Mục đích của Công việc bảo trì hệ thống điện tòa nhà nhằm ngăn ngừa các sự cố phức tạp và tốn kém chi phí. Tuy nhiên, hầu hết các kế hoạch bảo trì công nghiệp đều nhấn mạnh đến việc bảo trì phòng ngừa đối với các sự cố cơ học và khắc phục sự cố điện bằng bảo trì phản ứng.
Sự cố phổ biến khác của việc không bảo trì hệ thống điện là không có ngày ngừng hoạt động theo lịch trình. Khi thực hiện bảo trì, thường yêu cầu tắt bảng điện ( hoặc các pha của bảng điện ) nên công việc bảo trì cần được lên lịch để không ảnh hưởng đến sản xuất. Nếu không có thời gian ngừng hoạt động theo lịch trình, thì việc bảo trì được thực hiện sau khi phát hiện máy móc gặp sự cố và gây gián đoạn quá trình sản xuất.
Bảo trì hệ thống điện bao gồm tất cả các thành phần điện của cơ sở hạ tầng. Bảo trì hệ thống điện là không thể thiếu trong ngành công nghiệp, các tòa nhà và các tòa nhà dân cư. Một số ví dụ về các nhiệm vụ trong bảo trì công nghiệp và tòa nhà:
Hầu hết công việc bảo trì hệ thống điện tòa nhà dựa trên việc theo dõi tình trạng của thiết bị, thực hiện bảo trì dựa trên tình trạng và đôi khi là bảo trì dự đoán. Đây là một số kỹ thuật mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Bảo trì hệ thống điện tòa nhà cần được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo hệ thống điện tòa nhà luôn được vận hành tốt, giảm thiểu rủi ro phát sinh. Lập kế hoạch bảo trì hệ thống điện là khâu tối quan trọng, đóng vai trò then chốt để quá trình bảo trì tòa nhà diễn ra suôn sẻ.
Bước đầu tiên là thực hiện phân tích mức độ quan trọng của tài sản. Phân tích thiết bị nào là ưu tiên và thiết bị nào đáng báo động hơn.
Mặc dù công việc bảo trì phòng ngừa có rất nhiều lợi ích, nhưng không phải tất cả hỏng hóc đều có thể ngăn ngừa được. Do đó, bước thứ hai là hiểu rõ sự cố nào là ngẫu nhiên và sự cố nào đã được dự đoán trước.
Vì hầu hết việc bảo trì hệ thống điện đều yêu cầu tắt thiết bị hoặc các pha của bảng điều khiển, hãy lập kế hoạch với đội nhóm để ước tính thời gian ngừng hỏa động cần thiết để kiểm tra từng máy.
Để thực hiện hóa kế hoạch mới, doanh nghiệp cần đánh giá và hiểu cách sử dụng các nguồn lực theo ý của mình. Tận dụng cuộc họp với đội, nhóm để xem xét thực hiện kế hoạch trong nội bộ hay doanh nghiệp cần thuê ngoài.
Để mỗi lần kiểm tra hoặc sửa chữa diễn ra suôn sẻ, hãy bắt đầu chuẩn bị danh sách các nguyên vật liệu để biết vật liệu doanh nghiệp cần có trong kho và và vật liệu thay thế có thể trong từng nhiệm vụ.
Hệ thống CMMS giúp doanh nghiệp lưu trữ tất cả thông tin: công việc, lịch bảo trì, lịch sử làm việc, lượng hàng tồn khi, tình trạng máy móc, hiệu suất tài sản, … – tất cả thông tin cần thiết ở một nơi có thể truy cập từ mọi nơi.
Bảo trì hệ thống điện tiềm ẩn những rủi ro về an toàn, vì vậy điều quan trọng là phải thiết lập các quy tắc an toàn. Tất cả các kỹ thuật viên bảo trì cần phải trải qua một thời gian đào tạo.
Trong doanh nghiệp rất cần các cải tiến liên tục, luôn có chỗ để cải thiện. Đánh giá tỷ lệ tuân thủ, kết quả của kế hoạch, giảm sự cố và thời gian ngừng hoạt động so với năm trước và bắt đầu lại.
Trên đây là hướng dẫn lập kế hoạch bảo trì hệ thống điện chi tiết mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng. Hy vọng sau bài viết này của SpeedMaint, bạn có thêm kinh nghiệm lập kế hoạch bảo trì hệ thống điện phù hợp với doanh nghiệp của mình
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn nhanh về phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM)
4 thách thức bảo dưỡng tòa nhà cần vượt qua
TOP 7 phần mềm Quản lý tài sản tốt nhất cho doanh nghiệp năm 2022
5 lý do doanh nghiệp cần một phần mềm quản lý bảo trì thiết bị (CMMS)
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.