Tài Nguyên

Tổng hợp kiến thức “hữu ích” về Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định – Tài sản cố định hữu hình là gì?

Theo điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: Tài sản cố định là những tư liệu lao động có kết cấu độc lập hoạch là một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định. Tài sản được gọi là tài sản cố định cần đảm bảo 3 yếu tố dưới đây:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
  • Có thời gian sử dụng trên một năm
  • Nguyên giá tài sản cố định có giá trị từ 30.000.000 trở lên

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…

Theo điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định
Tài sản cố định hữu hình là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải

Phân biệt tài sản hữu hình với tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như nhà cửa, máy móc, thiết bị,… 

Một số loại TSCĐ hữu hình cụ thể trong doanh nghiệp như:

  • Nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp
  • Dây chuyền sản xuất
  • Máy móc thiết bị sản xuất
  • Hệ thống điện
  • Phương tiện vận chuyển: xe tải, container

Trong khi đó, tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư để thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…

TSCĐ vô hình là giấy phép sử dụng đất, quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…

Cách tính khấu hao tài sản cố định hữu hình

Theo quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC về cách trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng:

1. Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/thời gian trích khấu hao

2. Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = mức trích khấu hao trung bình hàng năm/12

Trong trường hợp mua TSCĐ hữu hình về dùng ngay cho sản xuất thì mức khấu hao được tính:

Mức khấu hao trong tháng phát sinh= mức trích khấu hao theo tháng/ tổng ngày của tháng phát sinh x số ngày sử dụng trong tháng

  • Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng phát sinh – ngày bắt đầu sử dụng + 1

Lưu ý một vài trường hợp đặc biệt khi trích khấu hao TSCĐ hữu hình sau:

Nếu thời gian trích khấu hao hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách: Lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản đó.

Cách tối ưu chi phí TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp

Tối ưu chi phí tài sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu giúp nhà quản lý tối ưu chi cuối kỳ của công ty. Dưới đây là những cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tài sản cố định hiệu quả nhất:

Cắt giảm chi phí mua sắm TSCĐ hữu hình không cần thiết

Hãy kiểm tra lại số lượng tài sản thiết bị hiện có, bao nhiêu trong số chúng đang không được khai thác thường xuyên? Việc bạn cần làm là hãy lên kế hoạch để sử dụng chúng hiệu quả tránh tình trạng lãng phí. 

Trong trường hợp bạn đang thiếu thiết bị sản xuất, hãy lên kế hoạch sử dụng kỹ lưỡng sau đó mới mua sắm tài sản tránh tình trạng mua sắm quá nhiều nhưng không sử dụng.

Lưu trữ thông tin tài sản chi tiết và khoa học

Lưu trữ thông tin tài sản chi tiết và khoa học

Thông tin tài sản thiết bị cần được lưu trữ chi tiết và khoa học phục vụ cho công tác sửa chữa tài sản gặp sự cố bất thường.

Những thông tin về tài sản cần được lưu trữ:

  • Tên loại tài sản
  • Nguyên giá tài sản thiết bị
  • Tuổi thọ (thời gian sử dụng)
  • Đơn vị cung cấp
  • Phụ kiện/ phụ tùng đi kèm
  • Giấy tờ xác nhận quyền sử dụng tài sản
  • Bộ phận được phân quyền sử dụng tài sản
  • Lịch sử bảo trì tài sản
  • Hồ sơ sửa chữa
  • Người thực hiện bảo trì

Lập kế hoạch sử dụng tài sản khoa học

Một kế hoạch sử dụng tài sản khoa học có thể giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa công suất hoạt động của thiết bị, máy móc. Để lập kế hoạch sử dụng tài sản hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy trình sau:

  • Xác định hướng kinh doanh của doanh nghiệp
  • Kiểm tra thực trạng sử dụng tài sản cố định hữu hình trong công ty
  • Đánh giá thực trạng
  • Xác định nhu cầu sử dụng tài sản trong thời gian tới: tài sản thiết bị hiện tại ở từng phòng ban, tài sản cần bổ sung cho những vị trí nào?
  • Khảo sát giá tài sản thiết bị
  • Mua sắm tài sản
  • Phân bổ tài sản mua sắm theo tại những vị trí đang có nhu cầu sử dụng và bàn giao cho bộ phận đó quản lý

Bảo trì, bảo dưỡng tài sản thường xuyên

Để kéo dài tuổi thọ tài sản và đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn, nhà quản lý cần thực hiện bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ. 

Việc thực hiện bảo trì tài sản khoa học sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí tài sản, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 

Tham khảo thêm bài viết: Tầm Quan Trọng Của Việc Bảo Trì Tài Sản Trong Doanh Nghiệp

Áp dụng công nghệ trong quản lý bảo trì tài sản

Áp dụng công nghệ trong quản lý bảo trì tài sản

Một yếu tố quan trọng trong bảo trì tài sản là cần xác định chính xác vấn đề của tài sản.

Công nghệ có thể là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp kiểm soát chính xác 100% dữ liệu tài sản, dữ liệu lịch sử bảo trì. Từ đó giúp kỹ thuật viên chẩn đoán đúng vấn đề tài sản đang gặp phải.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ kỷ nguyên số 4.0 này, việc áp dụng công nghệ trong công tác quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một trong những phát minh công nghệ hiệu quả nhất trong lĩnh vực quản lý bảo trì tài sản phải kể đến phần mềm Cloud CMMS.

Để biết thêm thông tin về những tính năng của phần mềm này và những ứng dụng thực tiễn. Hãy ghé thăm bài viết:… 

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Speedmaint. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau nhé!

Tham khảo chuỗi bài viết giá trị:

Điểm Danh Những Chức Năng Cần Có Của Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Tài Sản

Phương Pháp Quản Lý Tài Sản Cần Thay Đổi Để Tối Ưu Hiệu Quả

Các Hạng Mục Quan Trọng Trong Kế Hoạch Quản Lý Tài Sản

3 Mẹo bảo trì cần thiết hàng đầu cho người quản lý tài sản thiết bị


Leo

Recent Posts

Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Bước đầu triển khai – vận hành thử nghiệm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…

2 ngày ago

5 Mẹo bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho doanh nghiệp hiệu quả

Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…

2 ngày ago

Tầm Quan Trọng Của Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Điện Và Năng Lượng

Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…

3 ngày ago

Chiến Lược Quản Lý Vòng Đời Tài Sản Hiệu Quả

Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…

3 ngày ago

Cách Tính OEE Trong Sản Xuất Và  Áp Dụng Hiệu Quả

Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…

4 ngày ago

Gas South và SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật – An toàn”

Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…

4 ngày ago

This website uses cookies.