Tài Nguyên

Hướng dẫn chi tiết chuyển đổi số trong ngành sản xuất – bài học và cái nhìn sâu sắc

Khi công nghệ trở nên ít tốn kém hơn và dễ triển khai hơn, các nhà máy sản xuất đã chuyển sang kỹ thuật số hóa với quy trình sản xuất của họ.

Ngành công nghiệp sản xuất đang trải qua một số thay đổi lớn. Khi phân tích, cảm biến, robot, điện toán đám mây và công nghệ IoT trở nên ít tốn kém hơn và dễ thực hiện hơn, thì các nhà máy sản xuất buộc phải chuyển sang kỹ thuật số với quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Hãy cùng SpeedMaint thảo luận về chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành sản xuất sẽ như thế nào, lợi thế chuyển đổi kỹ thuật số mang lại, cách các nhà máy sản xuất đối phó với những thách thức triển khai, và sự thành công sẽ như thế nào đối với các nhà sản xuất này – tất cả đều dựa trên các phản hồi của Khảo sát chuyển đổi kỹ thuật số L2L năm 2022 từ một nhà lãnh đạo sản xuất.

Chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất là gì?

Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation) đề cập đến việc tích hợp các hệ thống và công nghệ kỹ thuật số vào các quy trình sản xuất. Một số công nghệ kỹ thuật số đang dẫn đầu trong ngành bao gồm:

  • Học máy và trí tuệ nhân tạo
  • Phân tích sản xuất
  • Cảm biến giám sát tình trạng
  • Bảo trì dự đoán (PdM)
  • digital twin
  • Người máy
  • Thực tế ảo và tăng cường
  • Hệ thống tự trị

Chuyển đổi kỹ thuật số không những là một sáng kiến công nghệ, mà còn là một sáng kiến trong kinh doanh. Bởi mục tiêu cuối cùng của sản xuất là thúc đẩy cải thiện hiệu suất tổng thể, hiệu quả và chất lượng. Việc thúc đẩy cải thiện các lĩnh vực này sẽ giúp lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.

Mặc dù công nghệ có thể là một công cụ để đạt được những mục tiêu, nhưng việc số hóa giúp thay đổi các phương thức kinh doanh để đạt được và duy trì các mục tiêu. Chuyển đổi kỹ thuật số giúp mở đường cho một chu kỳ cải tiến hoạt động liên tục. Chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất là một cách giúp doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong thị trường đang ngày càng cạnh tranh. 

Hiện trạng chuyển đổi kỹ thuật số trong các nhà máy sản xuất

Theo L2L, toàn bộ mục đích của nền tảng sản xuất thông minh là cung cấp cho các nhà sản xuất khả năng lưu trữ dữ liệu mà họ cần để thúc đẩy các cải tiến liên tục trong các nhà máy sản xuất của họ.

Khi quyết định viết về tình trạng chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành sản xuất, chúng tôi (L2L)  ngay lập tức hiểu rằng cuộc thảo luận cần phải dựa trên dữ liệu mới. Với ý nghĩ đó, trong suốt tháng 1 năm 2022, chúng tôi đã khảo sát 125 nhà lãnh đạo sản xuất có chức danh từ trung bình đến cấp độ C trong các lĩnh vực Sản xuất, Vận hành, Kỹ thuật, CNTT và Quản lý. Họ đã cho chúng tôi những thông tin vô giá mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây. 

 Đối với những người không có thời gian để đọc hết mọi thứ, đây là những điều quan trọng nhất từ ​​cuộc khảo sát của chúng tôi:

  • Chỉ 24% nhà sản xuất có chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số.
  • COVID-19 buộc 18% nhà sản xuất phải tăng tốc quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ, 35% phải làm chậm quá trình triển khai, trong khi 47% không bị ảnh hưởng (chủ yếu là do 42% nhà sản xuất chưa bắt đầu quá trình).
  • 30% các nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2022.
  • Giảm chi phí (50%)cải thiện khả năng lưu trữ dữ liệu (39%) là những lợi ích phổ biến nhất mà các nhà sản xuất mong đợi từ việc số hóa các quy trình của họ.
  • Không xác định được mục đích rõ ràng được coi là thách thức phổ biến nhất, tiếp theo là thiếu vốncác vấn đề trong việc thay đổi các hệ thống.
  • Gần 50% các nhà sản xuất tìm đến các nhà tư vấn để giúp các nhà sản xuất định hướng làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số.
  • 34% nhà sản xuất tin rằng họ sẽ cần hơn 2 năm để đạt được mức độ thành công nào đó. Ngược lại, chỉ 10% tin rằng điều đó có thể được thực hiện trong vòng 6 tháng.
  • Hầu hết các nhà sản xuất đo lường tác động tích cực của chuyển đổi kỹ thuật số về ROIgiảm chi phí lao động.

Để có cái nhìn tổng quan đầy đủ về tất cả dữ liệu và câu hỏi mà chúng tôi đã hỏi trong cuộc khảo sát, hãy xem đồ họa thông tin Khảo sát về chuyển đổi kỹ thuật số này bên dưới.

Lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất

Với tất cả những câu chuyện về sự đổi mới và bước nhảy vọt trong công nghệ, các nhà sản xuất không thể không đặt kỳ vọng cao về mặt hiệu quả. Mọi sáng kiến, đổi mới ​​kinh doanh đều tập trung vào giá trị lợi nhuận tạo ra được từ đó. 

Dưới đây là một số nghiên cứu về những lợi ích thiết thực mà hầu hết các nhà máy sản xuất đang mong đợi từ hành trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ.

Lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số trong các nhà máy sản xuất

Giảm chi phí

Một nghiên cứu gần đây của Deloitte cho thấy rằng các công ty có mức độ trưởng thành kỹ thuật số cao hơn thì báo cáo lợi nhuận ròng và tăng trưởng doanh thu cao hơn . Nói cách khác, một doanh nghiệp quyết định chuyển đổi số vì lợi ích kinh doanh đã nhận thấy mức thu nhập tăng đáng kể so với mức trung bình của ngành. Những lợi thế trước mắt của công nghệ có thể dễ dàng nhận ra, chẳng hạn như hiệu quả và cải tiến chất lượng. Những lợi ích tiếp theo sau đó là giảm chi phí và tăng năng suất.

Ví dụ: sử dụng cảm biến để biết máy nào đang gặp sự cố lặp lại và máy nào đang gặp khó khăn nhất, để có thể đưa ra định hướng cho sự cải tiến của người lao động và ROI tương đối nhanh. Với việc cài đặt máy móc và tự động hóa có thể giúp giải quyết các vấn đề được nhắm mục tiêu và giúp tăng năng suất sản xuất, mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp.

Trên hết, các thuật toán AI tỉ mỉ có thể đảm bảo rằng hệ thống luôn tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Những yếu tố này giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp trong khi đó vẫn có thể duy trì được năng lực sản xuất bền vững.

Khả năng lưu trữ dữ liệu

Hiện nay, máy tính truyền thống đều có khả năng lưu trữ dữ liệu đáng kể nhưng lại hạn chế khả năng chia sẻ. Việc tiếp cận chuyển đổi kỹ thuật số sẽ mở ra các kênh để dữ liệu có thể lưu trữ trên không gian lưu trữ đám mây vô hạn.

Dữ liệu lưu trữ có thể truy cập được trong thời gian thực, cho phép nhân công trong các nhà máy sản xuất (tức là nhân viên vận hành dây chuyền, kỹ thuật viên bảo trì, nhân viên chất lượng, v.v.) có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn và làm việc hiệu quả hơn để hướng tới một mục tiêu chung – hiệu suất sản xuất. 

Khả năng lưu trữ dữ liệu nghe có vẻ như là một bước không đáng kể, nhưng công việc này có thể giảm bớt công việc thừa, tăng độ chính xác của dữ liệu và xác định đúng cơ hội cải thiện có tác động đến lợi nhuận.

Cải thiện quy trình và độ tin cậy của thiết bị

Thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch được ước tính tiêu tốn của các nhà máy sản xuất 50 tỷ đô la mỗi năm. Mức giá quá đắt này đáng được quan tâm đặc biệt và công nghệ kỹ thuật số bảo trì dự đoán có thể giải bài toán này cho các doanh nghiệp sản xuất .

Bảo trì dự đoán là một chiến lược nhằm mục đích tăng độ tin cậy máy móc bằng cách khắc phục ngay cả trước khi xảy ra sự cố. Bảo trì dự đoán sử dụng các cảm biến, thiết bị đo lường và thiết bị không dây để thu thập thông tin về hoạt động của thiết bị máy móc. Phần mềm chuyên dụng thực hiện các phân tích bằng cách sử dụng dữ liệu thời gian thực để đưa ra các cảnh báo và khuyến nghị về bảo trì. Chiến lược này đảm bảo rằng tài sản được duy trì tốt, mà không lãng phí nguồn lực nội bộ của công ty vào các công việc bảo trì không cần thiết.

Linh hoạt hơn

Chuyển đổi kỹ thuật số làm giảm sự phụ thuộc của con người vào cách làm việc thủ công. Một xu hướng chuyển đổi hiện nay đó là ứng dụng các phần mềm chuyên biệt để tăng tính linh hoạt trong công tác quản lý

Mỗi doanh nghiệp ở từng quy mô, lĩnh vực hoạt động cụ thể đều có các phần mềm theo nhu cầu riêng biệt. Trong đó xu hướng hiện nay các phần mềm dựa trên công nghệ điện toán đam mây sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cũng như khả năng mở rộng hoặc nâng cấp tùy biến.

Cải thiện hơn

Có các công cụ phù hợp sẽ giúp tăng năng suất và giảm đầu vào của các công việc. Chuyển từ một quy trình thủ công và lặp đi lặp lại sang một hệ thống kỹ thuật số có thể loại bỏ rất nhiều lãng phí không cần thiết trong một công ty.

Ví dụ, một nhà máy sản xuất thông minh chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất có những vai trò cơ bản của một nhà máy sản xuất thông thường và tối đa hóa hiệu suất bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại.

Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp liên tục thu thập và phân tích dữ liệu để thực hiện các quy trình tốt hơn. Một doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả thông qua tối ưu hóa tài sản, loại bỏ các lỗi và an toàn, tất cả điều này đều được thông qua chuyển đổi kỹ thuật số.

Tiêu chuẩn hóa quy trình

Trong nhiều nhà máy sản xuất, phần lớn các quy trình vẫn yêu cầu xử lý thủ công. Những hoạt động này sẽ bao gồm phân loại quy trình làm việc, thực hiện kiểm tra và thậm chí là bảo trì. Nhà máy sản xuất thực hiện một giải pháp kỹ thuật số có thể số hóa toàn bộ quy trình thủ công. 

Ví dụ: Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc và việc hoàn thành các nhiệm vụ có thể được tự động hóa và theo dõi thông qua thiết bị di động. Đặc biệt, phần mềm chuyên dụng có thể đơn giản các thủ tục bảo trì. phần mềm CMMS hoặc EAM có thể lập trình các lịch trình bảo trì theo các khoảng thời gian hoặc điều kiện sử dụng được chỉ định.

>>> Xem thêm:
Phần mềm CMMS và EAM: Đâu là sự khác biệt bạn cần biết?
EAM & ERP: Đâu là sự khác biệt giữa giải pháp ERP và giải pháp Quản lý tài sản?

Khả năng dự đoán hoạt động

Ngành công nghiệp sản xuất luôn là một lĩnh vực cạnh tranh. Các công ty tốt nhất luôn cố gắng duy trì lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ của mình. 

Điều đáng quan tâm nữa là theo báo cáo các nhà máy sản xuất đang bị tụt hậu trong hành trình chuyển đổi số so với những doanh nghiệp khác. Với việc chuyển đổi kỹ thuật số là con đường của tương lai, rõ ràng là các nhà máy sản xuất đang nghĩ đến việc bắt kịp tốc độ để tránh bị tụt lại phía sau.

Những thách thức mà các nhà máy sản xuất phải đối mặt trước và trong quá trình số hóa

Những lợi ích không thể phủ nhận của việc thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số trong các nhà máy sản xuất là động lực mạnh mẽ cho cả đội ngũ quản lý và vận hành. Tuy nhiên, có thể hiểu được rằng những thay đổi lớn đi kèm với một số lo lắng, do dự ban đầu.

Nhưng lý do dưới đây cho thấy những gì mà các nhà lãnh đạo sản xuất nhận thấy là những thách thức hàng đầu mà họ sẽ cần phải vượt qua trước và trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số:

  • Không xác định được mục đích: Nếu không có một mục đích rõ ràng về tương lai, sự thành công của bất kỳ công việc nào đều cũng sẽ bị ảnh hưởng và gặp khó khăn.
  • Thiếu ngân sách:  Như với hầu hết các dự án, đối với ​​chuyển đổi số thường đi kèm với một khoản ngân sách ban đầu. Việc thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết để số hóa doanh nghiệp sẽ có nhiều khó khăn. Việc phải cân bằng ngân sách trong việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả về chi phí và định lượng các khoản tiết kiệm khác sẽ là một thách thức.
  • Hệ thống / công nghệ cũ:  Các nhà máy sản xuất có xu hướng tiếp tục sử dụng các hệ thống cũ. Chuyển đổi sang một hệ thống mới là một hoạt động vất vả đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện trong chiến lược quản lý. Quy trình này phải bao gồm mọi thứ, từ điều chỉnh theo quy trình công việc mới, đến quản lý việc truyền dữ liệu và giao nhiệm vụ.
  • An ninh mạng: Chuyển đổi số cho phép tự động hóa nhiều hơn và do đó có nhiều cách thu thập dữ liệu mở rộng hơn. Các mối đe dọa mạng sau đó có khả năng nguy hiểm hơn so với các quy trình phi kỹ thuật số.
  • Thiếu sự hỗ trợ của người điều hành: Chuyển đổi số là một quá trình sâu rộng, đòi hỏi nguồn lực và do đó cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của người điều hành. Tuy nhiên, những phức tạp kỹ thuật nghe có vẻ xa lạ đối với các đội vận hành. Nếu không nêu bật những lợi ích thiết thực của những hệ thống phức tạp này, sẽ có nguy cơ dẫn đến sự lệch lạc trong lãnh đạo điều hành.
  • Tích hợp: Các bộ phận làm việc cụ thể có thể có xu hướng làm việc tách biệt, do đó khả năng tích hợp các bộ phận cũng là một rào cản. Các đơn vị riêng biệt này có thể đặt ra một thách thức khi chuyển đổi số trong toàn công ty và muốn tích hợp tất cả dữ liệu đó vào một nền tảng duy nhất.
  • Thất bại trong những lần thử trước: Nỗi sợ hãi về việc thất bại lặp lại có thể khiến doanh nghiệp mất khả năng tiếp tục. Tuy nhiên, đây có thể là những cơ hội học hỏi để đưa ra các quyết định trong tương lai.

Mối quan tâm phổ biến nhất của các nhà máy sản xuất về chuyển đổi số là thiếu một lộ trình rõ ràng. Đó là một sự cân nhắc, một chiến lược tổng thể về chuyển đổi số có thể thành công hoặc thất bại. Mặc dù các nhà sản xuất có thể nhận thức được khoảng cách này, nhưng biết cách làm thế nào hoặc bắt đầu từ đâu lại là một thách thức hoàn toàn khác.

Không có một lộ trình rõ ràng là một vấn đề phổ biến bất kể ở một doanh nghiệp bất kỳ cho dù có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất. Xác định thách thức này là bước đầu tiên để tìm ra giải pháp và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Thiếu hiểu biết về quá trình chuyển đổi số dẫn đến việc thuê ngoài

Người có chuyên môn về sản xuất không có nghĩa là sẽ có những hiểu biết về công nghệ trong việc lựa chọn tính năng của một công cụ phần mềm. Khi được hỏi về các bước sắp tới trong việc theo đuổi chuyển đổi số, những người được hỏi cho thấy những quan điểm trái chiều với độ không chắc chắn tương đối cao. Các phản hồi tiết lộ rằng hầu hết các nhà máy sản xuất  vẫn đang trong quá trình tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Gần một nửa số các nhà máy sản xuất được khảo sát tìm đến các Nhà tư vấn và Nhà cung cấp Công nghệ để được hướng dẫn về cách số hóa quy trình sản xuất của họ.

Việc thuê ngoài các đối tác về quy trình chuyển đổi số cung cấp một cái nhìn rộng hơn về tình hình. Các nhà tư vấn và nhà cung cấp công nghệ mang đến kiến ​​thức chuyên môn bổ sung cho kinh nghiệm sản xuất hiện có của một công ty. Mục đích là để phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của công ty với các tính năng của các công cụ có sẵn.

Sự thành công chuyển đổi số với các nhà máy sản xuất

Trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành sản xuất, những mong muốn của nhà sản xuất là đạt được những lợi ích mong đợi của chuyển đổi số. các nhà máy sản xuất muốn thấy ROI dương, giảm chi phí và tăng hiệu suất. 

Sự thành công chuyển đổi số với các nhà máy sản xuất

Có thể nói, chuyển đổi số như một phần của mục tiêu kinh doanh lớn hơn.Công việc và nỗ lực để phát triển sự phát triển kỹ thuật số nhằm mục đích xây dựng lợi thế cạnh tranh của nhà sản xuất. Và trong một môi trường luôn cạnh tranh, tốc độ và độ chính xác để chuyển đổi kỹ thuật số là yếu tố quan trọng để thành công.

Hầu hết các nhà máy sản xuất đều mong đợi khoảng thời gian kéo dài chỉ khoảng hai năm để triển khai chuyển đổi số.

Tuy nhiên, dữ liệu thực tế cho thấy rằng các công ty có thể đạt được thời gian chuyển đổi ngắn hơn. Ví dụ, những nỗ lực tăng tốc chuyển đổi số để duy trì tính cạnh tranh giữa những thời điểm khó khăn đã chứng minh rằng việc triển khai thành công có thể kéo dài chỉ trong vài tháng, tùy thuộc vào phạm vi công việc và sự hỗ trợ thích hợp.

Biên dịch từ Báo cáo (L2L) từ đội ngũ SpeedMaint

>>> Xem thêm:
Sản xuất công nghệ cao: Chìa khóa của tương lai cho nhà máy sản xuất
Thần tốc cải tiến dây chuyền sản xuất chỉ với 6 bước
Làm thế nào gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho nhà máy sản xuất
Công nghiệp 4.0 và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong sản xuất

Leo

Recent Posts

Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Bước đầu triển khai – vận hành thử nghiệm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…

2 ngày ago

5 Mẹo bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho doanh nghiệp hiệu quả

Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…

2 ngày ago

Tầm Quan Trọng Của Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Điện Và Năng Lượng

Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…

3 ngày ago

Chiến Lược Quản Lý Vòng Đời Tài Sản Hiệu Quả

Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…

4 ngày ago

Cách Tính OEE Trong Sản Xuất Và  Áp Dụng Hiệu Quả

Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…

4 ngày ago

Gas South và SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật – An toàn”

Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…

4 ngày ago

This website uses cookies.