Đại đa số mọi người đều nghĩ đến chi phí khi xây dựng một chiến lược bảo trì sau đó mới xây dựng các tiêu chí dựa trên ngân sách doanh nghiệp đã dự kiến. Tuy nhiên nếu chỉ phân tích kết quả bảo trì dựa trên chi phí bỏ ra mà không đánh giá hiệu suất làm việc của nhóm bảo trì có thể là một thiếu sót lớn trong quy trình quản lý của doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp cần xác định các chỉ tiêu KPI bảo trì máy móc thiết bị và sử dụng các chỉ tiêu đó làm “kim chỉ nam” cho các hoạt động như lên kế hoạch bảo trì, xác định phương pháp bảo trì, thực hiện công tác bảo trì.
Bài viết dưới đây gồm 4 phần hướng dẫn doanh nghiệp từng bước xác định các chỉ tiêu KPI bảo trì phù hợp:
KPI bảo trì máy móc thiết bị là một cách đo lường hiệu suất giúp nhân viên tập trung vào các mục tiêu bảo trì mà doanh nghiệp muốn đạt được. KPI là một giá trị định lượng để đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động bảo trì mà tổ chức mong muốn đạt được trong một thời gian cụ thể.
Mặc dù các mục tiêu có thể khác nhau giữa các bộ phận, nhưng chúng thường xoay quanh việc tăng thời gian hoạt động của thiết bị, giảm chi phí và cải thiện hiệu suất bảo trì.
Về bản chất, KPI bảo trì máy móc thiết bị cung cấp hướng cải thiện hoạt động và giúp nhân viên tập trung vào những hoạt động quan trọng nhất:
>>>Xem thêm bài viết: Mục tiêu và phương pháp thực hiện bảo trì thiết bị doanh nghiệp
Mặc dù các thuật ngữ KPI bảo trì và chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng chúng không giống nhau.
KPI bảo trì là các giá trị có thể đo lường được, nó cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các mục tiêu bảo trì.
Trong khi đó, chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì chỉ phản ánh trạng thái của một quy trình cụ thể chứ không có chức năng đo lường mức độ thực hiện công việc trên tổng dự án.
Hơn nữa, KPI bảo trì là chiến lược trong khi các chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì là chiến thuật. KPI được ví như một chiếc la bàn chỉ ra nơi chúng ta muốn đến, trong khi các chỉ số đo lường thường đưa ra các định hướng về các bước nhỏ hơn trong công tác bảo trì.
Hãy xem xét một tình huống dưới đây.
Một doanh nghiệp đặt chỉ tiêu KPI trong quý tiếp theo là giảm 30% thời gian trì hoãn bảo trì của công ty.
Một vấn đề then chốt dẫn đến tiến độ bảo trì bị chậm trễ đó là sự xuất hiện các sự cố đột ngột trong hệ thống máy móc của doanh nghiệp khiến đội ngũ bảo trì phải dành thời gian sửa chữa các công việc của bảo trì khắc phục. Điều đó làm cho lượng thời gian thực hiện các công việc bảo trì theo lịch trình bị vơi đi dẫn đến tình trạng chậm tiến độ công tác bảo trì.
Lúc này doanh nghiệp cần xác định cụ thể các chỉ tiêu như: thời gian thực hiện bảo trì ngoài lịch trình, tỷ lệ phần trăm công việc bảo trì hoàn thành đúng thời hạn và tỷ lệ công việc bảo trì theo kế hoạch,… Đây được gọi là chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì
Bước đầu tiên của việc xác định KPI bảo trì là xác định mục tiêu, định hướng bảo trì của công ty. Ban lãnh đạo, trưởng bộ phận phòng ban tổ chức họp ban và đưa ra mục tiêu kinh doanh tổng thể của công ty. Sau đó các trưởng bộ phận và người quản lý thiết lập các mục tiêu và kế hoạch hành động cho các tổ, nhóm đơn lẻ thuộc quyền quản lý của họ.
Ở vị trí nhà quản lý bảo trì, việc quyết định các KPI bảo trì nào cần theo dõi là công việc hết sức quan trọng.
Dưới đây là những chỉ tiêu KPI bảo trì máy móc thiết bị phổ biến nhất hiện nay:
Để xác định đúng các KPI, nhà quản lý nên xem và tiếp cận chúng như là các mục tiêu. Nếu không xem chúng như là các mục tiêu đồng nghĩa với việc các nỗ lực cải tiến của bạn sẽ thiếu tập trung và thiếu định hướng.
Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là cải thiện máy móc thiết bị. Tuy nhiên, các tiến bộ từ điểm bắt đầu đến điểm mong muốn đòi hỏi các bước được xác định rõ ràng, cụ thể cho từng KPI.
Hãy xem cách áp dụng phương pháp thiết lập mục tiêu SMART để xác định KPI bảo trì máy móc thiết bị:
Dưới đây là một số ví dụ về KPI bảo trì người quản lý bảo trì có thể xem xét áp dụng:
Ở mỗi KPI này, doanh nghiệp cần chia nhỏ thành các chỉ số chi tiết hơn để phác thảo kế hoạch bảo trì của doanh nghiệp.
Ví dụ, ở KPI đầu tiên trong danh sách KPI trên là “Giảm 30% thời gian chết không mong muốn trong vòng 12 tháng tới”. Tùy thuộc vào nguyên nhân được xác định dẫn đến thời gian chết, doanh nghiệp có thể xác định các chỉ số chi tiết như sau:
>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Xây Dựng Và Theo Dõi KPI Bảo Trì Máy Móc Thiết Bị Phần 2
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.