Nắm Vững Các Hạng Mục Và Quy Trình Bảo Trì Thang Máy Đạt Chuẩn

Thang máy là hạng mục bảo trì cần ưu tiên hàng đầu bởi luôn đòi hỏi hoạt động ổn định để phục vụ nhu cầu và đảm bảo an toàn cho người dùng. Vậy bảo trì thang máy gồm những hạng mục nào, quy trình đạt chuẩn ra sao? Những thông tin đó sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Mục lục nội dung

Các hạng mục bảo trì thang máy đạt chuẩn

Bất kể một vật dụng, thiết bị nào cũng cần có một kế hoạch quản lý tài sản, kế hoạch sửa chữa, bảo trì thang máy cũng vậy.  Trước khi bắt tay vào bảo trì; kỹ thuật viên cần nắm rõ được những bộ phận nào dễ hỏng hóc để kiểm tra và ưu tiên lên đầu. Dựa trên nền tảng phân hệ quản lý tài sản trong thang máy trước đó, kỹ thuật viên sẽ đưa ra kế hoạch kiểm tra hợp lý. 

Bảo trì thang máy là hạng mục quản lý tài sản thiết bị quan trọng hàng đầu

Bảo trì thang máy là hạng mục quản lý tài sản thiết bị quan trọng hàng đầu

Dưới đây là 07 hạng mục bảo trì thang máy tại những vị trí “nhạy cảm” dễ xảy ra sự cố nhất.

Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển thang máy trên phòng máy

  • Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ
  • Tình trạng cáp thép, puly
  • Bộ hạn chế tốc độ, rơ le, contractor

Kiểm tra động cơ

Động cơ của thang máy phải chịu sức tải của toàn bộ cabin vì thế tình trạng quá tải hoặc hỏng hóc rất dễ xảy ra sau thời gian dài vận hành. Để đảm bảo đông cơ luôn trong tình trạng hoạt động trơn chu để đạt công suất tối đa, ta cần kiểm tra, bảo trì các vấn đề về:

  • Chất lượng và mức dầu trong động cơ
  • Hệ thống phanh của động cơ
  • Tốc độ của động cơ
  • Lực tải của động cơ

Kiểm tra hệ thống ray dẫn hướng

  • Điểm nối ray
  • Liên kết ray với bracket, bracket với vách, mối hàn ray.

Kiểm tra hệ thống liên kết cabin

  • Đầu treo cáp cabin
  • Đầu treo cáp đối trọng
  • Ecu khóa cáp
  • Quạt thông gió
  • Công tắc hạn chế hành trình trên
  • Guốc trượt và chất lượng dầu ray cabin
  • Guốc trượt và chất lượng dầu ray đối trọng
  • Độ căng đều của cáp

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, liên lạc an toàn ở cabin

  • Hệ thống đèn trong cabin đảm bảo sáng
  • Chuông cứu hộ hoạt động nhay nhạy
  • Intercom, photocell cửa
  • Rãnh dẫn hướng cửa cabin, khe hở cửa

Kiểm tra hệ thống chất lượng vận hành hệ thống cửa tầng

Cửa thang máy tác động trực tiếp tới trải nghiệm người dùng, vì thế cần kiểm tra thường xuyên để tránh sự cố không đáng có. 

Bảo trì thang máy đòi hỏi kỹ thuật viên cần nắm chắc nghiệp vụ và sự khéo léo
Bảo trì thang máy đòi hỏi kỹ thuật viên cần nắm chắc nghiệp vụ và sự khéo léo
  • Bảng điều khiển
  • Khe hở
  • Khóa cửa tầng

Kiểm tra quá trình hoạt động & vận hành của thang máy

  • Chất lượng vận hành của hệ thống thang
  • Chất lượng hoạt động của hệ thống cứu hộ
  • Tốc độ dừng và chạy của thang máy

Quy trình bảo trì thang máy đạt chuẩn

Theo thực tế, để đảm bảo sự hoạt động của thang máy không bị gián đoạn, các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện việc bảo trì 2 – 4 lần/ năm với tháng máy trong nhà, và 3 – 5 lần/ năm đối với thang máy ngoài trời.

Quy trình, kế hoạch bảo trì thang máy cũng cần được xây dựng dựa trên các cơ sở chặt chẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn trong quản lý tài sản trong tổ chức, doanh nghiệp. Để tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian, quy trình bảo hành cho thang máy cần tuân thủ theo các bước và thời gian tương ứng như sau:

PHẦN BUỒNG MÁYTHỜI GIAN (phút)
VỆ SINHVách buồng máy30
Thanh dẫn hướng20
Trục vít15
Đế buồng máy10
KIỂM TRA VÀ TRA DẦU BÔI TRƠNMiếng mút tra dầu10
Lượng dầu trong hộp10
Bộ phận dẫn động10
Dây curoa10
Ốc bắt động cơ10
Đệm dẫn hướng10
Điểm cố định30
PHẦN GIẾNG THANG 
VỆ SINHToàn bộ vách thang trong giếng30
Hố thang15
KIỂM TRA VÀ CĂN CHỈNHCáp điện liên hệ sàn thang10
Cáp điện chạy dọc giếng thang15
Hệ thống đèn chiếu sáng giếng thang10
Chức năng mở cửa khẩn cấp bằng chìa khóa30
Chức năng mở cửa khẩn cấp bằng thanh chống sàn15
Tình trạng làm việc của hệ thống chốt khóa30
Chức năng dừng khẩn cấp15
Chức năng cứu hộ khi mất điện20
Các tiếp điểm dừng tầng20
Độ nhạy của các giới hạn hành trình20
Điện áp và bộ nạp ắc quy30
Tín hiệu điện thoại10
Nút chuông báo động10
Tốc độ cửa30

Bảo trì thang máy được đánh giá là hạng mục quản lý tài sản doanh nghiệp hàng đầu luôn được ưu tiên, do đó bộ phận chịu trách nhiệm cần thiết tìm kiếm những phương pháp theo dõi, đánh giá hợp lý. Nhà quản lý có thể lập một quy trình quản lý sử dụng máy móc thiết bị cho thang máy để theo dõi tốt nhất. 

Đặc biệt, hiện nay xu thế 4.0 đang phủ rộng trên mọi lĩnh vực, doanh nghiệp bạn cũng có thể đăng ký sử dụng phần mềm quản lý tài sản cố định để quản lý thang máy và các trang thiết bị trong doanh nghiệp mình tốt nhất. Chi tiết liên hệ….

SpeedMaint sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA SPEEDMAINT

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 1900-400-016

Kinh doanh Miền Bắc: 094-204-1024

Kinh doanh Miền Nam: 0868-995-885

Email: sales@speedmaint.com









Đăng ký tư vấn gói dịch vụ

SpeedMaint

Cung cấp giải pháp chuyên biệt về Quản lý bảo trì thiết bị, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra gói giải pháp tốt nhất!

Hotline Miền Bắc: 094-204-1024

Hotline Miền Nam: 098-842-1237

Email: sales@speedmaint.com