Hệ thống quản lý bảo trì nhà máy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các đơn vị sản xuất. Bảo trì giúp máy móc, trang thiết bị luôn đảm bảo chất lượng, tính sẵn sàng và duy trì tuổi thọ của dây chuyền sản xuất. Nếu không có kế hoạch quản trị chất lượng bảo trì, các nhà máy có thể đối mặt với tình trạng gặp sự cố hoặc gián đoạn quy trình sản xuất.
Hệ thống Quản lý bảo trì nhà máy (Computerized Maintenance Management System – CMMS). Đây là nền tảng công nghệ được thiết kế nhằm tự động hóa việc quản lý và tổ chức các thông tin liên quan đến hoạt động bảo trì của các cơ sở sản xuất. Khi được quản lý trong một CMMS tập trung, việc bảo trì nhà máy được cập nhật nhanh chóng và đầy đủ, đồng thời nhân viên có thể dễ dàng truy cập.
Điều này giúp nhân viên bảo trì hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Ví dụ: khi sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc, họ có thể nắm bắt máy nào cần bảo trì và phòng lưu trữ nào chứa các phụ tùng thay thế cần thiết. CMMS cũng giúp ban quản lý đưa ra các quyết định sáng suốt hơn. Ví dụ, tính toán chi phí sửa chữa hỏng hóc máy và bảo trì phòng ngừa cho từng máy, từ đó phân bổ nguồn lực tốt hơn.
Dữ liệu CMMS còn được sử dụng để xác minh sự tuân thủ quy định. Thông qua đó nhà quản lý có thể kiểm soát tốt việc bảo trì cơ sở, phân tích những gì đang xảy ra. CMMS cho phép lưu trữ hồ sơ và theo dõi các nhiệm vụ đã hoàn thành. Nhận thức được hiệu quả của CMMS, nhiều nhà sản xuất bắt đầu sử dụng rộng rãi CMMS để kiểm soát và tổ chức quản lý bảo trì tốt hơn. CMMS phù hợp là công cụ định hướng hiệu quả và là cơ sở dữ liệu trung tâm chứa tất cả thông tin về hoạt động bảo trì của tổ chức.
Bảo trì là việc mà người dùng phần mềm CMMS làm hàng ngày, cho dù đó là đáp ứng các lỗi hỏng cho các đơn đặt hàng công việc theo yêu cầu hoặc thực hiện kiểm tra định kỳ máy phát điện. Hầu hết các Hệ thống Quản lý Bảo trì được thiết kế cho phép người dùng hiểu ngay tình trạng, nhu cầu bảo trì thông qua việc lập kế hoạch đơn hàng công việc toàn diện, dự báo hàng tồn kho chính xác và truy cập tức thì vào hàng trăm báo cáo có giá trị.
Hệ thống phần mềm không thể hoàn thành tất cả công việc của các kỹ thuật viên lành nghề. Tuy nhiên, nó có thể đảm bảo rằng các mức độ ưu tiên của các nhiệm vụ được đặt ra một cách chính xác và mọi thứ đều đúng vị trí (hàng tồn kho, lao động) để đảm bảo thành công. Giải pháp CMMS cho phép các kỹ thuật viên xử lý linh hoạt công việc, giảm lãng phí thời gian thủ tục giấy tờ.
Tham khảo:
Làm thế nào gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho nhà máy sản xuất
Lean Six Sigma là gì và cách áp dụng phương pháp trong nhà máy sản xuất
Hệ thống quản lý bảo trì bao gồm các tính năng chính như:
Hệ thống quản lý bảo trì nhà máy mang đến nhiều lợi ích và ưu điểm đến các đơn vị sản xuất. Trong đó có thể kể đến các lợi ích nổi bật như:
Nếu không có phương pháp quản lý – bảo trì thông minh các trang thiết bị trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ thiết bị hỏng hóc và gián đoạn ngẫu nhiên. Điều này dẫn đến tổn thất nặng nề trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc triển khai các giải pháp kỹ thuật phù hợp giúp đảm bảo hoạt động bảo trì của nhà máy được lên lịch, quản lý và triển khai một cách trơn tru, đồng bộ và hiệu quả. Đồng thời đảm bảo tất cả máy móc và thiết bị trong nhà máy sản xuất hoạt động tốt nhất. Từ đó doanh nghiệp tối ưu được thời gian – chi phí, đảm bảo công việc – hàng hóa hoàn thành đúng thời hạn, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Là một giải pháp chuyên biệt cho hoạt động bảo trì nhà mày, phần mềm CMMS của SpeedMaint có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu những tổn thất trên một cách hiệu quả. Để tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint hãy ấn vào đăng ký bên dưới và để lại thông tin. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay.
Doanh nghiệp tham khảo thêm:
Các yếu tố cần có trong kế hoạch bảo dưỡng thiết bị y tế
Xu hướng công nghệ: Tương lai rộng mở cho ngành máy móc công nghiệp
Công nghệ tự động hóa sẽ thay thế con người như thế nào?
Quy trình bảo trì năng suất toàn diện cần biết cho doanh nghiệp
Quy trình 7 bước bảo trì máy may công nghiệp ngành may mặc
5 yếu tố cốt lõi trong quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
Tại Việt Nam tiêu chuẩn hóa và kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng…
Đối mặt với những vấn đề về bảo trì bị động, dữ liệu phân tán…
Quản lý sản xuất là khía cạnh then chốt trong hoạt động của bất kỳ…
SOP (Quy trình vận hành tiêu chuẩn) là một tài liệu hướng dẫn chi tiết…
Với 34 năm phát triển, Bibica quyết tâm không để bị bỏ lại bởi những…
Trong bất kể lĩnh vực ngành nghề nào việc đánh giá hiệu suất nhân viên…
This website uses cookies.