Bảo trì phòng ngừa

Quản lý bảo trì thời đại 4.0 và quản lý bảo trì thủ công – Những sự khác biệt lớn


Sự khác biệt trong quản lý bảo trì và bài toán về năng suất

Đây là sự khác biệt đầu tiên, cũng chính là bài toán “đau đầu” nhất của các doanh nghiệp về quản lý bảo trì ở bất kể lĩnh vực nào. Đặc thù của bảo dưỡng tại các doanh nghiệp Việt là chế độ “bảo dưỡng cơ hội”, tức là nếu xảy ra tình trạng hỏng thì mới tiến hành sửa, hoặc gắn định kỳ mỗi thiết bị máy móc một khoảng thời gian và rập khuôn bảo hành đúng định kỳ.

>>> Xem thêm bài viết: Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị thời đại chuyển đổi số 4.0

Hai chế độ bảo dưỡng này chưa kể đến tính chất còn qua loa đại khái thì thực tế mang đến rất nhiều bất cập cho doanh nghiệp: 

Bảo trì theo kiểu “hỏng đâu sửa đó”

Với hình thức bảo dưỡng này, máy móc thiết bị thường gây ra tình trạng “thời gian chết”, năng suất hoạt động kém, gặp sự cố khiến công việc bị đình trệ, gây những khó khăn và thiệt hại rất lớn về sau. 

Bảo trì theo kiểu “hỏng đâu sửa đó” khiến năng suất giảm rất nhiều

Trong khi đó, nếu như công tác bảo trì được chú trọng và thực hiện đúng cách thì máy móc, thiết bị không chỉ hoạt động được hết công suất, tăng năng suất làm việc mà phần trăm gặp sự cố, gây hỏng hóc và gián đoạn công việc cũng giảm thiểu đi rất nhiều. 

Chính vì thế, công tác quản lý bảo trì thời đại 4.0 hiện nay được ứng dụng trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ thông tin, giúp cho doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi và cải thiện năng suất hoạt động của máy móc, thiết bị, giảm thời gian chết cũng như dự phòng tình trạng, tránh gây hỏng hóc và sự cố không đáng có. 

Sự khác biệt trong quản lý bảo trì và bài toán về chi phí

Câu chuyện chi phí cũng là bài toán nan giải và đau đầu, khi mà mỗi năm, các doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền khổng lồ cho công tác sửa chữa, thay thế hay bảo trì định kỳ truyền thống. 

Bảo trì theo kiểu định kỳ rập khuôn

Thông thường, mỗi một loại máy móc, thiết bị sẽ có những khoảng thời gian bảo trì định kỳ được các nhà sản xuất ước tính cho người tiêu dùng. Nhưng thực tế thì thời gian bảo trì của sản phẩm lại phải phụ thuộc vào từng nhu cầu cũng như thời gian hoạt động và điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị đó. Chính vì thế, có rất nhiều trường hợp thời gian bảo hành định kỳ quá sớm hoặc quá muộn, gây nên những sự lãng phí tiền bạc không cần thiết. 

Bài toán về chi phí là khó khăn của các doanh nghiệp quản lý bảo trì theo kiểu thủ công

Trong khi đó, với những công nghệ mang tính bảo trì dự đoán, kiểm tra và giám sát tình trạng của từng máy móc, thiết bị, công tác quản lý bảo trì thời đại 4.0 hoàn toàn có thể mang đến những thông số xác thực, chính xác cho từng tình trạng của máy móc cũng như dự báo thời gian bảo trì và kiểm tra của chúng. 

Doanh nghiệp sẽ thấy rằng, việc bảo trì đúng mục tiêu, đúng tình trạng sẽ mang lại nguồn lợi nhuận tối đa. Nguồn lợi nhuận đến từ việc tiết kiệm chi phí bảo trì và lợi nhuận hiệu suất khi máy móc thiết bị được hoạt động ở điều kiện tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm áp dụng phần mềm quản lý bảo trì cho doanh.

Sự khác biệt trong quản lý bảo trì và bài toán về tính linh hoạt

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những thay đổi rất lớn trong cách làm việc của doanh nghiệp. Giờ đây, doanh nghiệp không chỉ ngồi một chỗ, dữ liệu thông tin cũng như vậy. Việc lắp đặt các loại máy móc bảo trì ở một hệ thống cố định gây rất nhiều bất tiện trong việc quản lý, kiểm soát và nắm bắt thông tin của các lãnh đạo. 

So với truyền thống thủ công, công tác quản lý bảo trì thời đại ngày nay đã được cải tiến rất nhiều, điển hình là tính năng triển khai trên nền tảng Cloud trực tuyến. Công nghệ điện toán đám mây giúp các lãnh đạo, nhà quản lý có thể nắm bắt thông tin, kiểm soát khối lượng và tình trạng máy móc thiết bị một cách linh hoạt, ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào. 

Sự khác biệt trong quản lý bảo trì và bài toán về tương lai

Khi công nghệ ngày càng phát triển, nếu như doanh nghiệp không kịp nắm bắt và đổi mới thì rất có nguy cơ bị bỏ lại phía sau cuộc đua chuyển đổi số. Chính vì thế, sự khác biệt lớn nhất giữa công tác quản lý bảo trì 4.0 với thủ công là việc những phần mềm của thế hệ mới này hoàn toàn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với những tiến bộ khoa học cũng như xu hướng công nghệ tương lai. 

Photo: Harry Parvin

Tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, ưu tiên sự linh hoạt và hỗ trợ tiếp cận công nghệ chính là bốn điểm khác biệt của quản lý bảo trì thời đại 4.0 và quản lý bảo trì thủ công. Đã đến lúc doanh nghiệp cần thay đổi, nên thay đổi và phải thay đổi để thích ứng với xã hội đang ngày một số hoá. 

>>> Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint.

adminqd

Share
Published by
adminqd

Recent Posts

Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Bước đầu triển khai – vận hành thử nghiệm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…

2 ngày ago

5 Mẹo bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho doanh nghiệp hiệu quả

Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…

2 ngày ago

Tầm Quan Trọng Của Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Điện Và Năng Lượng

Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…

3 ngày ago

Chiến Lược Quản Lý Vòng Đời Tài Sản Hiệu Quả

Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…

3 ngày ago

Cách Tính OEE Trong Sản Xuất Và  Áp Dụng Hiệu Quả

Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…

4 ngày ago

Gas South và SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật – An toàn”

Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…

4 ngày ago

This website uses cookies.