Thực trạng quản lý tài sản tại các bệnh viện đang diễn ra như thế nào? Tại sao nói Y tế là ngành được chính phủ ưu tiên hàng đầu thực hiện chuyển đổi số công tác quản lý?
Theo số liệu của tổng cục thống kê, hiện nay Việt Nam có hơn 14.000 cơ sở khám chữa bệnh lớn nhỏ trải dài 64 tỉnh thành. Có thể thấy, với số lượng cơ sở khám bệnh lớn như vậy, lĩnh vực y tế đang là một trong những ngành sở hữu nhiều tài sản, trang thiết bị lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên công tác quản lý tài sản thiết bị y tế, máy móc, tài sản tại các bệnh viện đang khá lỏng lẻo và thiếu khoa học dẫn đến nhiều thiết bị hư hỏng thất thường làm hao hụt ngân sách chính phủ. Theo thống kê tại 11 tỉnh năm 2020, 1225 tài sản trang thiết bị y tế hư hỏng không thể sửa chữa tại các bệnh viện làm tổn thất hơn 370 nghìn tỷ đồng. Nhiều tài sản được đầu tư mới chưa qua sử dụng đã có dấu hiệu hư hỏng do công tác kiểm tra, quản lý tài sản chưa thực sự được chú trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống máy móc tài sản tại các bệnh viện thường xuyên bị thất lạc không rõ nguyên nhân. Do công tác theo dõi tình trạng tài sản tại bệnh viện chưa thật sự được quan tâm và chú trọng. Mặt khác, công tác quản lý tài sản tại nhiều bệnh viện vẫn triển khai theo lối quản lý thủ công.
Năm 2020, thế giới đối mặt với đại dịch Covid-19 với 85.493.384 ca nhiễm trong đó 1.850.243 trường hợp đã tử vong. Những con số này vẫn có xu hướng tăng trong năm 2021. Đó sẽ là mối đe dọa lớn của nhân loại toàn cầu trong mọi mặt đời sống xã hội.
Giải pháp duy nhất để chống lại dịch bệnh đó là không ngừng phát triển ngành y tế để đảm bảo an toàn cho người dân. Để làm được điều đó, quản lý trang thiết bị y tế một cách hiệu quả trở thành một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các ban quản lý bệnh viện. Bởi nhu cầu khám chữa bệnh tăng kéo theo nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tăng theo. Gián đoạn quy trình hay quá tải bệnh viện sẽ là xảy ra nếu công tác quản lý tài sản thiết bị kém hiệu quả.
Gấp rút là thế. Tuy nhiên, hệ thống tài sản thiết bị tại nhiều bệnh viện vẫn đang được quản lý rất lỏng lẻo, thiếu khoa học làm thất thoát tài sản và thiết bị hư hỏng bất thường.
Thật may mắn, năm 2021 là năm của cách mạng “chuyển đổi số”. Các công nghệ hiện đại được phát minh nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu số hóa mọi quy trình của doanh nghiệp. Trong đó phần mềm quản lý bảo trì CMMS là một giải pháp tuyệt vời giúp các nhà quản trị bệnh viện giải quyết các vấn đề đang tồn đọng.
Theo số liệu thống kê gần đây, hiện nay 70% các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp có số lượng lớn tài sản thiết bị đều đã triển khai phần mềm quản lý tài sản CMMS. Trong thời kỳ số 2021, phần mềm CMMS sẽ trở thành xu hướng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Lĩnh vực y tế cũng không ngoại lệ. Do đó, ban quản lý tại các bệnh viện cần nhanh chóng tìm hiểu và triển khai phần mềm để đạt được hiệu quả cao nhất.
>>> Tham khảo: Phần mềm quản lý bảo trì công nghệ 4.0 Speedmaint CMMS
Cùng với xu hướng chuyển đổi số lĩnh vực tế năm 2021. Các tính năng ưu việt của phần mềm CMMS cũng là một trong những lý do khiến đội ngũ quản trị bệnh viện không thể khước từ áp dụng mô hình quản lý thông minh này.
Điểm danh những tính năng vượt trội của phần mềm quản lý trang thiết bị y tế của CMMS:
Phần mềm CMMS mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm thời gian chết máy, chi phí quản lý bảo trì, đánh giá KPIS nhân viên bảo trì, tăng tuổi thọ sản phẩm thông qua các tính năng thông minh. Đặc biệt, CMMS giúp doanh nghiệp ‘cởi bỏ” sự cồng kềnh rườm rà của mô hình quản lý truyền thống.
>>> Xem thêm bài viết: Xu hướng ứng dụng “Nền tảng CLOUD CMMS” tại 100% Doanh nghiệp trong năm 2021
Chúng tôi hiểu rằng, việc áp dụng phần mềm CMMS để thay đổi hoàn toàn mô hình quản lý cũ sẽ gặp nhiều rào cản về đào tạo nhân sự, quy trình thực hiện. Trong thời gian thích nghi đó, đội ngũ bệnh viện vẫn cần những biểu mẫu quản lý tài sản để tiến độ công việc không gián đoạn.
Mặt khác, phần mềm CMMS được tạo nên từ quy trình làm việc thực tiễn tại bệnh viện. Vì thế biểu mẫu quy trình quản lý tài sản có thể giúp đội ngũ nhân viên tại bệnh viện hiểu rõ hơn về các nội dung quản lý máy móc thiết bị y tế trong phần mềm.
Do đó, Speedmaint cung cấp Biểu Mẫu Chuẩn: Quy Trình Sửa Chữa & Quản Lý Thiết Bị Y Tế dưới đây nhằm hỗ trợ ban quản trị bệnh viện trong quá trình tiếp nhận công nghệ hiện đại thay thế mô hình quản lý cũ.
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.
View Comments
CHO E XIN A