Hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của máy móc thiết bị công nghiệp sẽ không bị suy giảm nếu được bảo trì đúng cách. Vậy bảo trì là gì? Trong bài viết này, SpeedMaint sẽ giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp nên bảo trì máy móc thiết bị công nghiệp định kỳ.
Bảo trì trong tiếng Anh là Maintenance. Nghĩa là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hoặc nhiều chi tiết hay cụm chi tiết máy nhằm duy trì hoặc khôi phục các thông số hoạt động, bảo đảm máy móc thiết bị hoạt động với năng suất, tốc độ, tải trọng đã xác định trước.
Theo cách phân loại của SpeedMaint hiện nay thị trường có 9 loại bảo trì thuộc hai mục bảo trì chính là bảo trì phòng ngừa và bảo trì khắc phục. Trong bảo trì phòng ngừa bao gồm 5 loại bảo trì và bản thân bảo trì phòng ngừa cũng là một loại bảo trì trong số đó. Bảo trì khắc phục bao gồm hai loại bảo trì và bản thân đây cũng là một loại hình bảo trì của doanh nghiệp.
Cụ thể, bảo trì phòng ngừa sẽ bao gồm 5 loại hình bảo trì chính:
Còn đối với Bảo trì sửa chữa/khắc phục (CM), doanh nghiệp sẽ phân ra 2 loại hình bảo trì chính:
Tham khảo:
Thiết bị sản xuất là gì? Top 10 nhà sản xuất máy công nghiệp hàng đầu thế giới
Xu hướng công nghệ: Tương lai rộng mở cho ngành máy móc công nghiệp
Kiến thức Quản lý bảo trì công nghiệp đơn giản dành cho doanh nghiệp
Trong công nghiệp sản xuất, bảo trì máy móc thiết bị đóng vai trò rất quan trọng quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi khi thiết bị – dây chuyền sản xuất hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới đây là một số lợi ích khi bảo trì máy móc thường xuyên.
Theo số liệu nghiên cứu tại Mỹ cho thấy cứ 1$ chi phí bảo trì máy móc thiết bị công nghiệp sẽ tạo ra 25$ doanh thu của doanh nghiệp. Cứ 1$ đầu tư cho bảo trì công nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm 5$/năm. Tuy nhiên tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự xem trọng công tác bảo trì máy móc. Điều này khiến các đơn vị tốn nhiều chi phí sửa chữa và gián đoạn sản xuất do hỏng hóc thiết bị, máy móc.
Bảo trì không hiệu quả hoặc không đầy đủ có thể gây nên các tai nạn lao động nghiêm trọng trong quá trình sản xuất, vận hành máy móc. Các tai nạn này có thể gây ra các vấn đề cho sản phẩm, chính máy móc đó hoặc vấn đề về sức khỏe tính mạng của người vận hành máy móc.
Bảo trì máy móc thiết bị công nghiệp thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo mọi hoạt động, hiệu suất hoạt động trơn tru của máy móc. Máy móc trang thiết bị được cấu tạo và phối hợp chặt chẽ với nhau. Việc một chi tiết, linh kiện hoạt động bất thường hay hỏng hóc có thể dẫn đến máy ngừng hoạt động, gây tổn hại đến toàn bộ quá trình sản xuất và doanh thu của nhà máy. Hoạt động bảo trì không được lên kế hoạch định kỳ hoặc không được giám sát, chú trọng có thể khiến thiết bị xảy ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như năng suất và thời gian tạo ra sản phẩm. Dây chuyền thiết bị hiện đại thúc đẩy năng suất sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng hoàn hảo nhất. Ngược lại nếu trang thiết bị bắt đầu hao mòn, lạc hậu, hao mòn theo thời gian có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc bảo trì định kỳ giúp duy tính khả năng sẵn sàng và hiệu suất của dây chuyền máy móc công nghiệp.
Thiệt hại do máy móc thiết bị công nghiệp hỏng hóc là rất lớn. Theo một cuộc khảo sát, mức thiệt hại trong vòng 1 giờ ngừng máy ở một số lĩnh vực là:
Một số ví dụ về thiệt hại do ngừng máy:
Quá trình hư hỏng của máy móc thiết bị công nghiệp diễn ra âm thầm trong khoảng thời gian nhất định và trải qua nhiều giai đoạn. Tại mỗi giai đoạn khác nhau, sẽ có các biện pháp bảo trì phù hợp. Chi phí bảo trì thường xuyên, định kỳ nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí của các sự cố lớn gây ngừng sản xuất.
Theo nghiên cứu việc tăng chỉ số khả năng sẵn sàng của trang thiết bị máy móc lên 1% mang lại lợi ích to lớn cho các đơn vị sản xuất. Để chứng minh cho luận điểm này, các chuyên gia đã tiến hành một cuộc điều tra, cho thấy việc tăng khả năng sẵn sàng lên 1% có thể mang đến lợi nhuận cho một số lĩnh vực như:
Các giải pháp quản lý bảo trì thiết bị máy móc thông minh, bài bản giúp tăng khả năng sẵn sàng của hệ thống dây chuyền máy móc. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo trì, đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động với 100% hiệu suất.
Bằng cách tiến hành kiểm tra, làm sạch, bôi trơn và thực hiện các điều chỉnh theo định kỳ các vấn đề nhỏ trên máy móc có thể được phát hiện và sửa chữa trước khi chúng thành vấn đề lớn, có thể gây ngừng hoạt động dây chuyền sản xuất.
Hệ thống bảo trì năng suất toàn diện – Total Productive Maintenance (TPM) được xem là quy định về bảo trì máy móc thiết bị. TPM là một trong những cách tiếp cận mới, nhằm cải thiện hiệu suất của máy móc, loại bỏ sự cố và thúc đẩy việc bảo trì độc lập bởi người vận hành. Total Productive Maintenance không phải là một chính sách bảo trì cụ thể, đây là một nền văn hóa, một triết lý thể hiện thái độ hướng tới bảo trì toàn diện.
Việc triển khai TPM trong các ngành công nghiệp giúp tăng sản lượng lên 50%, giảm 15% thời gian ngừng máy và khắc phục 80% sản phẩm lỗi. Ngoài ra, TPM còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: Nâng cao khái niệm làm việc nhóm, nâng cao tinh thần an toàn, giảm lãng phí thời gian, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ về ứng dụng của TPM tại TOPY (Công ty công nghiệp sản xuất bánh xe ôtô) từ năm 1981 đến 1983:
Bảo trì máy móc thiết bị công nghiệp thường xuyên là giải pháp tốt nhất giúp mang lại hiệu quả đầu tư một cách nhất quán. Bằng cách này các doanh nghiệp có thể duy trì tính sẵn sàng và hiệu suất của dây chuyền sản xuất, đặt được sự an toàn và hiệu quả tối ưu, tiết kiệm thời gian trong các quy trình khác nhau. Các doanh nghiệp triển khai tốt công tác bảo trì luôn thu hút đối tác cũng như khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Speedmaint. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau!
Doanh nghiệp tham khảo thêm:
Top 9 phần mềm quản lý kho vật tư hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
LEAN là gì? Phương pháp tổ chức LEAN cho doanh nghiệp sản xuất
Công nghệ tự động hóa sẽ thay thế con người như thế nào?
Quy trình bảo trì năng suất toàn diện cần biết cho doanh nghiệp
CMMS là lợi ích khi áp dụng vào bảo trì dự phòng TPM
Bảo trì có kế hoạch – Trụ cột không thể thiếu của chiến lược TPM
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.