Bảo trì thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp. Quy trình bảo trì hiệu quả giúp tăng khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị, đảm bảo mọi hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra bình thường. Bảo trì còn giúp giảm tình trạng ngừng máy, gây ra tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.
Giả sử doanh nghiệp có một đơn hàng cần giao đến đối tác vào hôm nay. Xe tải giao hàng đã rời kho đúng giờ và tưởng chừng như mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp đúng như kế hoạch. Tuy nhiên sau đó nhà quản lý lại nhận được cuộc gọi từ tài xế xe tải báo rằng xe tải đột nhiên ngừng hoạt động. Điều này khiến nhà quản lý phải thông báo và xin lỗi khách hàng của mình về việc giao hàng chậm trễ. Sau đó phải cử xe tải khác hoặc thuê xe giao hàng đến khách hàng.
Tham khảo thêm: Phần Mềm Bảo Trì Thiết Bị Và Những Điều Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ
Tình trạng này không chỉ tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên và định kỳ, tránh các tình huống đột xuất như trên.
Mục tiêu chính của bảo trì thiết bị là tránh hỏng hóc máy móc, trang thiết bị và cải thiện hiệu suất. Quy trình này bao gồm việc bảo trì thiết bị bằng cách thực hiện nhiều hoạt động, chẳng hạn như thay thế linh kiện, sửa chữa và bảo dưỡng. Nó đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy móc, giúp các hoạt động sản xuất không bị gián đoạn bởi bất kỳ sự cố trang thiết bị nào.
Ngày nay thời gian là tiền bạc! Nếu máy móc và thiết bị, bị ngừng hoạt động trong một thời gian hoặc không hoạt động, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang thua lỗ.
Chính vì vậy quy trình bảo trì máy móc thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp. Nếu hoạt động bảo trì trang thiết bị, máy móc không được thực hiện có thể gây nên một số hậu quả và tổn thất phổ biến như:
Trong công ty, doanh nghiệp sẽ có tài sản hữu hình là các trang thiết bị, máy móc. Trong đó có tài sản thông thường, tài sản đắt tiền và một số tài sản vô cùng, vô cùng đắt tiền. Chính vì vậy các doanh nghiệp không thể áp dụng một cách tiếp cận duy nhất cho tất cả các thiết bị và máy móc.
Tham khảo thêm: Lợi Ích Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Thiết Bị Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Và Phân Phối
Một kế hoạch quản lý bảo trì thiết bị thông minh giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo tính sẵn sàng của máy móc. Về cơ bản quy trình bảo trì trang thiết bị máy móc bao gồm hai hình thức: Bảo trì dự phòng (Bảo trì định kỳ) và Bảo trì đột xuất (Bảo trì khi có sự cố). Cụ thể:
Tham khảo thêm: Thiết Lập Quy Trình Bảo Trì Máy Móc Thiết Bị Cho Doanh Nghiệp Mới
Theo Wikipedia Bảo trì phòng ngừa (Preventive maintenance – PM) là quy trình kiểm tra thường xuyên, định kỳ” với mục tiêu là “tìm ra các vấn đề nhỏ và khắc phục trước khi chúng trở thành các vấn đề lớn”. Kết quả lý tưởng mà hình thức bảo trì này muốn đạt được chính là “không có vấn đề gì xảy ra.” Mục đích chính của bảo trì phòng ngừa là thực hiện các hoạt động bảo trì mà máy móc và thiết bị không bị trục trặc hay hỏng hóc gì. Nó bao gồm một số hoặc tất cả các hoạt động bảo dưỡng, thay dầu, bôi trơn và các hoạt động khác trong một khoảng thời gian nhất định.
Doanh nghiệp tham khảo thêm: Tại sao cần phải bảo trì máy móc thiết bị thường xuyên
Hoạt động bảo trì dự đoán được thực hiện trước thời hạn, có nghĩa là giải quyết các vấn đề trước khi xảy ra hư hỏng. Hoạt động này giống như một biện pháp phòng ngừa để tránh các vấn đề xảy ra đột xuất. Mục tiêu chính của bảo trì dự đoán là xác định tình trạng của thiết bị và máy móc để hiểu khi nào các hoạt động bảo trì có thể được thực hiện.
Đây là một trong những cách bảo trì tiết kiệm chi phí hiệu quả dành cho các doanh nghiệp. Nó giúp nhà quản lý ước tính thời điểm xuống cấp của tài sản, thiết bị và máy móc. (Hai trường hợp trên là hoạt động bảo trì chủ động xảy ra sau một khoảng thời gian nhất định (Ví dụ: 30 ngày hoặc 45 ngày, đặc biệt là bảo trì dự đoán)).
Doanh nghiệp tham khảo thêm: Hệ thống quản lý bảo trì nhà máy là gì?
Đây thực chất là một hoạt động phản ứng. Nó được thực hiện khi có bất kỳ sai sót hoặc trục trặc nào xảy ra trên tài sản, máy móc hoặc thiết bị. Bảo trì khắc phục phục hồi thiết bị dựa trên các hư hỏng. Nó bao gồm các bước khác nhau sau khi thiết bị bị lỗi, chẳng hạn như chẩn đoán nguyên nhân gây ra lỗi, đặt hàng các bộ phận thay thế và lắp đặt các bộ phận mới, sau đó kiểm tra chức năng và tiếp tục quy trình.
Bảo trì khắc phục có thể được chia thành hai phần: Bảo trì khắc phục ngay lập tức và bảo dưỡng khắc phục sau. Đối với bảo trì khắc phục ngay lập tức, các hành động phải được thực hiện ngay sau khi xảy ra hỏng hóc.
Mặt khác, bảo dưỡng khắc phục sau được hiểu là việc trì hoãn quy trình bảo trì. Trong quá trình này, các hoạt động bảo trì được lên kế hoạch muộn hơn do nhiều lý do khác nhau. Ví dụ, các bộ phận thay thế không có sẵn, có thể mất nhiều thời gian hoặc yêu cầu kỹ thuật viên trong một số trường hợp ưu tiên cao khác.
Doanh nghiệp tham khảo thêm: Công nghệ tự động hóa sẽ thay thế con người như thế nào?
Mục tiêu chính của các hoạt động bảo dưỡng định kỳ là làm sạch, tra dầu, bôi trơn, thay pin và thay dầu. Các hoạt động bảo dưỡng định kỳ có thể được thực hiện hàng tuần hoặc nửa tháng. Nó phụ thuộc vào mức độ và thời gian hoạt động của trang thiết bị máy móc.
Đây là một kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị chuyên nghiệp, việc bảo trì phải luôn được chú trọng hơn là sửa chữa. Tóm lại, để thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt, cần tiến hành bảo dưỡng định kỳ một cách thường xuyên.
Hoạt động này là một hoạt động bảo trì thiết bị phản ứng. Mục tiêu chính của bảo trì khẩn cấp là ngăn chặn các mối đe dọa đến tính mạng của người lao động và tài sản của công ty. Bảo trì khẩn cấp có thể được áp dụng để duy trì hoạt động và sự an toàn của tổ chức. Sửa chữa khẩn cấp hầu hết được áp dụng trong các nhà máy hóa chất, các tòa nhà cho thuê, v.v.
Một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị bài bản, được tiến hành định kỳ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí, tăng uy tín của khách hàng, tăng hiệu quả sản xuất, tăng tuổi thọ sử dụng trang thiết bị… Có thể nói, các hoạt động bảo trì được xem như giải pháp quản lý tài sản doanh nghiệp, giúp tăng hiệu suất sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, kéo dài tuổi thọ và giá trị của thiết bị, tài sản.
Để tăng hiệu quả bảo trì tài sản, doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý bảo trì máy móc thiết bị. Đáp ứng các nghiệp vụ chuyên sâu trong công tác quản lý bảo trì thiết bị: Bảo trì phòng ngừa – bảo trì khắc phục – bảo trì dự đoán… các giải pháp phần mềm sẽ như người trợ lý, nhắc bạn thời gian cần kiểm tra – bảo dưỡng – bảo trì trang thiết bị, nắm bắt thông tin, tình trạng trang thiết bị đang vận hành trong doanh nghiệp.
Mang đến nhiều lợi ích thiết thực, phần mềm quản lý bảo trì đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào quản lý hệ thống tài sản, bảo trì – bảo dưỡng tại các nhà máy, xưởng sản xuất, phương tiện vận tải…
Doanh nghiệp tham khảo thêm: 5 yếu tố cốt lõi trong quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.