Công ty TNHH SX-TM-DV Cường Vinh (http://cuongvinh.com/) là đơn vị chuyên sản xuất các loại động cơ quạt điện và động cơ điện. Trải qua hơn 25 năm thành lập, từ năm 1995 đến 2020, doanh nghiệp Cường Vinh đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với 65% thị trường xuất khẩu và 35% thị trường trong nước. Khách hàng của Cường Vinh ngoài nội địa còn đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau như: Thái Lan, Philippine, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Banglades, Myanmar, Nigiêria, Ai Cập, Jordan, Cuba, Brazil…
Nắm vững tinh thần của doanh nghiệp là cung cấp những động cơ điện chất lượng cao nhất cho các khách hàng đến từ mọi nơi trên thế giới, công ty luôn luôn cần phải có một hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có hiệu suất cao nhất, đảm bảo không xảy ra sự cố ngoài ý muốn, nguy cơ hỏng máy đình trệ tiến độ hay lỗi dây chuyền gây đầu ra sản phẩm kém chất lượng.
Chính vì nhu cầu đó mà công ty Cường Vinh sau nhiều lần nghiên cứu đã quyết định tham gia chương trình triển khai thí điểm công cụ bảo trì năng suất toàn diện TPM tại dây chuyền đúc nhôm phân xưởng 3 trong 11 tháng từ tháng 08/2018 đến 06/2019.
Đọc thêm: TPM là gì? Cách áp dụng TPM tại các doanh nghiệp Việt Nam?
Ban triển khai bảo trì TPM của công ty bao gồm các chuyên gia tư vấn triển khai TPM cùng 22 thành viên đến từ các bộ phận liên quan như: phòng hành chính, kế toán, mua hàng và các nhân viên vận hành, bảo trì, QC của phân xưởng 3. Trong đó, Trưởng ban triển khai chính là Phó Tổng giám đốc công ty và Phó ban là Quản đốc của Phân Xưởng 3.
Quy trình đầu tiên khi triển khai thí điểm TPM là hoàn tất chương trình 5s, mục tiêu ứng dụng lợi ích của 5s để tạo động lực triển khai chương trình TPM tổng thể, Công ty đã nhận được chứng nhận của Bộ Công Thương vào tháng 12/2018 để sẵn sàng cho việc triển khai quy trình bảo trì hiệu suất tổng thể.
Cùng với sự phối hợp của con người cũng như kết hợp chặt chẽ kế hoạch triển khai tại các hạng mục lưu trữ dữ liệu vận hành, bảo trì, thời gian ngừng máy, thu thập lỗi…., Ban triển khai TPM có thể tính toán được chỉ số OEE hằng ngày và tổng hợp để tính OEE trung bình theo tháng, chính điều này cũng giúp chương trình đảm bảo được năng suất ổn định và đạt các chỉ tiêu do ban lãnh đạo đề ra.
Đặc biệt, những lỗi ngừng máy được thu thập thường xuyên giúp xác định mã lỗi mà dây chuyền đúc nhôm thường gặp phải và đo lường được MTBF của từng mã lỗi cụ thể. Từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục và bảo trì phòng ngừa phù hợp để kiểm soát tốt tỷ lệ các lỗi này phát sinh.
Với những nỗ lực trong suốt 11 tháng triển khai thí điểm chương trình bảo trì TPM, công ty Cường Vinh nói chung và đơn vị tham gia TPM trong phân xưởng 3 nói riêng đã thu được rất nhiều con số ấn tượng về kết quả đạt được. Cụ thể,
Trong năm 2019, công ty đã thực hiện được 10 chủ đề cải tiến, với 6 chủ đề mang lại hiệu quả lâu dài. Tổng chi phí tiết kiệm từ hoạt động cải tiến trọng điểm của công ty từ tháng 05/2019 đến tháng 12/2019 là 286,5 triệu đồng.
Chỉ số OEE của dây chuyền đúc nhôm tăng từ 48% (tháng 02/2019 – lúc bắt đầu thực hiện) lên 69% (tháng 06/2019 – khi quá trình thí điểm kết thúc). Trong đó tháng cao nhất đạt OEE tới 74.5%.
Quá trình triển khai thí điểm TPM đã giúp công ty tiết kiệm được lượng xỉ nhôm có giá trị tương đương 285 triệu đồng từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2019.
Công ty giảm được thời gian ngừng máy tương đương với thời gian sản xuất thêm 8400 sản phẩm/tháng.
Tỷ lệ lỗi được kiểm soát tốt, Tăng độ ổn định của máy móc thiết bị.
Mức tiêu thụ năng lượng tại dây chuyền được kiểm soát tốt và giảm thiểu.
Dữ liệu vận hành và bảo trì được thu thập đầy đủ, việc tính toán OEE được thực hiện thường xuyên giúp giám sát chặt chẽ tình trạng tài sản và xây dựng các chiến lược bảo trì phòng ngường PM phù hợp.
Toàn bộ các thành viên ban triển khai TPM và nhân viên vận hành dây chuyền đúc đã xây dựng được thói quen thực hiện và duy trì các hoạt động của TPM.
Từ những kết quả đạt được, đội ngũ triển khai TPM của công ty tiếp tục duy trì kế hoạch và mở rộng phạm vi áp dụng tới các dây chuyền khác, từ tháng 06/2019 đến tháng 03/2020, đồng mở rộng phạm vi cho một công ty vệ tinh của Cường Vinh vào tháng 01/2020.
Tin rằng với nỗ lực và kế hoạch triển khai bảo trì TPM cùng sự hợp tác từ các bộ phận, phòng ban, doanh nghiệp Cường Vinh sẽ đạt được đúng mục tiêu và tinh thần xuyên suốt thời gian hoạt động của mình, đồng thời tiến xa hơn trên bản đồ thị trường sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng cơ điện.
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phối hợp cùng SpeedMaint thực hiện đào…
Khi nói đến việc vận hành một doanh nghiệp sản xuất trơn tru, việc bảo…
Ngành công nghiệp điện và năng lượng là một trong những ngành thiết yếu trong…
Nếu bạn đang mệt mỏi khi thấy tài sản của mình ngày càng mất giá…
Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE là một chuẩn mực và cũng là cơ…
Gas South cùng SpeedMaint khởi động Dự án “Phần mềm Quản lý Kỹ thuật –…
This website uses cookies.