Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chỉ tính riêng ngày 28/1/2021, Việt nam ghi nhận 98 ca nhiễm, Bộ Y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm trên 10.000 đối tượng tiếp xúc gần với các bệnh nhân mắc Covid. Hơn 1000 đối tượng tại 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh được đưa đến cơ sở dã chiến thực hiện cách ly cộng đồng. Các tỉnh khác như Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh, Tp. HCM, Bắc Giang,… đã xuất hiện những ca mắc mới. Có thể thấy, làn sóng đại dịch lần này có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều lần so với đợt 1, đợt 2.
Để đẩy lùi dịch bệnh, “anh cả” ngành Y tế đã trở thành tấm khiên vững chắc trong trận chiến này. Không chỉ có đội ngũ y sĩ làm việc ngày đêm mà hệ thống máy móc, tài sản thiết bị tại các bệnh viện đã hoạt động hết công suất phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Sau 3 đợt chống dịch chúng ta đã chứng kiến rất nhiều lần tình trạng quá tải của các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước.
Trong hơn 20 năm trở lại đây bệnh viện chưa bao giờ rơi vào tình trạng quá tải như hiện nay do đó ban giám đốc đã phối với với Bộ Y tế không ngừng trang bị thêm các thiết bị y tế, máy thời, thuốc men để chiến thắng dịch bệnh.
Theo chia sẻ của Ông Dương Đức Hùng – Phó Giám Đốc Bệnh viện Bạch Mai
Chỉ trong thời gian ngắn đợt dịch đầu năm 2020, Chính phủ đã thực hiện lắp đặt hàng trăm máy xét nghiệm covid, cùng hàng ngàn máy thở, trang phục bảo hộ, dụng cụ y tế và giường bệnh tại các bệnh viện trên toàn quốc.
Ở vị trí nhà quản trị bệnh viện, sức khỏe bệnh nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Muốn vậy các Bệnh viện cần đảm bảo 2 yếu tố: đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống tài sản thiết bị y tế được trang bị đầy đủ.
Tuy nhiên trong thời kỳ dịch bệnh diễn ra, hệ thống máy móc thiết bị trong bệnh viện do hoạt động gấp đôi công suất nên đã xảy ra hư hỏng thường xuyên thậm chí không thể sửa chữa.
Việc tài sản, thiết bị y tế hư hỏng bất thường không chỉ ảnh hưởng đến tài chính của bệnh viện mà còn ảnh hưởng đến an toàn của người bệnh.
Bên cạnh đó, đội ngũ bảo trì của bệnh viện chưa được tiếp xúc nhiều với các thiết bị như máy thở trước mùa dịch do đó đội ngũ kỹ thuật thường không thể khắc phục tình trạng hư hỏng của các thiết bị này.
Theo một khảo sát của PIRG tại Hoa Kỳ trên 222 chuyên gia kỹ thuật cho biết 91,8% đội ngũ kỹ thuật từ chối tiếp cận sửa chữa với các thiết bị như: máy khử rung tim, máy thở, máy gây mê, thiết bị hình ảnh, v.v.
Mặt khác, hệ thống tài sản thiết bị ngày một tăng. Điều đó kéo theo nhu cầu kiểm soát, quản lý, phân bổ tài nguyên đến các khoa một cách hiệu quả và linh hoạt để đối phó với tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Từ những nguyên nhân trên đòi hỏi ban quản trị các Bệnh viện cần đẩy mạnh công tác bảo dưỡng thiết bị bệnh viện ngay lập tức để hoạt động chống dịch đạt hiệu quả, đặc biệt trong thời điểm đại dịch vẫn đang nhen nhóm quay trở lại như hiện nay.
Vậy giải pháp nào xóa bỏ những nỗi trăn trở lớn này của các nhà quản trị bệnh viện?
Nếu ban quản trị bệnh viện đang đau đầu với các quản trị tài sản thiết bị thủ công tại cơ sở. Có lẽ giải pháp phần mềm quản lý bảo trì CMMS là sự hoàn hảo giúp làm mới trạng thái tài sản thiết bị và loại bỏ mối đe dọa dịch bệnh quay trở lại.
Những lợi ích vượt trội CMMS mang lại trong công tác bảo dưỡng thiết bị bệnh viện:
Bằng công nghệ CLoud – điện toán đám mây, phần mềm quản lý bảo trì CMMS cho phép ban quản trị bệnh viện theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống tài sản ngay trên phần mềm mọi lúc mọi nơi. Do đó, đội ngũ quản lý có thể nắm được số lượng tài sản, tình trạng hoạt động, thời gian bảo dưỡng định kỳ, khoa tự quản tài sản thiết bị.
>>> Xem thêm bài viết: Xu hướng ứng dụng “Nền tảng CLOUD CMMS” tại 100% Doanh nghiệp trong năm 2021
Ở thời điểm dịch bùng nổ, 100% hệ thống tài sản tại bệnh viện phải hoạt động tối đa. Do đó, việc xảy ra lỗi, hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. CMMS không chỉ giúp nhà quản lý theo dõi chính xác tình trạng tài sản mà còn có thể hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa trước khi tài sản xảy ra hư hại. Đây là điểm cộng rất lớn của phần mềm CMMS.
Theo báo cáo khảo sát tình trạng triển khảo sát CMMS năm 2020 của Opbase đã chỉ ra rằng: Phần mềm CMMS đã giúp các doanh nghiệp tại Hoa kỳ tiết kiệm 88% chi phí quản lý, theo dõi và chi phí gián đoạn sản xuất, hư hỏng máy móc, tương ứng với hàng triệu đô la.
>>> Xem thêm bài viết: CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
Để giải quyết những khó khăn hậu covid và nguy cơ dịch bệnh có thể trở lại một lần nữa – CMMS là giải pháp hiệu quả nhất giúp các bệnh viện phục hồi hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.
Cùng với đó, y tế là một trong 8 ngành ưu tiên chuyển đổi số theo chỉ thị của chính phủ. Với mục tiêu của chính phủ năm 2025, 15% bệnh viện (210 trong số 1.400 bệnh viện) trên cả nước triển khai chuyển đổi số thành công. Ngay từ thời điểm năm 2021 này, các ban quản trị bệnh viện cần tìm hiểu và nhanh chóng áp dụng phần mềm quản lý bảo trì CMMS.
Speedmaint CMMS đang là phần mềm được nhà quản trị từ nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên thị trường quan tâm và đã tiến hành triển khai như SICOM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương,… Bởi những tính năng vượt trội mà Speedmaint sau đây:
Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng công tác quản lý bảo dưỡng thiết bị bệnh viện trong lĩnh vực y tế đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đã quay trở lạinhư hiện nay. Speedmaint mong rằng những kiến thức trên đây có thể giúp đội ngũ quản trị tại các bệnh viện nhanh chóng triển khai thành công giải pháp CMMS xóa tan nỗi lo quản lý bảo trì tài sản. Vui lòng để lại thông tin để được đội ngũ chuyên gia Speedmaint tư vấn miễn phí về giải pháp CMMS thông minh.
>>> Xem thêm câu chuyện khách hàng: SpeedMaint đồng hành cùng Công ty Xây dựng SICOM “chuyển mình” tới Giải pháp CMMS Cloud
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.