Tài Nguyên

Bảo dưỡng công nghiệp là gì và các ví dụ phổ biến nhất trong doanh nghiệp

Có nhiều hình thức bảo dưỡng công nghiệp khác nhau mà doanh nghiệp và các tổ chức thường sử dụng nhằm tăng thời gian hoạt động của các loại tài sản, máy móc và tiện ích của cơ sở vật chất bên trong doanh nghiệp.

Dựa trên ngân sách của tổ chức, số lượng tài nguyên, mức độ kinh nghiệm kết hợp và mục tiêu bảo trì, một hay nhiều loại bảo trì sẽ được áp dụng trong doanh nghiệp. 

Bảo trì, bảo dưỡng công nghiệp là gì?

Bảo trì công nghiệp hay còn gọi là bảo dưỡng công nghiệp có nghĩa là bảo trì nhà máy, là quá trình thực hiện các quy trình để làm giảm các sự cố, tăng thời gian hoạt động và thúc đẩy độ tin cậy tổng thể. Nói cách khác, bảo dưỡng công nghiệp là quá trình chung để đảm bảo rằng các loại máy móc, thiết bị tài sản trong doanh nghiệp luôn được giữ trong tình trạng hoạt động tốt. 

Khi một thiết bị hoạt động với đúng công suất dự kiến, hoạt động sản xuất sẽ được duy trì một cách trơn tru. Doanh nghiệp khi thiết lập kế hoạch bảo trì sẽ phần nào giúp giảm chi phí bảo trì, tối đa hóa tiềm năng thời gian hoạt động của thiết bị, từ đó sẽ khiến lợi nhuận tăng trưởng. 

Tuy nhiên, việc dựa vào nhà thầu dịch vụ bên thứ 3 để đưa ra các giải pháp sửa chữa thực tế không phải là một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng bền vững và lâu dài. Ngoài chi phí bảo dưỡng cao với các nhà thầu bên thứ ba, phương án xử lý này còn khiến doanh nghiệp có nguy cơ cao mất thời gian do ngừng hoạt động ngoài dự kiến do các sự cố đột ngột, không mong muốn. 

Một kế hoạch bảo dưỡng phù hợp có thể xác định được các nhiệm vụ bảo trì ngăn ngừa các hỏng hóc ngay từ đầu, giúp tiết kiệm hơn cho doanh nghiệp về dài hạn. 

Bảo dưỡng công nghiệp trong doanh nghiệp là gì?

Một số ví dụ phổ biến về chiến lược bảo trì

Mức độ và tần suất thực hiện các nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng khác nhau tùy thuộc vào chiến lược bảo trì mà doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng. Dưới đây gồm 3 ví dụ phổ biến về các loại chiến lược bảo trì trong doanh nghiệp.

Bảo trì phản ứng

Đúng như với tên gọi, bảo trì phản ứng là một trong những chiến lược bảo dưỡng công nghiệp thuộc doanh nghiệp. Bảo trì phản ứng liên quan đến các nhiệm vụ xảy ra sau khi một phần thiết bị máy móc hư hỏng. 

Ưu điểm của bảo trì phản ứng là chi phí ban đầu thấp hơn đáng kể. Công việc bảo dưỡng chỉ được thực hiện khi các thiết bị máy móc trong doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả. 

Cùng với đó, trong ngắn hạn thì bảo trì phản ứng lại có nhược điểm lớn hơn. Đó là chi phí thực hiện bảo dưỡng bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả khi khả năng xảy ra hư hỏng không thể phục hồi do hỏng hóc đột ngột. Những sự cố hỏng hóc này luôn dẫn đến tổn thất về sản xuất, sự trì trệ hàng hóa. Trong một vài trường hợp xấu hơn dẫn đến hư hỏng các thiết bị quan trọng. Do vậy, đối với loại tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất và vận hành doanh nghiệp, chỉ áp dụng bảo trì phản ứng như là một phương án cuối cùng. 

Bảo trì phản ứng trong doanh nghiệp

Tham khảo:
Phân loại, vai trò và mục tiêu cốt lõi của bảo trì thiết bị
Kiến thức Quản lý bảo trì công nghiệp đơn giản dành cho doanh nghiệp

Bảo dưỡng phòng ngừa

Mục tiêu của việc tiếp cận chủ động hơn trong hoạt động bảo trì đó là giảm thiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra hỏng hóc trước khi xảy ra sự cố. Chiến lược bảo trì phòng ngừa (PM) yêu cầu doanh nghiệp thực hiện công việc bảo dưỡng một cách chủ động theo lịch sử dụng hoặc dựa trên lịch bảo dưỡng. 

Các tác vụ mà bảo dưỡng phòng ngừa có thể làm là giảm đáng kể thời gian ngừng trệ hoạt động của các loại máy móc thiết bị gặp sự cố. Điều này làm giảm nguy cơ tổn thất hơn so với chiến lược bảo trì phản ứng. Bằng việc đầu tư vào chiến lược bảo trì phòng ngừa, chi phí bảo trì sẽ giảm đáng kể so với khi áp dụng bảo trì phản ứng. Ngân sách được tiết kiệm khi thực hiện thanh toán nằm trong các tiêu chuẩn về an toàn, tổng thất năng suất và tổng chi phí sửa chữa. 

Ví dụ: Việc thay dầu cho ô tô, người sử dụng sẽ tuân theo một lịch trình kế hoạch có sẵn, do đó người dùng có thể tránh được các vấn đề về sự cố gây tốn kém chi phí. 

Ngoài những ưu điểm mà chiến lược bảo dưỡng phòng ngừa mang lại, vẫn còn những hạn chế từ chiến lược này đối với doanh nghiệp. Cụ thể nhược điểm của chiến lược này đó là lịch trình bảo dưỡng dựa trên mức độ sử dụng hoặc thời gian sử dụng có thể không sát tình hình thực tế để dẫn đến sự cần thiết của việc bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng không cần thiết. Do vậy, để tối ưu hóa hoạt động bảo dưỡng công nghiệp cần thiết, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích rõ ràng thông qua dữ liệu và thông tin sẵn có để lên phương án bảo trì thích hợp. 

Bảo dưỡng phòng ngừa

Bảo trì tin cậy

Bảo trì tin cậy (RCM) là một trong những hình thức bảo trì chủ động chuyên biệt với trọng tâm là tính chủ động trong hoạt động bảo dưỡng. Tương tự như chiến lược bảo trì phòng ngừa, bảo trì tin cậy nhằm mục đích tránh sự ngừng trệ của các loại tài sản, máy móc thiết bị bằng cách phân tích các hoạt động bảo dưỡng cần thiết nhất. RCM như một kế hoạch phát triển các chiến lược bảo trì được thiết kế riêng biệt, tùy thuộc vào những loại máy móc khác nhau sẽ có những phương pháp bảo dưỡng công nghiệp phù hợp. 

RCM được tính toán bởi mức độ nghiêm trọng của một tài sản cùng với các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự cố với các hành động khắc phục tương ứng. Bằng chiến lược này, doanh nghiệp có thể phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn khi cần thiết. Để hoạt động bảo trì tin cậy đạt hiệu quả, chiến lược này yêu cầu nhiều thông tin hơn về tài sản và các máy móc thiết bị so với bảo trì phản ứng và bảo trì phòng ngừa. 

Hiện nay, phương pháp chính xác nhất để thu thập thông tin và phân tích dữ liệu về các loại máy móc thiết bị đó là sử dụng phần mềm quản lý hệ thống bảo trì (CMMS). Thông qua việc ứng dụng CMMS, doanh nghiệp có thể theo dõi bất kỳ loại thiết bị máy móc nào được xác định tương ứng với từng loại chiến lược bảo trì. 

Ví dụ, phần mềm quản lý hệ thống bảo trì sẽ phân loại các thiết bị không quan trọng như bóng đèn, có thế áp dụng bảo trì phản ứng. Hay các vật tư tiêu hao khác với các sự cố hỏng hóc đã biết và tuổi thọ thiết bị sẽ được áp dụng chiến lược bảo dưỡng công nghiệp phòng ngứa. 

Bảo trì tin cậy (RCM) là một trong những hình thức bảo trì chủ động chuyên biệt

Những vị trí trong doanh nghiệp có nhiệm vụ bảo dưỡng công nghiệp

Nhân viên bảo dưỡng công nghiệp hay còn gọi là nhân viên bảo trì thiết bị được phân thành hai nhóm chính là thợ cơ khí và kỹ sư máy móc. Mỗi nhóm vị trí sẽ chịu trách nhiệm chính cho lĩnh vực công việc riêng. Bằng việc phân công trách nhiệm và giải trình nhiệm vụ rõ ràng, các nhóm sẽ hoạt động hiệu quả hơn với các nhiệm vụ chuyên môn tương ứng. 

Thợ bảo dưỡng công nghiệp cơ khí

Đối với một số doanh nghiệp ngành công nghiệp sẽ yêu cầu vị trí nhân viên cơ khí bảo dưỡng công nghiệp. Hiểu đơn giản, đó là bộ phận nhân viên có nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy móc theo nhu cầu của các loại máy móc cơ khí có trong doanh nghiệp. 

Vai trò chung của vị trí thợ cơ khí bảo dưỡng công nghiệp bao gồm việc lắp đặt, tháo dỡ, sửa chữa và bảo trì máy móc. Bộ phận nhân viên này sẽ được đào tạo để thực hiện các quy trình bảo dưỡng phòng ngừa với sự chú ý từng chi tiết của máy móc. 

Những vị trí trong doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện bảo dưỡng công nghiệp

Kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp

Những kỹ sư công nghiệp có nhiệm vụ phát triển các quy trình sửa chữa để đảm bảo hoạt động bảo dưỡng công nghiệp được thực hiện một cách có hiệu quả. Công việc chính của những kỹ sư đó là tối ưu hóa các nguồn lực bằng cách lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hoạt động bảo dưỡng máy móc công nghiệp trong doanh nghiệp.

Thông qua việc sử dụng các mô hình toán học và các công cụ phân tích, những kỹ sư công nghiệp có thể đưa ra quyết định về các chiến lược bảo trì cần sử dụng. Ngược lại với cơ khí, các kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến giai đoạn lập kế hoạch hoạt động bảo trì. 

Ví dụ: Một kỹ sư công nghiệp có thể làm việc cùng các nhóm bảo trì và nhà quản lý để chỉ định chiến lược bảo trì phù hợp nhất cho một thiết bị máy móc. 

Tham khảo thêm các nội dung:
Quy trình bảo trì năng suất toàn diện cần biết cho doanh nghiệp
Lợi ích của bảo trì kế hoạch trong ngành sản xuất
Các yếu tố bảo trì có kế hoạch trong Quản lý bảo trì CMMS
CMMS và lợi ích khi áp dụng vào Bảo trì dự phòng TPM
Hướng dẫn toàn diện về chiến lược Bảo trì hiệu suất toàn diện
Giải mã các số liệu bảo trì trong phương pháp bảo trì có kế hoạch

Leo

Recent Posts

Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Bước đầu triển khai – vận hành thử nghiệm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…

2 ngày ago

5 Mẹo bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho doanh nghiệp hiệu quả

Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…

2 ngày ago

Tầm Quan Trọng Của Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Điện Và Năng Lượng

Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…

3 ngày ago

Chiến Lược Quản Lý Vòng Đời Tài Sản Hiệu Quả

Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…

4 ngày ago

Cách Tính OEE Trong Sản Xuất Và  Áp Dụng Hiệu Quả

Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…

4 ngày ago

Gas South và SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật – An toàn”

Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…

4 ngày ago

This website uses cookies.