khúc khách hàng với giá thành khác hay không. Nếu cả hai lựa chọn được đưa ra đều không hiệu quả, nhà sản xuất có thể suy nghĩ đến việc tạm ngừng sản xuất sản phẩm đó.
Để tránh rơi vào trường hợp phải ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần cân nhắc nghiêm túc về CPSX cho mỗi đơn vị hàng hóa. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CPSX khác nhau mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất một loại hàng hóa hay cung cấp một dịch vụ.
Tham khảo:
5 lý do dịch vụ quản lý tài sản giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp sản xuất và khai thác
6 bước giảm chi phí bảo trì máy móc thiết bị dành cho doanh nghiệp khai thác và sản xuất
Fixed cost là những khoản chi phí không bị thay đổi theo lượng hàng hóa được sản xuất. Điều này có nghĩa CPCĐ vẫn không thay đổi ngay cả khi không có hoạt động sản xuất hoặc khi doanh nghiệp đạt năng lực sản xuất tối đa.
Ví dụ, một doanh nghiệp khi kinh doanh nhà hàng phải chịu khoản chi trả bằng hàng tháng, hàng quý hay hàng năm bất kể số lượng khách hàng mà nhà hàng có thể phục vụ. Một số ví dụ khác về fixed cost còn bao gồm tiền lương và tiền thuê trang thiết bị.
CPCĐ có xu hướng giới hạn về thời gian và chi phí này chỉ cố định liên quan đến sản xuất trong một thời gian nhất định. Trong dài hạn, CPSX một sản phẩm là biến đổi và thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Variable cost là loại chi phí thay đổi cùng với sự thay đổi của kế hoạch sản xuất. Nghĩa là loại chi phí này chỉ tăng lên khi khối lượng sản xuất tăng và giảm khi khối lượng sản xuất giảm. Nếu khối lượng sản xuất bằng 0 sẽ không phát sinh chi phí biến đổi này.
Chi phí biến đổi bao gồm hoa hồng bán hàng, chi phí về tiện ích, nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp.
Ví dụ trong một cơ xưởng sản xuất quần áo, CPBĐ có thể bao gồm nguyên vật liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất và chi phí nhân công trực tiếp. Nếu nguyên vật liệu thô và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất áo sơ mi là 50.000đ/chiếc và doanh nghiệp đó sản xuất 1000 chiếc, tổng chi phí biến đổi sẽ là 50 triệu.
Do đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc cắt giảm CPSX hàng hóa trong thời kỳ khó khăn thông qua việc cắt giảm số lượng hàng hóa sản xuất ra bên ngoài.
Total cost gồm tổng chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ngoài ra, loại khoản ngân sách này bao gồm tất cả chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
Ví dụ, một doanh nghiệp dệt may có chi phí sản xuất là 50.000đ/chiếc và đã sản xuất 1.000 chiếc trong tháng trước. Doanh nghiệp cũng phải trả tiền thuê mặt bằng là 50 triệu đồng mỗi tháng. Vậy, tổng chi phí bao gồm CP biến đổi và CP cố định là 100 triệu.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc cắt giảm các chi phí phát sinh cũng như cắt giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách tìm kiếm các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu với giá tốt hơn, loại bỏ các chi phí vận chuyển, kho bãi không cần thiết.
Average cost là tổng CPSX chia cho tổng số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất. Khoản tiền này cũng được tính toán bằng cách cộng chi phí biến đổi bình quan và chi phí cố định bình quân. Nhà lãnh đạo cần sử dụng everage cost này để đưa ra quyết định về chiến lược giá sản phẩm của mình nhằm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận tối đa.
Do vậy, mục tiêu của doanh nghiệp là cần giảm thiểu chi phí bình quân trên một đơn vị để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận mà vẫn không làm tăng chi phí.
Chi phí biên là CPSX khi thêm một đơn vị sản lượng hàng hóa. Khoản tiền này này cho thấy sự gia tăng tổng chi phí đến từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Vì CPCĐ không đổi bất kể sản lượng tăng lên, do đó chi phí biên chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của chi phí biến đổi. Các nhà lãnh đạo cần nắm bắt chi phí biên để đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực, tìm cách tối ưu nguồn lực sản xuất nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
Ví dụ đưa ra là một doanh nghiệp muốn tăng năng lực sản xuất, doanh nghiệp sẽ so sánh marginal cost với doanh thu biên được thực hiện bằng cách sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Marginal cost thay đổi theo khối lượng đầu ra được sản xuất. Chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phân biệt giá cả, tác động bên ngoài, chi phí giao dịch,…
Bước đầu khi tính toán các khoản liên quan đến việc sản xuất hàng hóa đó là xác định các khoản tiền cố định phát sinh trong doanh nghiệp. Tiếp theo sẽ xác định khoản biến đổi phát sinh trong quá trình sản xuất.
Từ đó, cộng chi phí biến đổi và CPCĐ, chia tổng số lượng hàng hóa được sản xuất để tính ra giá thành bình quân trên một đơn vị.
Để doanh nghiệp có lãi, giá bán luôn phải cao hơn chi phí trên một đơn vị. Việc định giá bán thấp hơn giá sản xuất mỗi đơn vị sẽ dẫn đến việc thua lỗ cho doanh nghiệp. Do vậy, điều tối quan trọng là doanh nghiệp phải đánh giá chính xác tất cả các chi phí của mình.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Speedmaint. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau!
Ngoài ra, để không bỏ lỡ các sự kiện diễn ra bởi Speedmaint, hãy theo dõi các Events của chúng tôi tại ĐÂY!
Doanh nghiệp tham khảo thêm:
Quản lý vật tư là gì? Quy trình quản lý nguồn nguyên liệu, vật tư trong doanh nghiệp sản xuất
Làm thế nào duy trì hoạt động máy móc và bài toán chi phí khổng lồ của doanh nghiệp sản xuất
6 bước quy trình quản lý tài sản cố định hoàn chỉnh áp dụng mọi doanh nghiệp
Phân biệt 6 loại quản lý tài sản khác nhau trong doanh nghiệp
Các chính sách và quy định về tài sản cố định dành cho mọi doanh nghiệp
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp: Dễ hay khó?
Trưởng phòng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất như thế nào?
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.