TPM Là Gì?

Để hiểu rõ được “TPM là gì?”, chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của khái niệm này. TPM lần đầu tiên xuất hiện trong ngành sản xuất Nhật Bản vào những năm 1970. Tại thời điểm ấy, các doanh nghiệp Nhật đang áp dụng 2 phương pháp quản lý  TQM ( Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện) và JIT (Just In Time – Đúng sản phẩm, đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm cần thiết).  Cả 2 phương pháp này đều chưa đảm bảo đúng mức việc bảo trì thiết bị.

Trong khi đó, ở Mỹ, việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đã trở thành một triết lý hoạt động của nền công nghiệp sản xuất lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhận thức được chỗ thiếu hụt này, Nhật Bản đã kết hợp tinh thần quản lý chất lượng Nhật với tính hiệu quả bảo trì Mỹ tạo thành phương pháp quản lý TPM.

Vậy cụ thể, TPM là gì? TPM viết tắt cho cụm từ Total Productive Maintenance – Bảo trì năng suất toàn diện. Với phương pháp này, thời gian bảo trì, bảo dưỡng được vào kế hoạch sản xuất. Từ đó duy trì tất cả các thiết bị ở trạng thái tốt nhất, giảm thời gian chết, tránh sự cố và chậm trễ trong quá trình sản xuất.

TPM là một chương trình bảo trì bao gồm nhiều định nghĩa cho quá trình nâng cao hiệu suất quy trình, bảo dưỡng máy móc và thiết bị.

Mục Tiêu Hướng Đến Của TPM Là Gì?

Mục tiêu tối thượng của phương pháp quản lý TPM là gì? Đó là đảm bảo môi trường sản xuất không có bất kỳ sự cố cơ học và xáo trộn kỹ thuật nào, bằng cách trao nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho chính những người vận hành, quen thuộc nhất với thiết bị đó. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và  tạo ra sự đột phá doanh thu cho doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp kiên trì áp dụng phương pháp bảo trì TPM, thì sẽ đạt được 6 mục tiêu nhỏ sau:

– Năng suất (Production): Quản lý hệ thống sản xuất, kế hoạch sản xuất và thay thế phụ tùng, theo dõi các chỉ tiêu một cách chi tiết.

– Quality (Chất lượng): Làm ra sản phẩm chất lượng ngày càng cao.

– Cost (Chi phí): Giảm chi phí phát sinh xuống mức thấp nhất.

– Delivery (Vận chuyển): Giao hàng nhanh nhất.

– Morale (Tinh thần làm việc): Nâng cao tinh thần làm việc của công nhân viên.

– Safely (An toàn): Tạo dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện, tích cực.

Bảo trì năng suất toàn diện là mục tiêu hướng tới của TPM

Cách Áp Dụng TPM Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Bắt đầu từ những năm 1990, lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ thế giới. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải thay đổi tư duy và nhanh chóng học hỏi các lý thuyết, phương pháp mới để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của mình.

TPM được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam

Tại sao các doanh nghiệp Việt cần áp dụng TPM?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến đến các tiêu chuẩn quản lý. Nhiều phương pháp, tiêu chuẩn đã  được áp dụng như:

+ Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng chuẩn hóa quốc tế. Tiêu chuẩn này đảm bảo doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả rõ ràng giúp hoạch định và ổn định sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng; tạo lợi nhuận thông qua nâng cao sự thoả mãn của khách hàng và giải quyết rủi ro và cơ hội liên quan đến bối cảnh và mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Phương pháp 5S từ Nhật Bản giúp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Bao gồm:

  • Sàng lọc (Phân loại, loại bỏ vật dụng không cần thiết)
  • Sắp xếp (Tổ chức lại các vật dụng dễ thấy, dễ tìm, dễ sử dụng nhất)
  • Sạch sẽ (Vệ sinh môi trường làm việc đảm bảo sức khỏe cho công nhân, giảm rủi ro máy móc hỏng hóc do bụi bặm
  • Săn sóc (Luôn kiểm tra thường xuyên 3S trên)
  • Sẵn sàng (Tạo dụng thói quan thực hiện 5S)

+ Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về Quản lý môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

+ Các hương trình sản xuất sạch và xanh

Tóm lại, các phương pháp trên đều chưa đầu tư đúng mức cho khâu bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Có thể nói, hiện nay lĩnh vực sản xuất Việt Nam đang vấp phải bài toán của Nhật Bản 50 năm trước. Điều khác biệt là chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “TPM là gì?” và sẵn sàng áp dụng phương pháp này vào giải quyết các vấn đề tồn tại  nhanh chóng 

Các hoạt động chính của TPM

TPM là gì? Là một trong những bước cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất trong hoạt động chính của TPM

Để áp dụng TPM đúng quy chuẩn, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện 8 hoạt động chính sau:

1) Bảo trì tự quản: Người vận hành máy móc phải biết sửa chữa, bảo trì máy móc khi xuất hiện sự cố.

2) Xây dựng kế hoạch bảo trì: Đưa kế hoạch bảo trì vào trong kế hoạch sản xuất chi tiết. Chắc chắn rằng máy móc chỉ không hoạt động khi ta chủ động dừng để sửa chữa định kỳ.

3) Quản lý chất lượng: Xây hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

4) Cải tiến có trọng điểm: Ưu tiên tập trung nguồn lực, vốn vào các vấn đề quan trọng then chốt trước.

5) Huấn luyện và đào tạo: Xây dựng quy trình đào tạo nhân lực, chuẩn hoá chất lượng nhân sự.

6) An toàn và sức khoẻ: Xây dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện với người lao động.

7) Hệ thống hỗ trợ: Có các đối tác, bộ phận hỗ trợ gián tiếp cho hoạt động TPM.

8) Quản lý từ đầu: Thường xuyên xem xét các khâu trong giai đoạn sản xuất để xử lý các vấn đề phát sinh ngay từ đầu.

Với bài viết trên, hy vọng các doanh nghiệp đã có câu trả lời cho câu hỏi “TPM là gì?”. TPM là phương pháp có khả năng cải thiện toàn vẹn hệ thống sản xuất từ chất lượng máy móc, nhân sự đến sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng phương pháp này vào thực tiễn để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Việt trên thị trường trong nước và quốc tế. 

adminqd

Recent Posts

Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Bước đầu triển khai – vận hành thử nghiệm phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…

1 ngày ago

5 Mẹo bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho doanh nghiệp hiệu quả

Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…

2 ngày ago

Tầm Quan Trọng Của Phần Mềm Quản Lý Bảo Trì Điện Và Năng Lượng

Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…

2 ngày ago

Chiến Lược Quản Lý Vòng Đời Tài Sản Hiệu Quả

Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…

3 ngày ago

Cách Tính OEE Trong Sản Xuất Và  Áp Dụng Hiệu Quả

Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…

3 ngày ago

Gas South và SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật – An toàn”

Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…

3 ngày ago

This website uses cookies.