Bảo trì năng suất toàn diện TPM là gì?
Để tìm hiểu kỹ hơn thì bạn có thể đọc bài viết: TPM là gì?. Về cơ bản, TPM là một cách tiếp cận toàn diện để bảo trì thiết bị nhằm cố gắng đạt được hiệu năng sản xuất hoàn hảo:
- Không có sự cố
- Không bị ngừng hoạt động bất thường
- Không có khiếm khuyết
Ngoài ra, TPM còn chú trọng hướng tới một môi trường làm việc hoàn hảo:
- An toàn cho người lao động
- Môi trường sạch sẽ, gọn gàng
- Nâng cao ý thức giữ gìn tài sản và vệ sinh không gian làm việc
TPM nhấn mạnh việc bảo trì chủ động và phòng ngừa để tối đa hóa hiệu quả hoạt động của thiết bị. Chiến lược bảo trì này có khả năng làm mờ đi sự khác biệt giữa vai trò của sản xuất và bảo trì bằng cách nhấn mạnh vào việc trao quyền cho người vận hành để giúp bảo trì thiết bị của họ. Việc thực hiện chương trình TPM tạo ra trách nhiệm chung đối với các thiết bị, đồng thời khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của công nhân nhà máy.
Trong môi trường thích hợp, điều này rất hiệu quả trong việc cải thiện năng suất (tăng thời gian hoạt động, giảm thời gian chu kỳ và loại bỏ các khiếm khuyết).
Định nghĩa chuyên sâu và trụ cột của TPM
Nếu như bảo trì theo truyền thống được xem như một thực thể riêng biệt bên ngoài quá trình sản xuất thì giờ đây, vai trò của chúng đã có sự thay đổi cả về tính chất và vị trí. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định rằng, việc tích hợp bảo trì với sản xuất hoàn toàn có thể dẫn tới khả năng cải thiện năng suất và tính sẵn có của tài sản. Từ đó, khái niệm về chiến lược TPM xuất hiện và thay đổi từ môi trường bảo trì phản ứng/ khắc phục sang môi trường dựa trên bảo trì phòng ngừa thông qua bảo trì dự đoán.
TPM được áp dụng trong doanh nghiệp như một chiến lược loại bỏ những khiếm khuyết ra khỏi quá trình vận hành và sản xuất bằng việc:
- Giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị
- Loại bỏ thời gian sản xuất bị đình trệ
- Đảm bảo máy móc và thiết bị luôn sẵn sàng để sản xuất
- Gia tăng tối đa giá trị với mức chi phí tối thiểu.
8 trụ cột của TPM
Tám trụ cột của TPM chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật chủ động và phòng ngừa để nâng cao độ tin cậy của thiết bị:
1. Bảo trì tự quản AM:
Đặt trách nhiệm bảo dưỡng định kỳ, chẳng hạn như làm sạch, bôi trơn và kiểm tra, vào tay người vận hành, cũng tức là người trực tiếp tiếp xúc và sử dụng máy móc, thiết bị đó.
2. Bảo trì có kế hoạch:
Đây cũng chính là trụ cột quan trọng mà bài viết muốn nói tới. SpeedMaint sẽ chia sẻ tới các bạn về trụ cột này ngay phía dưới.
3. Cải tiến có trọng điểm:
Lựa chọn những thiết bị, tài sản quan trọng nhất. Sau đó yêu cầu các nhóm nhân viên làm việc cùng nhau một cách chủ động để đạt được những cải tiến thường xuyên, gia tăng trong việc vận hành và bảo trì thiết bị.
4. Duy trì chất lượng:
Xây dựng thói quen phát hiện và ngăn ngừa lỗi vào quy trình sản xuất. Áp dụng Phân tích nguyên nhân gốc rễ để loại bỏ các nguồn gây lỗi chất lượng tái diễn.
5. Đào tạo và huấn luyện:
Điền vào các lỗ hổng kiến thức của đội ngũ nhân viên, người vận hành phòng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu TPM.
6. Kiểm soát từ đầu:
Hướng dẫn kiến thức thực tế và hiểu biết về thiết bị sản xuất có được thông qua TPM theo hướng cải tiến thiết kế của thiết bị mới.
7. Hoạt động TPM tại khối văn phòng:
Áp dụng kỹ thuật chiến lược TPM vào các chức năng quản trị, ứng dụng cho các bộ phận, phòng ban hay khối văn phòng
8. An toàn sức khỏe và môi trường:
Duy trì một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Trụ cột này loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe và an toàn, mang lại một nơi làm việc an toàn hơn.
Ngoài 08 trụ cột trên, để thực hiện tốt TPM không thể thiếu hoạt động 5S. 5S được xem là nền móng của “ngôi nhà TPM”, khởi đầu cho việc phát hiện các vấn đề để tiến hành hoạt động cải tiến trong TPM.
Tìm hiểu thêm về Hoạt động 5s tại bài viết: Khái niệm chương trình 5S và vai trò trong TPM
Trụ cột Bảo trì có kế hoạch
Bảo trì có kế hoạch là phương pháp lên lịch các nhiệm vụ bảo trì dựa trên tỷ lệ hỏng hóc thiết bị đã được dự đoán hoặc đo lường được.
Nếu thực hiện tốt trụ cột này, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể các trường hợp dừng máy ngoài kế hoạch, đồng thời cho phép bảo dưỡng được hầu hết các trường hợp thiết bị không được lên lịch sản xuất.
Hơn thế nữa, Bảo trì có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp giảm lượng hàng tồn kho thông qua việc kiểm soát tốt hơn các bộ phận dễ bị mài mòn và hỏng hóc.
Thông qua trụ cột bảo trì có kế hoạch, doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược bảo trì phòng ngừa cho mình một cách cụ thể và chi tiết hơn.
Đặc trưng của phương pháp Bảo trì có kế hoạch trong chiến lược TPM
Nhà cung cấp vòng bi MRC trong ngành hàng không vũ trụ đã giảm được gần 98% số giờ bảo trì ngoài kế hoạch trong vòng 8 tháng kể từ khi áp dụng trụ cột Bảo trì kế hoạch cùng Bảo trì tự quản trong chiến lược TPM của mình.
Mặc dù sự phản kháng của nhân viên khi phải thay đổi kế hoạch bảo trì truyền thống là mối quan tâm ban đầu của công ty, nhưng kết quả tích cực đã sớm thay đổi suy nghĩ của mọi người. Greg Folts, Giám đốc Cải tiến Liên tục tại MRC Bearings cho biết: “Trên thực tế, chính những người đang do dự lúc đầu đã đột nhiên hỏi khi nào máy của họ sẽ được lên lịch cho các trụ cột của TPM nói chung và Bảo trì có kế hoạch nói riêng”.
Nói chung lại, Bảo trì theo kế hoạch hoặc bảo trì dự phòng thực hiện theo lịch trình dựa trên tỷ lệ hỏng hóc thiết bị đã được dự đoán hoặc đo trước đó. Việc bảo trì theo kế hoạch cũng tính đến tuổi của máy và mức độ sử dụng của máy. Loại bảo trì này được thực hiện để ngăn ngừa sự cố máy móc và thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch.
CMMS – Công cụ đắc lực trong Bảo trì có kế hoạch
Để xây dựng một kế hoạch bảo trì, áp dụng cho các nhân viên liên quan cũng như giám sát hiện trạng, tiến độ công việc thì một công cụ thống nhất hỗ trợ là điều gần như không thể thiếu.
Doanh nghiệp dường như không thể sử dụng những công cụ phổ thông như Excel, Zalo hay Trello cho các công tác bảo trì chuyên môn, không chỉ bởi tính rườm rà, thủ công mà còn thiếu rất nhiều tính năng hỗ trợ chuyên sâu cho công việc bảo trì đặc thù.
Chính vì thế, phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS có thể coi là công cụ “vàng” hỗ trợ đắc lực nhất cho những công việc liên quan đến bảo trì có kế hoạch. Phần mềm CMMS chuyên dụng cho đội ngũ kỹ thuật có đầy đủ các tính năng và giải pháp để tối ưu hoá công việc bảo trì, tự động cảnh báo, nhắc nhở và phân tích số liệu tài sản cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đọc thêm bài viết về TPM TẠI ĐÂY!