Tài Nguyên

Đảm bảo an toàn với quy trình bảo dưỡng hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy hay các thiết bị sẽ chẳng có tác dụng khi cần nếu như không được bảo dưỡng đúng cách. Việc có một hệ thống PCCC là chưa đủ mà cần có một quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC hiệu quả để phục vụ kịp thời khi có sự cố phát sinh. 

Trong đó, các quy định xung quanh việc giữ an toàn cháy nổ và các thiết bị cần thiết là rất quan trọng. Những quy định này cho biết các doanh nghiệp và địa điểm thương mại cần có một kế hoạch và nhân sự để quản lý vấn đề an toàn cháy nổ, đặc biệt trong việc tổ chức kế hoạch thoát hiểm khi có cháy và đánh giá rủi ro do hỏa hoạn. 

Hệ thống Phòng cháy chữa cháy là gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy được hiểu là các thiết bị, công cụ, phương tiện và các yếu tố khác trong cơ sở doanh nghiệp hoặc đơn vị góp phần ngăn ngừa hỏa hoạn cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về cháy nổ. 

Được bao gồm các thiết bị sau:

  • Chuông báo cháy
  • Cửa cứu hỏa
  • Bình chữa cháy
  • Chiếu sáng khẩn cấp
  • Hệ thống phun nước
  • Chăn chịu nhiệt
  • Cuộn vòi chữa cháy
  • Bảng chỉ dẫn
  • Đuốc an toàn

Tùy thuộc vào quy mô và loại mặt bằng, không nhất thiết tòa nhà nào cũng yêu cầu tất cả những thiết bị và dụng cụ trên. Tuy nhiên dù là thiết bị nào cũng cần được bảo trì và kiểm tra thường xuyên.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì?

Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC là gì?

Bất kỳ yếu tố an toàn cháy nổ nào được lắp đặt trong cơ sở doanh nghiệp, đơn vị cũng cần được duy trì việc bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động tốt mỗi khi xảy ra sự cố. Trong đó, điều cần thiết là phải thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra này. Không chỉ để đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn pháp luật và tiết kiệm chi phí, mà còn là bảo vệ sức khỏe và tính mạng đội ngũ nhân viên khách ra vào cơ quan. 

Việc doanh nghiệp có thể bảo dưỡng thường xuyên tất cả các thiết bị là tốt nhất so với việc khi đã quá muộn, sẽ làm phát sinh chi phí sửa chữa và thay thế. 

Làm thế nào để duy trì quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC hiệu quả

Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC được bao gồm những quy tắc thực hành về thiết kế, lắp đặt và vận hành bảo trì hệ thống phát hiện và báo cháy trong các cơ sở tòa nhà, cơ quan, trường học,…

Tuy không có một quy định cụ thể về thời gian cần thiết trong việc bảo trì hệ thống PCCC, nhưng tiêu chuẩn an toàn khuyến cáo rằng hệ thống báo cháy cần được bảo dưỡng ít nhất 6 tháng một lần. Ở những cơ sở có quy mô lớn, lời khuyên được đưa ra là nên bảo dưỡng những thiết bị, máy móc trong hệ thống PCCC theo quý bởi mức độ phức tạp và chứa nhiều thành phần của những hệ thống này. 

Trong đó, tiêu chuẩn an toàn nêu ra 3 lý do chính để thực hiện bảo trì và kiểm tra hệ thống báo cháy theo định kỳ là:

  • Xác định bất kỳ sự cố nào được báo hiệu và thực hiện các biện pháp khắc phục
  • Đảm bảo không có sự cố lớn trong toàn bộ hoặc một phần hệ thống PCCC
  • Thực hành cho những người trong tòa nhà, khu vực phản ứng tốt với tín hiệu báo cháy
Làm thế nào duy trì hệ thống báo cháy hoạt động hiệu quả?

Bảo trì bình chữa cháy trong hệ thống PCCC

Các bình chữa cháy cần được kiểm tra định kỳ hàng năm để đảm bảo luôn trong tình trạng hoạt động tốt khi cần được sử dụng. Những thiết bị và dụng dụng phục vụ trong hệ thống PCCC cần được kiểm tra và bảo dưỡng bởi những kỹ thuật có chuyên môn nhất định trong việc bảo trì hệ thống PCCC. 

Trong đó, việc bảo trì bình chữa cháy được ưu tiên hàng đầu, sẽ bao gồm một số yếu tố cần kiểm tra như: 

  • Hạn sử dụng bình chữa cháy
  • Trọng lượng và áp suất tiêu chuẩn
  • Bình chữa cháy kém chất lượng, hàng giả, không đúng tiêu chuẩn,…
  • Chốt và ống dẫn hoạt động tốt
  • Các hướng dẫn đi kèm rõ ràng
  • Bình chữa cháy trong tình trạng tốt (không hở, xì van, móp méo,…)

Cùng với những yếu tố kiểm tra đó, những kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ có những hoạt động kiểm tra đi vào chi tiết hơn để có thể phát hiện ra sự cố trên bình chữa cháy hay các thiết bị trong hệ thống PCCC. 

Tham khảo thêm:
Quy trình bảo trì năng suất toàn diện cần biết cho doanh nghiệp
Các yếu tố bảo trì có kế hoạch trong Quản lý bảo trì CMMS
CMMS và các lợi ích khi áp dụng bảo trì dự phòng TPM

Leo

Recent Posts

Quản lý bảo trì chuẩn HACCP trong ngành thực phẩm: Bí quyết tăng hiệu suất với SpeedMaint CMMS

Tại Việt Nam tiêu chuẩn hóa và kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng…

2 tuần ago

Tăng tốc hiệu suất, giảm tải thủ công – Kết quả thực tế từ Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường

Đối mặt với những vấn đề về bảo trì bị động, dữ liệu phân tán…

2 tuần ago

[Tải Miễn Phí] Tài Liệu Quản Lý Sản Xuất PDF: Kiến Thức Cần Thiết

Quản lý sản xuất là khía cạnh then chốt trong hoạt động của bất kỳ…

2 tuần ago

Tổng Hợp Các Mẫu SOP Chuẩn (Quy trình vận hành tiêu chuẩn) cho lĩnh vực sản xuất

SOP (Quy trình vận hành tiêu chuẩn) là một tài liệu hướng dẫn chi tiết…

2 tuần ago

Từ bị động đến chủ động – Bibica quản lý 2000 tài sản cùng 250 công việc mỗi tháng chỉ với #1 phần mềm

Với 34 năm phát triển, Bibica quyết tâm không để bị bỏ lại bởi những…

3 tuần ago

[Tải Miễn Phí] Mẫu Form Đánh Giá Hiệu Suất Nhân Viên Sản Xuất

Trong bất kể lĩnh vực ngành nghề nào việc đánh giá hiệu suất nhân viên…

3 tuần ago

This website uses cookies.