Xem lại: Phân loại chi tiết về 9 loại bảo trì cụ thể hiện nay – Phần 1
Ở phần 2 này, bài viết sẽ tiếp tục phân loại chi tiết về khái niệm, cách ứng dụng cũng như lời khuyên dành cho doanh nghiệp khi tìm hiểu và tiếp cận tới loại hình bảo trì khắc phục/sửa chữa.
Bảo trì khắc phục, hay còn gọi là chiến lược Run-To-Fail (Chạy đến thất bại), được sử dụng để khôi phục chức năng của một thiết bị, bộ phận sau khi chúng xảy ra hỏng hóc hay sự cố. Phương pháp bảo trì này ứng dụng khi sự cố này có thể chấp nhận được trong doanh nghiệp (tức là không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất), đồng thời việc ngăn ngừa sự cố trước đó có thể gây tốn kém và không khả thi hơn là thay thế/sửa chữa.
Ngoài việc bảo trì khắc phục là kết quả của chiến lược “hỏng đâu sửa đấy” có chủ ý thì đây cũng là kết quả của những sự cố ngoài kế hoạch không tránh được thông qua Bảo trì phòng ngừa.
Kinh nghiệm lựa chọn
Khi một doanh nghiệp ứng dụng phương pháp bảo trì khắc phục, hãy đảm bảo rằng các chế độ lỗi được xem xét không có khả năng trở thành Bảo trì khẩn cấp (loại hình sẽ được đề cập phía dưới bài viết). Nếu như áp dụng chiến lược Run-to-Fail này với một loại thiết bị mà khi chúng bị lỗi lại cần phải đầu tư nguồn lực khôi phục ngay lập tức để tránh gây hậu quả thì thực sự quá tốn kém và nhiều rủi ro.
Vì vậy, mặc dù chiến lược này có thể là một lựa chọn tốt, nhưng hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp đang quyết định một cách khôn ngoan.
Trong biểu đồ các loại bảo trì, bài viết đã chia Bảo trì khắc phục thành hai loại hình:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Bảo trì khẩn cấp thường đắt gấp 3 đến 5 lần so với chiến lược bảo trì phòng ngừa thông thường. Bởi lẽ, Bảo trì khẩn cấp thường dẫn đến việc ngừng hoạt động thiết bị lâu hơn, ảnh hưởng đến sản xuất nhiều hơn và kém an toàn hơn. Thế nhưng với nhiều đặc điểm của từng lĩnh vực doanh nghiệp hoặc cơ chế hoạt động thiết bị, phương pháp bảo trì này vẫn đang được tối ưu và ứng dụng. Chính vì thế, khái niệm này vẫn tiếp tục được đưa ra cho các doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về bảo trì tài sản hiện nay.
Bảo trì khẩn cấp là dạng bảo trì sửa chữa gần như ngay lập tức, chúng làm đảo lộn các kế hoạch cũng như lịch trình định kỳ của doanh nghiệp. Chính vì thế, nếu như ứng dụng phương pháp bảo trì này, hãy chắc rằng doanh nghiệp sở hữu ít nhất một nhân viên, hoặc một đội ngũ, làm việc không ngừng nghỉ và luôn sẵn sàng tham gia kiểm tra sửa chữa bất kỳ lúc nào để sản xuất vận hành được trôi chảy. Nếu không, đây sẽ là phương pháp bảo trì mà doanh nghiệp nên hạn chế tối đa áp dụng lên nhiều thiết bị. Trên thực tế, các tổ chức World Class đảm bảo rằng ít hơn 2% tổng số bảo trì của họ là Bảo trì khẩn cấp.
Trong tất cả 9 loại bảo trì SpeedMaint đã phân tích trong 2 phần của bài viết này, ta chưa thấy có sự xuất hiện của khái niệm: “Bảo trì sự cố”. Trong khi đó, đây cũng là một loại hình bảo trì được nhiều người nhắc tới.
Tuy nhiên, Bảo trì sự cố thực chất chỉ là Bảo dưỡng, sửa chữa và không được phân loại thành một hạng mục Bảo trì. Khi bạn gặp lỗi, bạn có thể lên kế hoạch sửa chữa và khắc phục chúng theo tuỳ đặc điểm, có thể khẩn cấp hoặc không quá quan trọng. Vì thế nhiều người gọi Bảo trì sự cố chính là Bảo trì khẩn cấp hoặc Bảo trì khắc phục.
Như bài viết đã đề cập ở phần đầu, các loại tên và định nghĩa không quá quan trọng, bạn có thể gọi bất kỳ loại hình nào bằng cái tên nào quen thuộc với bạn, miễn sao chúng ta đang cùng nhắc đến một giải pháp chung.
Một định nghĩa khác cũng khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp là: Bảo trì tự động. Trong 9 loại hình bảo trì trên không có sự xuất hiện của khái niệm này. Bảo trì tự động hoặc Chăm sóc tự động (còn được gọi là Bảo dưỡng Tuyến trước) là các hoạt động CLAIR (Làm sạch, Bôi trơn, Điều chỉnh, Kiểm tra và Sửa chữa) được thực hiện trong khuôn khổ Autonomous Care. Về cơ bản đây là sự kết hợp của các chiến lược trên, nhưng được nhân viên tuyến đầu tiến hành với tần suất cao hơn.
Đây là một trong những câu hỏi mà doanh nghiệp thường xuyên băn khoăn. Trước hết, loại bảo trì tốn kém nhất là Bảo trì khẩn cấp. Bởi lẽ, một phương pháp mà không được lên lịch, không dự trù chi phí và không lường trước được thời gian, mức độ luôn luôn tốn kém và nhiều rủi ro hơn so với những phương pháp bảo trì được chuẩn bị sẵn sàng.
Hơn thế nữa, khi thực hiện Bảo trì khẩn cấp, doanh nghiệp thường có hiệu suất rất thấp với thời gian, tốn thêm thời gian tìm kiếm nguyên liệu, tổ chức truy cập thiết bị, chờ các giao dịch khác,….Một vấn đề phổ biến khác với Bảo trì khẩn cấp là các bộ phận và dịch vụ thường được xúc tiến để đến nơi nhanh hơn và chi phí gia tăng được phát sinh để thực hiện điều đó.
Bài viết trên đây đã kết thúc 2 phần: Phân loại chi tiết về 9 loại hình bảo trì cụ thể hiện nay. Qua đây, doanh nghiệp có thể nắm được rõ nét hơn về mô hình bảo trì, tạo tiền đề xây dựng kế hoạch bảo trì tổng thể cho hoạt động sản xuất đạt được hiệu suất cao nhất. Vậy liệu doanh nghiệp có tự hỏi rằng: Đâu sẽ là bảo trì tốt nhất, xếp hạng như thế nào cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu câu trả lời này trong bài viết: Xếp hạng 3 phương án bảo trì ngay!
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.