Bảo trì khắc phục là gì?
Bảo trì khắc phục còn được gọi là chiến lược Run-To-Fail (chạy để khi hỏng). Các thiết bị, máy móc không quá quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất được doanh nghiệp cho phép hoạt động đến khi xảy ra sự cố mà không có bất kỳ kế hoạch bảo dưỡng nào trước đó. Bởi vì doanh nghiệp đưa quyền quyết định cho máy móc, thiết bị nên thực tế, đây là phương pháp bảo trì thụ động vì không biết lúc nào sự cố hay hỏng hóc sẽ xảy ra.
Phương pháp bảo trì khắc phục phù hợp với những loại thiết bị, máy móc có mức chi phí sửa chữa hay thay thế thấp hơn so với chi phí bảo dưỡng định kỳ. Đồng thời, với những phụ tùng không gây ngừng hoạt động hoặc ảnh hưởng cần phải sửa chữa ngay lập tức thì bảo trì khắc phục là phương án kinh tế và hợp lý cho doanh nghiệp.
Bảo trì phòng ngừa là gì?
Khái niệm về phương pháp bảo trì này đã được áp dụng tại Mỹ và các nước Phương Tây từ những thập niên 50-60. Bảo trì phòng ngừa là một chiến lược bảo trì tổng thể có thể ứng dụng được cho hầu hết các loại thiết bị, máy móc doanh nghiệp. Đây là một trong những phương pháp bảo trì cần phải có để giúp doanh nghiệp đi từ bảo trì phản ứng sang chủ động.
Bảo trì phòng ngừa được sử dụng nhằm mục tiêu kiểm soát chu kỳ xuống cấp và hư hỏng theo vòng đời của thiết bị. Loại hình bảo trì này sử dụng rất nhiều dấu hiệu để tiến hành lên kế hoạch bảo dưỡng cũng như phân bổ nguồn lực bảo trì chủ động cho doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà trong phương pháp này cũng bao gồm danh mục 5 chiến lược bảo trì bao gồm:
- Bảo trì dựa trên thời gian (TBM)
- Bảo trì dựa trên lỗi tìm thấy (FFM)
- Bảo trì dựa trên rủi ro (RBM)
- Bảo trì dựa trên điều kiện (CBM)
- Bảo trì dự đoán (PDM)
Tìm hiểu chi tiết về các chiến lược bảo trì trên trong bài: Phân loại chi tiết về 9 loại bảo trì cụ thể hiện nay – Phần 1
Sự khác biệt giữa Bảo trì phòng ngừa và Bảo trì khắc phục
Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại hình bảo trì này chính là về thời gian tiến hành. Khi doanh nghiệp thực hiện bảo trì phòng ngừa, tức là doanh nghiệp đang thực hiện một nhiệm vụ trước khi xảy ra lỗi nhằm mục đích ngăn ngừa sự cố, giảm thiểu hậu quả và đánh giá nguy cơ hỏng hóc một cách chính xác nhất có thể.
Còn nếu doanh nghiệp thực hiện bảo trì khắc phục, tức là tiến hành bảo trì sửa chữa các lỗi hiện đã xảy ra và về cơ bản đây là chiến lược bảo trì tái thiết chức năng thiết bị. Nói rõ hơn, bảo trì khắc phục có thể là kết quả của một chiến lược chạy đến thất bại có chủ ý.
Ngoài ra, bảo trì phòng ngừa cần phải thực hiện dựa trên một kế hoạch đã được lên lịch sẵn cũng như phân phối nguồn lực phù hợp cho công việc. Còn đối với bảo trì khắc phục, do tính chất thụ động và đôi khi là sửa chữa khẩn cấp nên không có kế hoạch nào được dự trù trước khi sự cố xảy ra.
Mỗi một phương pháp bảo trì đều có một đặc điểm và tính phù hợp với từng loại thiết bị, máy móc riêng. Vì thế doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng những ưu nhược điểm của hai loại bảo trì phòng ngừa và bảo trì khắc phục để có thể xây dựng được bảng kế hoạch bảo trì tổng thể tối ưu nhất.