Trước là “ưu tiên”, giờ là “tự hào”. Khẩu hiệu “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” ngày nay đã trở thành “người Việt tự hào dùng hàng Việt”. Điều đó thể hiện chất lượng các sản phẩm công nghệ phần mềm do người Việt xây dựng đã dần khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Vậy tại sao doanh nghiệp nên dùng phần mềm công nghệ Việt?
Những phần mềm CMMS nội địa nào đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay?
>>> Xem thêm bài viết: CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
Việc áp dụng công nghệ phần mềm CMMS mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý nhân công, nguyên liệu, linh hoạt trong quản lý,…
Vậy CMMS là gì mà mang lại cho doanh nghiệp “ngàn” lợi ích như thế:
CMMS là viết tắt của “Computerized Maintenance Management System”. Đây là phần mềm giúp các doanh nghiệp theo dõi công việc quản lý bảo trì của tất cả các thiết bị trên ứng dụng được sử dụng trực tiếp trên trình duyệt Web hoặc ứng dụng di động.
>>> Xem thêm bài viết: khái niệm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS.
“Đồ ngoại bao giờ cũng tốt hơn đồ Việt”. Đó là suy nghĩ chung của rất nhiều người.
Quan điểm đó không sai. Một sự thật không thể chối cãi đó là máy móc, công nghệ nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu thường hiện đại hơn của chúng ta rất nhiều.
Tuy nhiên để sở hữu và sử dụng những phần mềm công nghệ cao đó, doanh nghiệp gặp vô vàn những rào cản về: chi phí, ngôn ngữ, xử lý sự cố bất thường,…trong quá trình sử dụng.
Dưới đây là những bất cập thường gặp khi sử dụng phần mềm CMMS nước ngoài:
Hiện nay doanh nghiệp phải chi trả chi phí khá lớn để sở hữu một phần mềm quản trị doanh nghiệp, ví dụ như: ProsperWorks, Fracttal, Post Affiliate Pro, Infusionsoft,… trung bình từ 700 đến 3 triệu đồng/tháng. Nếu tính trên giá thành đó, số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra lên đến 30 triệu đồng một năm để sử dụng phần mềm quản lý bảo trì.
Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt phải chịu mức thuế khá lớn nên việc áp dụng phần mềm công nghệ nước ngoài với chi phí đó sẽ gặp nhiều rào cản và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hiện nay trình độ ngoại ngữ của người Việt còn nhiều hạn chế. Do đó khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm công nghệ vào nội bộ công ty. Đội ngũ công, nhân viên có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng do rào cản về ngôn ngữ.
Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều hành, trao đổi thông tin trên hệ thống phần mềm nội bộ doanh nghiệp.
Trên thực tế, những nhân sự giỏi chuyên môn, thường bị hạn chế mặt ngôn ngữ. Trong khi đó, mục tiêu áp dụng phần mềm là để các kỹ thuật viên, nhà quản lý thuận tiện hơn trong quá trình quản lý bảo trì thiết bị.
Trong quá trình sử dụng phần mềm công nghệ, doanh nghiệp khó tránh khỏi những sự cố như: không hiểu rõ cơ chế hoạt động, chức năng phần mềm,… Với các phần mềm nước ngoài doanh nghiệp sẽ cần chuyên viên kỹ thuật giỏi chuyên môn và thông thạo ngoại ngữ để có thể xử lý sự cố đó.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy những kỹ thuật viên giỏi ở nước ta còn hạn chế, mặc khác mức lương để trả cho những nhân viên này là khá cao. Bên cạnh đó khi phần mềm gặp sự cố, nếu kỹ thuật viên không có mặt để giải quyết kịp thời thì các nhà quản lý không thể xử lý được rắc rối đó.
>>> Xem thêm bài viết: Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị thời đại chuyển đổi số 4.0
Ứng dụng phần mềm công nghệ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa khối lượng công việc của doanh nghiệp đặc biệt là cấp quản lý.
Áp dụng phần mềm nước ngoài thường công nghệ cao hơn, khoa học và nhiều tính năng hơn.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên ứng dụng các phần mềm nước ngoài gặp rất nhiều rào cản về ngôn ngữ, tính cạnh tranh, xử lý sự cố và đặc biệt là yếu tố chi phí.
Do đó phần mềm người Việt xây dựng đã và đang là xu hướng của các doanh nghiệp.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các phần mềm CMMS ra đời ngày càng nhiều phục vụ doanh nghiệp Việt trong công tác quản lý.
Tuy nhiên giữa rất nhiều phần mềm trên thị trường, doanh nghiệp nên chọn phần mềm quản lý bảo trì nào để đạt được hiệu quả quản lý tối ưu nhất?
Dưới đây là top 4 phần mềm quản lý bảo trì người Việt xây dựng tốt nhất hiện nay.
>>> Xem thêm bài viết: Tầm Quan Trọng Của Việc Bảo Trì Tài Sản Trong Doanh Nghiệp
“Tự hào dùng hàng Việt Nam” một lần nữa được nhắc đến để “vinh danh” sự tài giỏi và cố gắng của những cái tên đã làm nên thương hiệu công nghệ Việt thành công như ngày hôm nay. Bốn cái tên được các doanh nghiệp trong cộng đồng quản lý bảo trì lựa chọn nhiều nhất hiện nay:
Nhắc đến SpeedMaint là nhắc đến “cú hích” trong thị trường quản lý bảo trì. Đây là một thương hiệu mới ra đời trên thị trường nhưng lại nhanh chóng vượt qua các “anh lớn” để vươn lên vị trí số 1. Có thể khó tin, nhưng Speedmaint hiện nay luôn nằm trong top 1 các phần mềm CMMS trên công cụ tìm kiếm google. Có thể thấy Speedmaint đã nghiên cứu những mặt hạn chế từ các phần mềm đi trước để xây dựng một phần mềm với những tính năng hoàn hảo.
SpeedMaint khẳng định “tôi không theo số đông – tôi khác biệt”. Vậy điểm khác biệt của phần mềm công nghệ SpeedMaint là gì:
Bên cạnh đó, toàn bộ dữ liệu máy móc thiết bị, kế hoạch bảo trì, nội dung bảo trì được lưu trữ trong phần mềm một cách khoa học, tính bảo mật cao do đó doanh nghiệp không lo bị mất dữ liệu thông tin quản trị của mình.
Đó là lý do tạo “cú lội ngược dòng” của SpeedMaint, tuy là “đứa con” sinh sau đẻ muộn nhưng Speedmaint đã tạo sự khác biệt và nhanh chóng vượt qua các anh lớn trong ngành.
>>> Xem thêm bài viết: 9 tính năng CMMS của SpeedMaint hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tới 70% vấn đề quản lý bảo trì
QuaSoft là phần mềm được thiết kế phân theo chức năng như: quản lý, bảo trì, mua hàng, tồn kho, báo cáo, phân tích kết quả.
Các chức năng chính của phần mềm công nghệ QuaSoft:
Cũng như các phần mềm trên, Vietsoft là phần mềm cung cấp công thức giải quyết bài toán chi phí, bài toán năng suất, sự cố máy móc thiết bị trong doanh nghiệp.
Đây là phần mềm giúp các doanh nghiệp xác định chính xác thông tin các thiết bị, máy móc, dụng cụ, tài sản cần nâng cấp, bảo trì.
Ngoài ra, phần mềm giúp doanh nghiệp lên kế hoạch dự trù vật tư bảo trì thông qua đặt mua nguyên vật liệu tự động.
Giao diện phần mềm công nghệ CMMS Vietsoft được thiết kế khá rõ ràng giúp người quản lý giám sát và đưa ra quyết định dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.
Điểm trừ ứng dụng này là cần cài đặt về máy tính để sử dụng do đó giảm tính linh hoạt của việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý. Đối với các nhà quản lý trực tiếp tại xưởng máy sản xuất sẽ không thể sử dụng phần mềm quản lý để trao đổi, đánh giá nhân công cũng như theo dõi các thông tin máy móc thiết bị tại hệ thống.
Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị WINMAIN CMMS 3.0 là một trong những phần mềm công nghệ quản lý bảo trì nổi tiếng trên thị trường hiện nay bởi những tính năng và lợi ích mà Winmain mang lại:
Bước đi thông minh của doanh nghiệp đó là áp dụng khoa học công nghệ để giảm tải gánh nặng công việc quản lý của nhà quản trị. Có thể thấy rằng việc doanh nghiệp lựa chọn phần mềm công nghệ đúng đắn đồng nghĩa doanh nghiệp đã nắm chắc 30% chiến thắng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua bài viết chúng tôi hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ sáng suốt lựa chọn cho riêng mình một phần mềm quản lý bảo trì thiết bị hiệu quả và phù hợp nhất.
>>> Xem thêm bài viết: Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị thời đại chuyển đổi số 4.0
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.