Công ty Cổ phần Sông Ba được thành lập từ năm 2003 với 2 nhà máy là Khe Diên ( tại Quảng Nam) và Krông H’năng (tại Phú Yên), hoạt động trong lĩnh vực đầu, tư xây dựng các công trình thủy điện; sản xuất và kinh doanh điện… Hiện tại, Sông Ba đang “điều hướng” chú trọng ứng dụng nền tảng công nghệ vào hoạt động vận hành – kinh doanh, nhằm tối ưu hóa các hoạt động của nhà máy.
Ông Nguyễn Tuấn Đạt – Giám đốc Nhà máy thủy điện Krông H’năng – cho biết, Nhà máy thủy điện Krông H’năng 1 thuộc tỉnh Phú Yên có 2 tổ máy, công suất đạt 64MW. Ngoài ra, đối với Nhà máy thủy điện Khe Diên tỉnh Quảng Nam, hiện có 2 tổ máy nhỏ với tổng công suất 15MW.
Với đặc thù nhà máy sản xuất – kinh doanh thủy điện, các thiết bị – máy móc luôn trong trạng thái hoạt động ngày đêm. Đặc biệt, yêu cầu số 1 đối với các nhà máy là việc phải đảm bảo vận hành tốt cho hệ thống máy móc. Hạn chế tối đa tình trạng sự cố, dừng máy đột ngột, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất – cấp phát điện.
>>> Đọc thêm: Đầu tư cho chuyển đổi số, CIEC ứng dụng phần mềm Quản lý bảo trì thiết bị
Bởi vậy, một trong các hoạt động được ưu tiên tại Sông Ba là quản lý bảo trì hệ thống – máy móc tại các nhà máy.
Cụ thể, tại Nhà máy thủy điện Khe Diên có 80 thiết bị – máy móc; Nhà máy Krông H’năng hiện có số lượng nhiều hơn, là 314 thiết bị – máy móc. Ngoài ra, chỉ tính riêng kho vật tư của các nhà máy đã có tới 931 vật tư. Với đặc thù sản xuất và kinh doanh điện, hầu hết các thiết bị của nhà máy phải hoạt động liên tục, vì vậy Sông Ba luôn đặt yêu cầu cao cho hoạt động quản lý bảo trì – bảo dưỡng.
Tuy nhiên, những năm trước đó, Sông Ba vẫn đang đang quản lý thiết bị, tài sản, hoạt động bảo trì thông qua việc nhập dữ liệu trên excel, bàn giao hồ sơ, và trao đổi – báo cáo trên zalo chat. Chưa có phần mềm chuyên biệt nên hoạt động qua nhiều năm cho thấy được nhiều lỗ hổng, hoạt động quản lý chưa đạt kỳ vọng.
Thứ nhất, với số lượng tài sản giá trị của Sông Ba, quản lý đơn thuần trên excel chưa có được sự phân loại tài sản, vùng, vị trí một cách hệ thống. Bảng biểu nhiều, không có tìm kiếm nên với số lượng thông tin khổng lồ sẽ là một thách thức cho việc truy vấn thông tin khi cần. Thêm vào đó, các thao tác trên excel có thể gây ra tình trạng xóa nhầm, làm mất thông tin.
Thứ hai, toàn bộ kế hoạch bảo trì được lập trên bảng excel sau đó trình cấp quản lý duyệt và theo dõi qua zalo. Hoạt động bảo trì định kỳ phụ thuộc vào đội kỹ thuật, bởi không có tính năng nhắc lịch và cập nhật tiến độ công việc. Do đó, tình trạng quên lịch bảo trì định kỳ vẫn thường diễn ra. Đó là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng giảm tuổi thọ và máy móc hay xảy ra những sự cố dừng máy đột ngột, gây mất thời gian, chi phí và nhân công cho việc khắc phục.
Thứ ba, các group zalo chat được sử dụng là nơi trao đổi thông tin, yêu cầu sửa chữa-bảo trì, giao – nhận việc, báo cáo tiến độ, kết quả…. Thực tế, qua kênh trao đổi này, cấp quản lý không thực sự nắm bắt và kiểm soát được chất lượng hoạt động quản lý bảo trì thiết bị. Đặc biệt, các nhà máy của Sông Ba nằm khá xa nhau, khiến việc trao đổi, quản lý theo cách cũ càng ngày càng trở nên bất cập.
Thứ tư, các nhà máy vẫn đang quản lý, lưu trữ biên bản giao – nhận bằng giấy tờ và trên máy tính. Cách làm này vẫn phổ biến, quen với người dùng, tuy nhiên giấy tờ dễ mất, việc tìm kiếm hồ sơ trên máy tính lại khá tốn thời gian.
Cuối cùng, với 931 vật tư trong kho, hồ sơ giấy tờ hay file excel đều chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý minh bạch, thông tin cụ thể, cập nhật kịp thời việc xuất-nhập kho cũng như báo cáo tình trạng tồn kho.
Nhìn chung, việc quản lý bằng cách làm cũ, các công cụ quen thuộc như excel, hồ sơ và chat tuy đáp ứng được sự thân quen đối với người dùng. Song về lâu dài, đặc biệt trong xu hướng “Nhà máy thông minh”, “Nhà máy không giấy tờ” như hiện nay, rõ ràng các công cụ này đang dần cho thấy sự không phù hợp và không thể đảm bảo hiệu quả cho hoạt động quản lý bảo trì thiết bị.
Trước mắt, trong quá trình chạy thử phần mềm Quản lý bảo trì thiết bị SpeedMait CMMS, hoạt động quản lý bảo trì tại công ty cổ phần Sông Ba được hệ thống hóa lại toàn bộ quy trình.
Đối với phân hệ Quản lý tài sản, phần mềm Quản lý bảo trì thiết bị SpeedMaint CMMS cho phép người dùng số hóa tài sản theo yêu cầu. Bên cạnh đó, có thể tạo các vị trí (locations) cho từng tài sản, phân loại tài sản tùy theo hiện trạng của từng nhà máy.
Hoạt động Quản lý bảo trì cũng được tối ưu hóa bằng chức năng cập nhật kế hoạch bảo trì trên app. Đáng chú ý, tính năng nhắc lịch bảo trì đảm bảo các kế hoạch bảo trì định kỳ được thực hiện đúng, hạn chế tình trạng quên lịch, gián tiếp bảo đảm hoạt động mượt mà của máy móc.Cũng trong phân hệ bảo trì, người dùng có thể chủ động tạo các tần suất bảo trì, kiểm tra theo hiện trạng tài sản, hỗ trợ tối đa cho đội ngũ kỹ thuật – bảo trì.
Bên cạnh bảo trì định kỳ, phần mềm có tính năng lưu thông số vận hành , cho phép người dùng tạo các thông báo yêu cầu bảo dưỡng, kiểm tra theo thông số mong muốn. Ví dụ: tuabin cứ 10.000 vòng sẽ sẽ thiết lập bảo trì một lần, theo đó khi chỉ số này của tuabin đạt khoảng 90% đề ra, phần mềm sẽ đưa ra lời nhắc và yêu cầu bảo trì.
Dựa vào kế hoạch bảo trì, người dùng có thể tạo và giao các công việc cụ thể cho từng nhân viên. Trong quá trình thực hiện, người dùng có thể giám sát từ xa qua các báo cáo tiến độ, kết quả công việc một cách công khai, chi tiết. Nhờ vậy, dù ở xa nhà máy nhưng cấp quản lý vẫn có thể nắm bắt toàn bộ được trạng thái quy trình thực hiện công việc bảo trì, sửa chữa máy móc của đội ngũ thực hiện.
Đối với kho vật tư, 931 vật tư trong kho của Sông Ba được cập nhật vào mục kho vật tư, phân chia và gắn trực tiếp với các loại tài sản. Cập nhật chi tiết hoạt động xuất-nhập kho, tài sản tồn kho, phiếu xuất – nhập,… minh bạch hóa mọi thông tin tại kho vật tư.
Khi ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì SpeedMaint CMMS, người dùng không phải mất công tra, rà soát, tập hợp số liệu – thông tin làm báo cáo định kỳ. Thay vào đó, chỉ cần vào mục dashboard và báo cáo, toàn bộ thông tin tổng hợp của từng phân hệ tính năng, công việc thậm chí là thu chi đều được đưa ra dưới dạng biểu đồ, bảng biểu cụ thể, rõ ràng.
Tóm lại, phần mềm Quản lý bảo trì thiết bị SpeedMaint CMMS giúp Sông Ba giải quyết được bài toán quản lý, bảo trì cho 100% thiết bị – máy móc và vật tư của 2 nhà máy. Quy trình xử lý sự cố được phát triển phù hợp với phần mềm nhằm giảm tải bớt các bước thao tác thừa cho người dùng. Sau quá trình chạy thử phần mềm, đội ngũ SpeedMaint tiếp tục thực hiện triển khai, đào tạo phần mềm cho các cán bộ – nhân viên Sông Ba, đồng thời tiếp tục hỗ trợ lâu dài cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Không ngần ngại đầu tư cho công nghệ từ những hoạt động như Quản lý bảo trì thiết bị, hoạt động vận hành của Sông Ba được hỗ trợ đáng kể, giảm bớt nhiều phần áp lực như: chi phí, nhân công, thời gian, … nhưng vẫn đảm bảo sản xuất – kinh doanh đạt chất lượng tốt nhất.
>>> Đọc thêm:
Bảo trì máy công nghiệp bao gồm nhiều hoạt động và nhiệm vụ khác nhau…
Nhằm đáp ứng những yêu cầu này, Viglacera Tiên Sơn đã triển khai phần mềm…
“Just in time" (JIT) là một chiến lược quản lý hàng tồn kho nhằm tối…
WIP là một chủ đề rộng bao gồm mọi thứ diễn ra giữa thời điểm…
Lợi ích của quy trình 5S Quy trình 5S có một số ý nghĩa quan…
Nằm trong lộ trình triển khai phần mềm cho khách hàng, SpeedManit thực hiện đào…
This website uses cookies.